Với mục đích khơi dậy niềm đam mê sáng tạo trong lứa tuổi thanh thiếu niên, nhi đồng, từ đó tìm kiếm và phát hiện những ý tưởng, sáng kiến, khuyến khích các em áp dụng vào đời sống sinh hoạt, học tập. Nhiều năm qua, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Nghệ An luôn được đánh giá là một trong những địa phương có phong trào thi đua sáng tạo kỹ thuật khá mạnh, luôn duy trì tốt cuộc thi và đã gặt hái được nhiều thành công cả về công tác tổ chức lẫn số lượng, chất lượng đề tài tham gia. Cuộc thi đã góp phần giúp giới trẻ trong tỉnh có cơ hội giao lưu, học hỏi, phát triển bản thân, thể hiện niềm đam mê, sức sáng tạo và năng khiếu của mình, các em có cơ hội sáng tạo và vận dụng các kiến thức được học trong nhà trường vào thực tiễn cuộc sống; được giao lưu, học hỏi và rèn luyện kỹ năng thuyết trình, sự tự tin trước đám đông.
Các mô hình, sản phẩm tham dự cuộc thi thuộc các lĩnh vực sau: Đồ dùng dành cho học tập; Phần mềm tin học; Sản phẩm thân thiện với môi trường; Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em; Các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.
Qua cuộc thi các năm, cho thấy hầu hết các mô hình của tác giả, nhóm tác giả dự thi đều có sự nghiên cứu, tìm tòi và đầu tư lớn về thời gian, kỹ thuật. Các sản phẩm, đề tài đều mang ý tưởng mới, sáng tạo, nhiều mô hình có giá trị KT-XH, ứng dụng khả thi trong đời sống, giảng dạy và học tập. Những mô hình sản phẩm tham gia cuộc thi đã thể hiện được tư duy sáng tạo của các em trong lứa tuổi thanh, thiếu niên, nhi đồng, các giải pháp dự thi cho thấy từ những ước mơ, khát vọng giải quyết các yêu cầu đòi hỏi của việc học tập, sinh hoạt và cuộc sống thường ngày, các em đã tận dụng những vật liệu phế thải làm ra các mô hình như trên và hầu hết các giải pháp được các tác giả quan tâm đến môi trường sống và môi trường học tập của các em.
Ban tổ chức cuộc thi (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật, Tỉnh đoàn, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và Đào tạo...) phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương, nhà trường và phụ huynh học sinh đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, khuyến khích giúp các em nuôi dưỡng ước mơ, khả năng tư duy, tìm tòi, sáng tạo của các em thanh, thiếu niên, nhi đồng trong tỉnh đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học; đồng thời mong muốn các em tiếp tục theo đuổi đam mê, phát huy những thành quả đã đạt để ngày càng có thêm nhiều sản phẩm, đề tài nghiên cứu khoa học thiết thực, gần gũi với cuộc sống.
Ðể cuộc thi ngày càng hiệu quả, đúng tiêu chí, đẩy mạnh phong trào sáng tạo của học sinh, với ý nghĩa tích cực, thiết thực của cuộc thi, chúng tôi xin chia sẽ một số kinh nghiệm trong việc tham gia cuộc thi:
Về Công tác tuyên tuyền: Các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là các phòng giáo dục, các trường đẩy mạnh tuyên truyền vận động tham gia Cuộc thi với nhiều hình thức, đa dạng, và xác định là nhiệm vụ thường xuyên của các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị,... gắn hoạt động cuộc thi với công tác thi đua khen thưởng, sáng kiến, kinh nghiệm, giải pháp công tác trong các đơn vị trong trường học, tổ chức cơ sở đoàn để xét thi đua hàng năm.
Về lĩnh vực dự thi: ưu tiến thứ tự các lĩnh vực sau: Sản phẩm thân thiện với môi trường; Các giải pháp kỹ thuật nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế; Đồ dùng dành cho học tập; Phần mềm tin học; Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em.
Về hồ sơ dự thi: Nội dung thuyết minh Nên có hình vẽ, hình ảnh (màu), hoặc VIDEO để minh họa. Cần nêu rõ tính mới: Nêu rõ sự khác biệt của mô hình/sản phẩm so với mô hình/sản phẩm trước đó; Tính năng của mô hình/sản phẩm; Quá tình chế tạo/vận hành mô hình/sản phẩm; Công dụng, năng suất, chất lượng của "sản phẩm" được tạo ra. Tính sáng tạo: áp dụng phương pháp tiếp cận mới? phát triển sản phẩm mang tính sáng tạo không?
Đối với các nhà trường, phòng giáo dục: Thành lập các câu lạc bộ sáng tạo trong môi trường học tập và làm việc, điển hình như các câu lạc bộ Toán – Lý, câu lạc bộ Hóa – Sinh, CNTT, câu lạc bộ khoa học, khéo tay hay làm... từ đó phát hiện những ý tưởng hay, giúp các em hoàn thiện các sản phẩm tham gia dự thi....
Xây dựng Ngân hàng ý tưởng từ học sinh và giáo viên, phong trào thi đua giữa các lớp, đoàn trường, ý tưởng xung quanh cuộc sống, học tập, lao động.
Kêu gọi xã hội hóa, đóng gó, hỗ trợ cơ sở vật chất và thành lập quỹ sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng từ các cựu hoạc sinh, phụ huynh, doanh nghiệp trên địa bàn.
Ban giám hiệu nhà trường để thành lập các nhóm hỗ trợ nghiên cứu; tổ chức các semina mời các thầy có kinh nghiệm chia sẽ, trao đổi với các em học sinh về cách phát hiện vấn đề, tổ chức triển khai....
Liên hiệp các Hội khoa học Kỹ thuật tỉnh tiếp tục tạo điều kiện, khuyến khích thanh, thiếu niên và nhi đồng tích cực tham gia cuộc thi, đồng thời khơi dậy tiềm năng, phát huy tư duy sáng tạo, tạo sân chơi khoa học và bổ ích cho thanh, thiếu niên và nhi đồng trong toàn tỉnh, gắn hiệu quả Cuộc thi với sáng tạo và khởi nghiệp; hỗ trợ hoàn thiện sản phẩm, đưa các giải pháp đạt hiệu quả vào thực tiễn thông qua các chương trình, tổ chức như: Chương trình hỗ trợ phát triển khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, Quỹ phát triển tài năng,...