MÔ HÌNH ỨNG DỤNG HỆ THỐNG GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN CANH TÁC THÔNG MINH TRONG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

Thứ năm - 18/11/2021 23:40 1.253 0
Hệ thống điều khiển giám sát
Hệ thống điều khiển giám sát
Trong bối cảnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ cả về bề rộng lẫn chiều sâu, các nền nông nghiệp đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức trong phát triển khi nhu cầu tiêu thụ nông sản được mở rộng về thị trường nhưng đồng thời đòi hỏi về chất lượng cũng trở nên khắt khe và chặt chẽ hơn thì việc phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao đang là xu thế của thời đại.
Nông nghiệp Công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp, với viếc ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ tự động hoá, cơ giới hoá, tin học hoá…. nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn, hiệu quả. Sản phẩm của sản xuất Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao đáp ứng các đặc trưng cơ bản như: Có ưu thế nổi trội về phẩm chất (như hương vị đặc trưng, thành phần dinh dưỡng,…); Đáp ứng các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm; Tạo ra một lượng sản phẩm lớn, năng suất cao, chất lượng tốt và đặc biệt là thân thiện với môi trường; Chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu do đó quy mô sản xuất được mở rộng.
Như vậy, sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao cần hội đủ các yếu tố cả về phẩm chất lẫn về tiêu chuẩn sạch, an toàn cho người tiêu dùng. Đây là những yếu tố mang lại lợi thế cạnh tranh cao cho nông sản chất lượng cao trên thị trường tiêu thụ thông thường cũng như những thị trường khắt khe, khó tính.
Nhằm thúc đẩy sự tự động hoá trong sản xuất nông nghiệp, chủ động trong canh tác không phụ thuộc vào mùa vụ và các yếu tố môi trường tác động,  đồng thời phát huy truyền thống nông nghiệp là một thế mạnh của Việt Nam, đưa sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao đủ sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế, giảng viên Nguyễn Thành Vinh, khoa điện tử công nghiệp, Trường CĐ nghề KTCN Việt Nam – Hàn Quốc đã nghiên cứu mô hình ứng dụng Hệ thống giám sát và điều khiển canh tác thông minh có chức năng giám sát và điều khiển được các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng như nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, thông gió và tưới nước cho cây, giúp cây phát triển tốt hơn, an toàn hơn, năng suất cao hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn.
Mô hình đã ứng dụng nguyên lý hiệu ứng nhà kính để tạo ra môi trường thuận lợi nhất cho sản xuất nông nghiêp cũng như ứng dụng các thành tựu công nghệ khác để tạo ra các cơ sở trồng trọt chăn nuôi hiện đại, không phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu đã khiến nông dân chủ động được kế hoạch sản xuất của mình cũng như khắc phục được tính mùa vụ nghiệt ngã trong sản xuất nông nghiệp. Do không phụ thuộc mùa vụ và thời tiết nên có thể cho ra đời các sản phẩm nông nghiệp trái vụ có giá bán cao hơn và do đó đạt lợi nhuận cao hơn các sản phẩm chính vụ. Không những vậy, hiệu ứng nhà kính với các môi trường nhân tạo được tạo ra đã tránh được các rủi ro thời tiết, sâu bệnh và hiển nhiên là năng xuất cây trồng vật nuôi trên một đơn vị đất đai sẽ tăng lên, sản phẩm nhiều lên thì tất yếu thị trường được mở rộng hơn.
Hệ thống đã được xây dựng, triển khai và chạy thử nghiệm tại Trường Cao Đẳng Nghề Kỹ Thuật Công Nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc và Công ty cổ phần tư vấn và đầu tư V.Green bước đầu hoạt động tốt hứa hẹn đem lại nhiều lợi ích đáng kể. Đây là công nghệ mới giúp nông dân và doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm nguyên liệu đầu vào, nâng cao hiệu quả, năng suất và lợi nhuận trong hệ thống sản xuất nông nghiệp.
Đặc biệt, với giá thành hợp lý, hiệu quả kinh tế cao và làm chủ công nghệ hoàn toàn từ việc thiết kế xây dựng phần cứng đến phần mềm cho các nút cảm biến hoạt động nên giá thành của sản phẩm không cao, ít phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và phù hợp với thị trường tại Việt Nam. Mô hình này có thể được phát triển và ứng dụng rộng rãi cùng với các chuyên gia nông nghiệp để tìm ra bộ thông số tối ưu cho mỗi loại cây trồng phù hợp cho mỗi địa phương, phát huy được tiềm năng và thế mạnh của sản xuất tại địa phương để tạo ra sản phẩm năng suất cao và giá trị được lợi nhuận trên đầu tư của mình bằng cách tiết kiệm các chi phí có liên quan./.

Tác giả bài viết: Hữu Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây