Một số cách khắc phục tại nhà chứng ho dai dẳng sau nhiễm trùng hô hấp

Chủ nhật - 18/09/2022 21:23 305 0
Ho sau nhiễm trùng là tình trạng ho kéo dài do nhiễm trùng đường hô hấp trên, như cảm lạnh thông thường hoặc cúm, thậm chí là COVID-19… kéo dài đến 8 tuần sau khi nhiễm trùng đã khỏi.
Mục tiêu của điều trị là làm dịu các triệu chứng trong khi bạn hồi phục. Bên cạnh việc dùng thuốc, các biện pháp khắc phục tại nhà rất quan trọng sẽ hỗ trợ tốt hơn trong điều trị, giúp người bệnh phục hồi nhanh hơn.
1. Sử dụng tinh dầu
Có thể sử dụng tinh dầu bạch đàn hoặc tinh dầu khuynh diệp… Các loại tinh dầu này có tác dụng làm dịu cơn ho bằng cách làm long đờm. Người bệnh có thể hít hơi nước có pha tinh dầu (nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát nước nóng rồi hít) hoặc có thể thoa sản phẩm không kê đơn có chứa tinh dầu lên vùng da trên ngực.
Lưu ý, không sử dụng tinh dầu cho trẻ em dưới 2 tuổi, hoặc khi người đang mang thai hoặc đang cho con bú. Không được nuốt tinh dầu vì có thể gây độc nếu dùng qua đường miệng.
Ngay cả khi hít hoặc bôi lên da, tinh dầu có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác nhau, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ để tránh sự tương tác bất lợi này nếu người bệnh đang dùng các thuốc điều trị khác.
2. Thức uống nóng với mật ong
Uống trà pha với mật ong là một phương pháp chữa ho cổ điển tại nhà. Mật ong có đặc tính chống oxy hóa và kháng khuẩn.
Đối với người lớn bị ho sau nhiễm trùng hô hấp, uống cà phê với mật ong cũng được chứng minh là có tác dụng làm dịu cơn ho.
Trong một nghiên cứu, gần 100 người lớn tham gia bị ho bán cấp hoặc mãn tính sau nhiễm trùng được yêu cầu uống một dung dịch đặc biệt có chứa cà phê/mật ong. Sau khi uống dung dịch 8 giờ một lần trong một tuần, các nhà khoa học đo tần suất ho của những người tham gia. Kết quả cho thấy hỗn hợp mật ong và cà phê có tác dụng làm dịu cơn ho của những người tham gia tương đường với những người dùng thuốc long đờm.
Các chuyên gia nghi ngờ chất caffeine trong cà phê có đặc tính chống viêm và có thể giúp mở đường hô hấp giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.
Do nguy cơ ngộ độc ở trẻ sơ sinh có thể nguy hiểm đến tính mạng, vì vậy không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Ngoài ra, cũng nên tránh cho trẻ uống trà hoặc cà phê có chứa caffein.
3. Dùng máy tạo độ ẩm
F0 bị ho khan, dùng thuốc gì?
Bài tập tại nhà cho F0 bị ho có đờm và tắc nghẽn phổi
F0 bị ho có đờm, dùng thuốc trị ho nào?
Bằng cách giải phóng hơi ẩm vào không khí, máy tạo độ ẩm có thể giúp làm sạch chất nhầy và giảm ho. Một số máy tạo độ ẩm có tính năng cho phép bạn thêm các loại tinh dầu như dầu khuynh diệp hoặc dầu bạc hà để giảm ho.
Đối với trẻ em, hãy đảm bảo sử dụng máy tạo ẩm dạng phun sương mát mẻ. Máy làm ẩm hoặc máy tạo hơi nước dạng phun sương ấm có thể làm bỏng con bạn nếu chúng đến quá gần hơi nước.
Ngoài ra, hãy vệ sinh máy tạo ẩm hàng ngày (nếu có thể), để ngăn vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
4. Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm ho bằng cách làm lỏng và rửa sạch đờm trong cổ họng.
Để súc miệng bằng nước muối, hãy thêm một nửa thìa cà phê (thìa cà phê) muối vào một cốc nước ấm và hòa tan. Sau đó, nhấp một ngụm nước muối, ngửa đầu ra sau, súc miệng trong khoảng 10 giây rồi nhổ ra.
Nếu bạn không chắc liệu con mình có thể khạc nước ra một cách đáng tin cậy hay không, bạn nên tránh để chúng thử cách này.
5. Cách phòng ngừa
Bạn có thể thực hiện một số bước đơn giản để ngăn ngừa phát triển bệnh đường hô hấp trên và ho sau nhiễm trùng sau đó.
Các bước này bao gồm:
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước.
Giảm thiểu tiếp xúc gần với những người đang ho hoặc hắt hơi.
Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng.
Thường xuyên khử trùng các khu vực chung trong nhà và nơi làm việc của bạn.
Luôn cập nhật về việc tiêm phòng (ví dụ: Cúm, viêm phổi, COVID-19…)
13 biện pháp khắc phục tại nhà cho F0 bị ho khan
Nếu bạn không may bị bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, việc cho cơ thể nghỉ ngơi là rất quan trọng. Mặc dù nó không đảm bảo rằng bạn sẽ tránh được cơn ho sau nhiễm trùng, nhưng nó sẽ giúp cơ thể có cơ hội phục hồi nhanh chóng và hoàn toàn. Các nghiên cứu cho thấy nguy cơ mắc các bệnh ho sau nhiễm trùng tăng lên theo thời gian mắc bệnh.
Một yếu tố khác có thể góp phần vào nguy cơ bị ho sau nhiễm trùng là quá trình điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nếu chất nhầy tích tụ nhiều, cần dùng thuốc long đờm để giúp làm sạch chất nhầy thay vì để nó đọng lại trong phổi. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng các thuốc này.
Tránh các chất kích ứng tiềm ẩn trong môi trường có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm cơn ho của bạn, chẳng hạn như khói bụi.
Nếu ho kéo dài từ tám tuần trở lên hoặc không cải thiện bằng các liệu pháp điều trị tại nhà hoặc OTC, người bện cần đi khám, đặc biệt nếu ho kèm với các triệu chứng đang lo ngại như nôn mửa hoặc sụt cân…

Tác giả bài viết: Hoàng Thu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây