YÊU CẦU KỶ THUẬT ĐỐI VỚI RUỘNG MÍA LƯU GỐC

Thứ năm - 24/09/2020 23:38 97 0
YÊU CẦU KỶ THUẬT ĐỐI VỚI RUỘNG MÍA LƯU GỐC


    Mía là cây công nghiệp, cây hàng năm có giá trị cao trong nền kinh tế quốc dân. Là cây có ưu thế trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở những vùng đất cao chưa chủ động nước tưới, những vùng đất cao cưỡng trồng một vụ lúa, một vụ màu kém hiệu quả và những vùng đất kém hiệu quả đối với những loại cây trồng khác.
       Hiện tại đang là mùa thu hoạch mía của người dân trồng mía và các công ty mía đường trên địa bàn tỉnh Nghệ an. Công tác thu hoạch được kết hợp và song hành cùng công tác trồng mới và bảo vệ, phát triển ruộng mía lưu gốc. Việc áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất để nhằm nâng cao hiệu quả của cây mía cho người nông dân là vô cùng cần thiết và cấp bách. Vì thế chúng tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số yêu cầu kỷ thuật quan trọng  đối với ruộng mía lưu gốc, để giúp người trồng mía có thể áp dụng có hiệu quả, tăng năng suất và thu nhập cho gia đình mình và xã hội.
1. Bạt gốc sớm.
    Có thể bạt gốc ngay sau khi thu hoạch hoặc cùng một lúc: chặt mía xong bạt gốc luôn để khắc phục hiện tượng trồi gốc. Dùng quốc sắc bén hoặc dao phát sắc chặt sát mặt đất những gốc còn cao (tránh dập nát gốc mía). Chỉ để lại phần dưới cùng dài 6-10 cm, bao gồm 3-5 đai rể, tức có từ 3-5 mầm ngầm là vừa. Mía vun gốc càng cao thì phải quốc càng sâu.
2. Tủ lá và cày lọng gốc.
  - Thay vì đốt lá chúng ta nên tủ lá để tăng độ tơi xốp của đất, cung cấp thêm chất hữu cơ cho đất, hạn chế cỏ dại, tăng sự phát triển của vi sinh vật và côn trùng có ích.
+ Cách tủ: Tủ xen kẻ (Một hàng tủ một hàng không, luân phiên thay đổi giữa các vụ).
  - Cày lọng gốc: Cày cắt hai bên gốc làm đứt rể già, làm cho đất tươi xốp và diệt trừ cỏ dại.
3. Bón đủ phân và bón sớm.
      Sau khi cày bừa lọng gốc xong (cày xả), tiến hành bón lót đầy đủ các loại phân như bón lót cho mía tơ, lượng phân bón có thể tăng hơn 15-20% so với mía tơ. Bón xong phải lấp đất để bảo vệ phân bón và gốc mía. phải lấp đất vừa ngang với mặt cắt mía.
* Lượng phân bón:
 - Bón lót:
    + Phân chuồng (hoặc phân hữa cơ vi sinh tự sản xuất từ chế phẩm EMIC): 1400kg-1700kg/ha.
    + Vôi: 500-700 kg/ha
 + Phân hữu cơ vi sinh NPK 3:5:3 do các Công ty mía đường sản xuất: 1700-2000kg/ha.
  • Bón thúc:
      + Đợt 1 (Khi mía 4-5 lá thật).
       Bón phân HC vi sinh NPK 3:5:3; 1000-1200kg /ha. Hoặc phân HCVS NPK 8:4:8 (do các công ty mía đường sản xuất): 600-700kg /ha.
      + Đợt 2 ( Khi mía 9-12 lá).
       Bón phân vi sinh NPK 3:5:3; 60-120kg/ha. hoặc phân VS NPK 8:4:8; 40-60kg/ha
  • Trường hợp không sữ dụng phân bón vi sinh do công ty mia đường sản xuất thi bón như sau:
- Bón lót:
    + Phân chuồng (hoặc phân hữa cơ vi sinh tự sản xuất từ chế phẩm EMIC): 1400kg-1700kg/ha.
    + Vôi: 500-700 kg/ha
    + Phân lân: 600-700kg/ha
    + Đạm: 150-200kg/ha
    + Kli: 20-30kg/ha
  • Bón thúc lần 1: 200-250kg đạm/ha
  • Bón thúc lần 2: 150-200kg đạm/ha; 20-25kg Kli/ha
4. Giặm gốc sớm.
    Có thể chuyển từ chổ dày sang giặm chổ thưa hoặc trồng ươm một số trước đó để giăm gốc và giăm mầm (Khi mía kết thúc nảy mầm)

Tác giả bài viết: Nhân Sang

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây