10 ứng dụng hàng đầu của ChatGPT trong ngành chăm sóc sức khỏe

Thứ hai - 27/02/2023 05:08 573 0
ChatGPT hay Chat Generative Pre-training Transformer là công cụ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, vận hành bằng trí tuệ nhân tạo (AI), ra mắt vào tháng 11 năm 2022 bởi Công ty OpenAI (Mỹ). Các chuyên gia cho rằng, đây là một nền tảng đầy triển vọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Một trong những lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trên toàn thế giới là lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, lĩnh vực này luôn thay đổi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bệnh nhân.
Chatbot được hỗ trợ bởi AI hiện là một công cụ quan trọng đối với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhờ những tiến bộ công nghệ, mang lại một số lợi thế cho cả bệnh nhân và chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Chatbot là một phần mềm, ứng dụng được hỗ trợ bởi AI nhằm giúp con người quản lý các cuộc trò chuyện, tương tác với người dùng bằng âm thanh hoặc tin nhắn văn bản thay vì trao đổi trực tiếp với người thật.
Một trong những chatbot AI được yêu thích nhất hiện nay là ứng dụng ChatGPT, có nhiều ứng dụng trong ngành chăm sóc sức khỏe. Các khả năng của ChatGPT gần đây đã nhận được rất nhiều sự chú ý của giới truyền thông. Với khả năng hiểu ngôn ngữ tự nhiên vượt trội, nó được coi là công nghệ tiên tiến nhất trong AI đàm thoại.
Sau đây là 10 ứng dụng hàng đầu của ChatGPT trong ngành chăm sóc sức khỏe:
1. Trợ lý ảo cho bệnh nhân: ChatGPT có thể được sử dụng như một trợ lý ảo cho bệnh nhân, đưa ra các khuyến nghị và lời khuyên dựa trên tiền sử bệnh, các triệu chứng hiện tại và các yếu tố liên quan khác. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng ChatGPT làm trợ lý ảo để truy cập vào hệ thống thông tin về sức khỏe để biết được tình trạng bệnh của họ. Bệnh nhân có thể sử dụng chatbot để đặt câu hỏi về các triệu chứng, quy trình y tế, cách sử dụng thuốc và chatbot sẽ đưa ra các câu trả lời một cách chính xác cho bệnh nhân.
2. Công cụ kiểm tra triệu chứng: Là công cụ kiểm tra triệu chứng, ChatGPT có thể hỗ trợ bệnh nhân xác định các triệu chứng của họ và lựa chọn cách xử lý tốt nhất. Chatbot có thể hỏi bệnh nhân về các triệu chứng của họ và đưa ra danh sách các chẩn đoán tiềm năng cũng như hướng dẫn về những việc cần làm tiếp theo.
3. Giáo dục bệnh nhân: Bệnh nhân có thể sử dụng ChatGPT để biết được về tình trạng sức khỏe, cho phép họ tự lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách tối ưu và hiệu quả nhất. Chatbot có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào mà bệnh nhân đưa ra và cung cấp cho họ thông tin về các phương pháp điều trị, thuốc men và thay đổi lối sống.
4. Thử nghiệm lâm sàng: ChatGPT có thể được sử dụng trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng để giúp tuyển dụng người tham gia và thu thập dữ liệu. Chatbot có thể thông báo cho bệnh nhân về các cuộc thử nghiệm lâm sàng và hỗ trợ xác định xem họ có đủ điều kiện hay không.
5. Hỗ trợ quyết định lâm sàng: Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể sử dụng ChatGPT như một công cụ hỗ trợ quyết định lâm sàng để hỗ trợ họ đưa ra các quyết định sáng suốt về chăm sóc bệnh nhân. Chatbot có thể thông báo cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các phương pháp điều trị, thuốc men và quy trình chẩn đoán, đồng thời hỗ trợ họ lựa chọn cách điều trị tốt nhất.
6. Giám sát từ xa: ChatGPT có thể được sử dụng để theo dõi bệnh nhân từ xa, cho phép các chuyên gia y tế theo dõi sức khỏe của bệnh nhân. Chatbot có thể nhắc nhở bệnh nhân kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân và thông báo cho nhân viên y tế nếu có bất cứ điều gì thay đổi hoặc khiến họ lo lắng.
7. Tư vấn y tế: Dựa trên các triệu chứng và lịch sử y tế của bệnh nhân, ChatGPT có thể đưa ra lời các khuyên và khuyến nghị y tế cho bệnh nhân. Chatbot có thể giúp bệnh nhân yên tâm và hỗ trợ họ đưa ra quyết định sáng suốt về sức khỏe của họ.
8. Lên lịch hẹn: Bệnh nhân có thể đặt lịch hẹn với các chuyên gia y tế bằng ChatGPT, giúp họ dễ dàng nhận được sự chăm sóc mà họ yêu cầu. Bệnh nhân có thể yêu cầu một danh sách các thời gian cuộc hẹn có sẵn từ chatbot, sau đó có thể hỗ trợ họ chọn thời gian phù hợp.
9. Nhắc nhở về sử dụng thuốc: Bệnh nhân có thể nhận được nhắc nhở về sử dụng thuốc qua ChatGPT, điều này sẽ giúp họ uống thuốc theo đúng thời gian quy định. Chatbot có thể thông báo cho bệnh nhân về các tác dụng phụ và tương tác thuốc tiềm ẩn cũng như gửi lời nhắc về thời điểm dùng thuốc.
10. Dịch vụ khách hàng: Dịch vụ khách hàng dành cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể được cung cấp thông qua ChatGPT, điều này có thể giúp rút ngắn thời gian chờ đợi và nâng cao sự hài lòng của khách hàng. Chatbot có thể cung cấp cho bệnh nhân thông tin họ yêu cầu bằng cách trả lời các câu hỏi phổ biến về bảo hiểm, thanh toán và các cuộc hẹn.
Tóm lại, ChatGPT có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và nó mang lại nhiều lợi ích cho cả bệnh nhân và nhân viên y tế. Tuy nhiên, ChatGPT chỉ là một công cụ hỗ trợ hữu hiệu cho các chuyên gia y tế nhưng vẫn không thể thay thế hoàn toàn họ, ít nhất là trong thời điểm hiện tại.
 

Tác giả bài viết: Phan Văn Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây