Đa dạng trong phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.

Thứ năm - 23/01/2025 03:35 45 0
Việc đẩy mạnh phổ biến kiến thức khoa học công nghệ không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững mà còn đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay. Phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật cho nhân dân đã, đang và luôn là một trong những nhiệm vụ chiến lược, là sứ mệnh của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nói chung, của các nhà khoa học, của đội ngũ trí thức, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương nói riêng.
Việc truyền tải các kiến thức khoa học công nghệ đến người dân và cộng đồng là yếu tố quyết định trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, giúp nâng cao nhận thức và thúc đẩy ứng dụng khoa học vào đời sống thực tiễn.
1. Một số hình thức phổ biến kiến thức khoa học
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra vai trò quan trọng của KH&CN, Người cho rằng cần phải đẩy mạnh phát triển khoa học, kỹ thuật. Người đã coi khoa học, kỹ thuật là một lực lượng sản xuất "Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học, kỹ thuật của ta hiện nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa cải tiến được nhiều. Cách thức làm việc còn nặng nhọc. Nǎng suất lao động còn thấp kém... Nhiệm vụ của khoa học là ra sức cải biến những cái đó... Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao nǎng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân " (Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.11, Nxb CTQG, 1996, tr.77-78). Đi đôi với việc coi trọng đẩy mạnh phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ ra tầm quan trọng của việc phổ biến kiến thức khoa học và kỹ thuật cho quần chúng nhân dân. Đây là nhiệm vụ quan trọng, nặng nề nhưng cũng rất vẻ vang, Bác Hồ đã chọn và giao cho các nhà khoa học, những người lĩnh hội được kiến thức mới phải liên tục phổ biến cho nhân dân, nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của toàn dân từ đó nâng cao sức phát triển của nền kinh tế đưa đất nước từng bước đi lên.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Hội phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam (18-5-1963), Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự và đã giao nhiệm vụ cho các nhà khoa học thực hiện truyền bá khoa học, kỹ thuật cho người dân. Người đã nói: “Khoa học phải từ sản xuất mà ra và phải trở lại phục vụ sản xuất, phục vụ quần chúng, nhằm nâng cao nǎng suất lao động và không ngừng cải thiện đời sống của nhân dân”.
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, công tác truyền thông nói chung và công tác truyền thông về khoa học và công nghệ (KHCN) nói riêng cũng phải có những thay đổi để tận dụng và phát huy những thế mạnh về công nghệ, nhằm tạo ra sức lan tỏa sâu rộng, tạo đột phá trong truyền thông và phổ biến kiến thức KHCN, như:
- Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm hay hội nghị khoa học.
- Tập huấn khoa học.
- Chiếu Phim khoa hoc.
- Tham quan Bảo tàng
- Mô hình tuyên truyền và phố biến kiến thức dựa vào cộng đồng
 - Mô hình “Sách hóa nông thôn Việt Nam”...
- Webside khoa học, trang tin điện tử
- Đa dạng hóa hình thức truyền thông, đặc biệt là ứng dụng công nghệ số. Việc sử dụng các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội hay các kênh truyền thông hiện đại sẽ giúp nội dung phổ biến trở nên hấp dẫn, dễ hiểu và tiếp cận được đông đảo công chúng, đặc biệt là giới trẻ.
- Tuyên truyền và phổ biến kiến thức thông qua hệ thống báo chí Thông qua hàng trăm tờ báo, tạp chí, bản tin, trang tin điện tử,
- Thực hiện nhiệm vụ truyền thông, phổ biến kiến thức, thúc đẩy chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất và đời sống, góp phần nâng cao dân trí; phản ánh những ý kiến đóng góp, tư vấn, phản biện một cách tâm huyết của đội ngũ trí thức KH&CN
- Tuyên truyền và phổ biến kiến thức thông qua công tác xuất bản phẩm.
- Sổ tay nghiệp vụ truyền thông và phổ biến kiến thức, các loại sách chuyên ngành, sách tham khảo, tài liệu, tờ rơi nhằm phổ biến kiến thức cho người dân và hướng dẫn người dân áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất và đời sống, trợ giúp pháp lý, bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
2. Hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững.
 Phát triển khoa học và công nghệ là xu hướng toàn cầu, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 13 đã khẳng định “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Trong xã hội hiện đại, trước xu thế tiếp cận thông tin đa chiều trên nền tảng internet kết nối vạn vật, mạng dữ liệu lớn, mạng internet 5G, công tác truyền thông nói chung và công tác truyền thông về KH&CN nói riêng cũng cần phải có những thay đổi để tận dụng và phát huy những thế mạnh về công nghệ, nhằm tạo ra sức lan tỏa sâu rộng, tạo đột phá trong truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Truyền thông và phổ biến kiến thức KH&CN là sứ mệnh của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, trong thời kỳ mới, thời kỳ mà ở đó, truyền thông và phổ biến kiến thức là phương thức quan trọng để tri thức khoa học công nghệ phát triển thực sự đi vào sản xuất và đời sống của người dân, để sự phát triển của KH&CN thực sự trở thành động lực phát triển của nền kinh tế, góp phần xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức trong phát triển khoa học, sáng tạo và thực hiện tuyên truyền, phổ biến các tri thức, kiến thức, kỹ thuật, công nghệ mới một cách rộng rãi và hiệu quả đến với mọi tầng lớp nhân dân. Xây dựng chiến lược, kế hoạch nâng cao hiệu quả công tác truyền thông, phổ biến kiến thức của hệ thống, liên kết chặt chẽ các tổ chức thành viên, huy động nguồn lực, tăng cường vận động chính sách nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả của công tác truyền thông, phổ biến kiến thức KH&CN đối với toàn hệ thống.
Trong hoạt động truyền thông và phổ biến kiến thức, cần đẩy mạnh hợp tác, giao lưu, hội nhập quốc tế nhằm tranh thủ các nguồn lực và tri thức mới từ bạn bè quốc tế, đưa Việt Nam tiếp cận nhanh hơn với sự phát triển kinh tế trong thời kỳ hội nhập mạnh mẽ trong thời gian tới. Tăng cường hợp tác vì mục tiêu bảo vệ môi trường, hướng tới tăng trưởng xanh nhằm nhận diện vai trò, tầm quan trọng của phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ với bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực truyền thông và phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật.
Tham gia đẩy mạnh phong trào xây dựng văn hóa đọc trong nhân dân, tổ chức xây dựng các tủ sách thường thức phổ biến kiến thức phù hợp với nhiều đối tượng bạn đọc và tầng lớp nhân dân trong xã hội hiện đại.
Thực hiện đổi mới nội dung và hình thức truyền thông và phổ biến kiến thức theo hướng đa dạng, gần gũi, tạo điển hình và nhân rộng dưới dạng các phong trào trong nhân dân.
3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả công tác truyền thông và phổ biến kiến thức KH&CN
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã đặt ra là phải có chương trình tuyên truyền, giáo dục hiệu quả để nâng cao nhận thức, quyết tâm, phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thực hiện chuyển đổi số trong cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp, tạo niềm tin, khí thế mới trong xã hội. Triển khai sâu rộng phong trào "học tập số", phổ cập, nâng cao kiến thức khoa học, công nghệ, kiến thức số trong cán bộ, công chức và Nhân dân; các phong trào khởi nghiệp, sáng tạo, cải tiến nâng cao hiệu quả công việc, năng suất lao động, khơi dậy tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, phát huy trí tuệ Việt Nam thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Mở rộng đa dạng các hình thức tôn vinh, biểu dương, khen thưởng kịp thời, xứng đáng các nhà khoa học, nhà sáng chế, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; trân trọng từng phát minh, sáng chế, cải tiến kỹ thuật, sáng kiến nâng cao hiệu quả công tác, hiệu suất công việc, dù là nhỏ nhất.
 - Tổ chức, nhân sự - cần hoàn thiện bộ máy về cơ cấu tổ chức, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện công tác truyền thông và phổ biến kiến thức .
 - Xây dựng mạng lưới truyền thông và phổ biến kiến thức đa ngành, đa nghề, liên kết chặt chẽ các thành viên trong hệ thống nhằm phát huy nội lực và sức mạnh tập thể, nhân rộng các mô hình điển hình, thực hiện các chương trình quốc gia tạo sự lan tỏa. Ứng dụng phổ biến khoa học để thúc đẩy hiện đại hóa;
- Đổi mới nội dung và phương pháp thực hiện - Xác định báo chí, trang tin điện tử, mạng xã hội là công cụ chủ yếu và quan trọng đóng vai trò truyền tải thông tin, kiến thức, tri thức một cách chính xác và góp phần xây dựng uy tín của tổ chức trí thức KH&CN,
- Phát triển mạnh mẽ loại hình trang tin điện tử và sử dụng mạng xã hội để tăng tính tương tác nhanh chóng, hiệu quả trong công tác tuyên truyền, phổ biến phổ biến cho người dân.
- Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích đội ngũ trí thức tham gia phổ biến kiến thức khoa học công nghệ. Những chính sách ưu đãi, hỗ trợ từ Nhà nước cũng như sự tham gia của các tổ chức xã hội là yếu tố then chốt giúp đội ngũ trí thức yên tâm cống hiến và phát huy khả năng sáng tạo. Các cơ quan, tổ chức khoa học và các cơ quan truyền thông cần có sự liên kết để nâng cao chất lượng, tính chính xác và tính cập nhật của nội dung phổ biến. Vận động chính sách - Tập trung và nỗ lực hơn nữa trong việc vận động ban hành Luật phổ biến kiến thức.
- Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực truyền thông khoa học công nghệ cho đội ngũ trí thức tăng cường công tác đào tạo, nâng cao năng lực truyền thông khoa học công nghệ cho đội ngũ trí thức.
- Phổ biến kiến thức khoa học công nghệ phải dựa vào nhu cầu thực tế của người dân, tập trung vào những kiến thức mà họ thực sự cần, chứ không phải chỉ truyền đạt những gì chúng ta biết, khảo sát nhu cầu thực tế của người dân, tìm kiếm bằng chứng để xây dựng nội dung phù hợp. 
- Tham gia tích cực trong việc triển khai Đề án phát triển hệ tri thức Việt số hóa do Chính phủ phê duyệt. Huy động nguồn lực kinh tế - Tranh thủ, huy động mọi nguồn lực kinh phí theo hướng xã hội hóa, đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp xã hội để phục vụ mục tiêu phổ biến kiến thức.

Tác giả bài viết: Quang Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây