Theo đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề ra 5 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm
Thứ nhất, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Tiếp tục đổi mới toàn diện, chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn; cập nhật nghề, chuẩn hóa nội dung đào tạo, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo; tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp, kiến thức về an toàn vệ sinh lao động, pháp luật, kinh doanh, khởi nghiệp, các kỹ năng mềm và đổi mới sáng tạo cho lao động nông thôn, đáp ứng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. Coi trọng thực hành, nhất là từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong tất cả các khâu của quá trình đào tạo. Nghiên cứu tổ chức đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm từng đơn vị, địa phương, người học,…
Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Theo đó, các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, nhất là người đứng đầu phải thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, coi trọng chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề phù hợp với thị trường lao động, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị; nhu cầu học nghề, việc làm của người dân, gắn với bảo tồn, phát huy không gian văn hóa, tiềm năng du lịch khu vực nông thôn; tổ chức đào tạo nghề gắn với mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, hướng tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sản xuất lớn…
Thứ ba, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của xã hội, của người dân về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Thứ tư, đẩy mạnh, tận dụng hiệu quả cơ hội Cách mạng công nghiệp lần thứ tư về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Thứ năm, tăng cường nguồn lực và nâng cao hiệu quả đầu tư đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Về tổ chức thực hiện, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tiễn tổ chức phổ biến, quán triệt, tuyên truyền, xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW và Kế hoạch này của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Đảng đoàn HĐND tỉnh chỉ đạo rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách của tỉnh có liên quan về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đúng thẩm quyền và quy định, tạo cơ sở pháp lý thống nhất, đồng bộ cho việc thực hiện và giám sát việc thực hiện; bảo đảm ngân sách nhà nước cho việc đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn.
Ban cán sự đảng UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW và Kế hoạch này của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; chủ động rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản có liên quan và nghiên cứu đề xuất bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn; triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn đồng bộ với hoạt động đào tạo nghề trong các chương trình mục tiêu quốc gia có hoạt động đào tạo nghề; tăng cường sự phối hợp giữa các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp trên địa bàn trong quá trình triển khai thực hiện.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân, hội viên, đoàn viên tích cực thực hiện, tư vấn học nghề, tham gia đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho đoàn viên, hội viên; biểu dương, nhân rộng gương người tốt, việc tốt trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giám sát việc thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW và Kế hoạch này của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, chỉ đạo tuyên truyền, hướng dẫn, quán triệt nội dung Chỉ thị số 37-CT/TW và Kế hoạch này của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; định hướng các cơ quan báo chí đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về đổi mới công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh; chủ trì, phối hợp với Ban cán sự đảng UBND tỉnh và các cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW theo quy định.
Tác giả bài viết: NPV
Ý kiến bạn đọc