Tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em

Thứ năm - 24/04/2025 05:35 7 0
UBND tỉnh vừa ban hành Công văn số 3053/UBND-VX ngày 16/4/2025 về việc tăng cường công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh.
Tại Công văn này, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hoá, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 25/12/2023 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, Luật Trẻ em và Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc Hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; Công văn số 11282/UBND-VX ngày 18/12/2024 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh xảy ra trên địa bàn.
Bên cạnh đó, tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành về phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh; phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em. Hướng dẫn cha, mẹ, người trực tiếp chăm sóc trẻ em kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em; phòng, chống xâm hại trẻ em. Tiếp tục quảng bá Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) khuyến khích việc phát hiện sớm, lên tiếng, thông báo, tố cáo các hành vi xâm hại trẻ em, các nguy cơ dẫn đến mất an toàn, thiếu sự bảo vệ đối với trẻ em.
Thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước đối với trẻ em, học sinh; kịp thời tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi xâm hại trẻ em; bảo đảm nguồn lực để thực hiện việc can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em khi bị xâm hại; giải quyết, xử lý nghiêm các vụ việc xâm hại trẻ em ở địa phương, các cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
UBND tỉnh giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các cơ sở có thực hiện hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn (đặc biệt là các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo) đảm bảo việc tuân thủ các quy định của Luật Trẻ em và các quy định của pháp luật có liên quan; xử lý kịp thời các cơ sở hoạt động không đăng ký, tự phát, không được cấp phép hoặc không bảo đảm các điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật. Báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế và UBND tỉnh trước ngày 15/5/2025.
Định kỳ (6 tháng, 01 năm) và đột xuất, các Sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố, thị xã báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế. Thời hạn gửi báo cáo cáo 06 tháng trước ngày 15/6, báo cáo hàng năm gửi trước ngày 30/10 để tổng hợp, báo cáo các cơ quan chức năng theo quy định.

Tác giả bài viết: PVTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây