Chế độ ăn cho người bị viêm VA
Khi bị viêm VA, bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng góp phần hạn chế sự phát triển của bệnh.
1. Tầm quan trọng của chế độ ăn uống cho người bị viêm VA
TS.BS. Phạm Thị Bích Thủy - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương cho biết: Bệnh viêm VA rất dễ tái đi tái lại khi thời tiết thay đổi khiến trẻ luôn mệt mỏi, khó thở, bỏ bú, biếng ăn, quấy khóc… có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách.
Đối với trẻ để phòng ngừa VA, cần chú ý giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh mũi họng cho trẻ. Giữ ấm cho trẻ khi thời tiết chuyển mùa, thời tiết lạnh, đặc biệt phải giữ ấm vùng cổ, vùng bàn chân. Tránh tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá. Tiêm chủng cho trẻ đầy đủ, đúng lịch.
Viêm VA là tình trạng viêm nhiễm adenoid, nằm ở phía sau họng, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của trẻ. Khi bị viêm VA, có thể gặp các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, ngáy ngủ, khó thở, ho, sốt…
Khi trẻ có biểu hiện viêm nhiễm đường hô hấp, cần cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa sớm để điều trị dứt điểm.
Cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị viêm VA, giúp phục hồi nhanh chóng. Một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng có thể:
Tăng cường hệ miễn dịch: Cung cấp cho cơ thể các vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa cần thiết để chống lại nhiễm trùng.
Giảm viêm: Một số loại thực phẩm có đặc tính chống viêm giúp giảm bớt tình trạng viêm sưng ở VA.
Làm dịu cơn đau họng: Một số thực phẩm, đồ uống làm dịu cơn đau họng, khó chịu do viêm VA gây ra.
Cải thiện lưu thông dịch nhầy: Giúp trẻ dễ thở, loại bỏ chất nhầy ra khỏi cơ thể.
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị viêm VA.
2. Các dưỡng chất cần thiết khi bị viêm VA
Thực phẩm giàu vitamin D, canxi, protein là nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể.
Vitamin A: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, niêm mạc mũi họng.
Vitamin C: Là chất chống oxy hóa mạnh chống lại nhiễm trùng, giảm viêm.
Kẽm: Tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ quá trình lành vết thương.
Probiotics (lợi khuẩn): Cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch.
Chất chống viêm: Giúp giảm viêm, giảm sưng tấy ở VA. Một số chất bổ sung tự nhiên, chẳng hạn như acid béo omega-3, chất curcumin, kẽm, có khả năng hỗ trợ chống viêm.
Chất lỏng: Giúp làm loãng chất nhầy, bớt nghẹt mũi, sổ mũi. Nước ấm, súp, nước dùng là những lựa chọn tốt.
3. Thực phẩm nên ăn, nên tránh khi bị viêm VA
3.1. Thực phẩm nên ăn
Thực phẩm giàu vitamin D, canxi, protein: Gồm sữa các sản phẩm từ sữa (có hàm lượng chất béo thấp), sữa đậu nành, đậu phụ, trứng…
Thực phẩm giàu vitamin A: Cà rốt, khoai lang, bí đỏ, bông cải xanh, gan, sữa…
Thực phẩm giàu vitamin C: Cam, quýt, kiwi, ớt chuông, bông cải xanh,...
Thực phẩm giàu kẽm: Thịt bò, thịt gà, cá, đậu lăng, ngũ cốc nguyên hạt,...
Thực phẩm có tính chống viêm: Gừng, nghệ, tỏi, cá hồi, quả mọng,...
Súp, cháo, nước dùng: Thực phẩm mềm, dễ nuốt giảm khó chịu khi bị viêm VA. Kết cấu mềm mại sẽ giúp hạn chế mức độ kích ứng cho cổ họng. Ngoài ra còn giúp dễ tiêu hóa, cung cấp chất lỏng cho cơ thể, bớt nghẹt mũi, sổ mũi. Nên ăn cháo, súp bò, súp gà nấu với các loại rau củ quả như cà rốt, cái bó xôi, khoai tây… Trong súp nên cho thêm omega-3 như dầu cá hồi vì omega-3 làm tăng khả năng miễn dịch của đường hô hấp.
Sữa chua: Nên ăn nhiều sữa chua vì sữa chua chứa nhiều vi khuẩn thân thiện có lợi cho hệ thống tiêu hóa và cũng có tác dụng tốt đối với người bệnh. Tốt nhất là ăn sữa chua không đường.
Nước ấm: Giúp làm dịu cơn đau họng, làm loãng chất nhầy.
Tăng cường uống nước hoa quả tươi: Nước cam, quýt, bưởi, sinh tố với các loại rau củ như củ dền, dưa chuột, củ cải...
Mật ong: Được biết đến với đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn, sử dụng mật ong hàng ngày có thể giảm các triệu chứng viêm VA như sưng tấy, đau rát cổ họng.
Các loại thảo mộc: Cho một chút các loại thảo mộc như nghệ, gừng, bạc hà... pha trà cũng làm giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng. Ví dụ, gừng tươi, mật ong pha với nước ấm có tác dụng làm dịu cổ họng.
3.2. Thực phẩm nên tránh khi bị viêm VA
Trái cây có tính acid nếu phẫu thuật nạo VA: Hạn chế sử dụng các loại trái cây có tính acid như chanh, mận, táo chua... gây cảm giác khó chịu, rát ở cổ họng.
Thực phẩm cay nóng: Ăn cay, đồ nóng làm tăng kích ứng cổ họng, khiến ho nhiều hơn.
Thực phẩm chế biến sẵn: Khoai tây chiên, mì ăn liền, thịt chế biến sẵn (xúc xích, thịt xông khói, hun khói, thịt bò khô, bánh mì kẹp…) thường chứa nhiều muối, đường, chất béo không tốt cho sức khỏe.
Đồ uống lạnh, đồ uống có gas…: Có thể làm tăng kích ứng cổ họng khiến trẻ khó chịu hơn.
Sữa bò béo: Một số trẻ bị viêm VA dị ứng với sữa bò, dẫn đến các triệu chứng nặng hơn như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho.
TH