MẪU THUYẾT MINH CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG TỈNH NGHỆ AN NĂM 2022 - 2023

Thứ hai - 20/02/2023 03:16 5.524 0

 

 
MẪU THUYẾT MINH

CUỘC THI SÁNG TẠO THANH THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG

TỈNH NGHỆ AN NĂM 2022 - 2023


I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên: Viết ngắn gọn tên
2. Chủ đề:
Cho biết đề tài/ mô hình/ sản phẩm thuộc chủ đề nào dưới đây:
  1. Đồ dùng học tập
  2.  Phần mềm tin học
  3.  Sản phẩm thân thiện với môi trường
  4.  Các dụng cụ sinh hoạt gia đình và đồ chơi trẻ em
  5.  Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế
3. Mục tiêu của đề tài/ mô hình/ sản phẩm và kết quả dự kiến đạt được:  Đề nghị nêu rõ mục tiêu và kết quả dự kiến, lưu ý nội dung chủ đề của Cuộc thi.
4. Địa điểm thực hiện:  xã/phường/thị trấn, huyện và thị xã/thành phố nơi được tiến hành.
5. Địa chỉ liên hệ của cơ quan/tổ chức tác giả:
      Tên đầy đủ của cơ quan, tổ chức/doanh nghiệp tác giả:  
      Địa chỉ:
      Điện thoại:                                            Email:
      Tên tác giả chính của đề tài/ mô hình/ sản phẩm:
      Điện thoại:                                            Email:
      Tên giáo viên hỗ trợ đề tài/ mô hình/ sản phẩm:
      Điện thoại:                                            Email:
II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI/ MÔ HÌNH/ SẢN PHẨM
Mô tả chi tiết đề tài/ mô hình/ sản phẩm, ít nhất phải có những thông tin sau đây:
    1. Mục tiêu:
        - Nhằm giải quyết khó khăn, thách thức gì?
        - Tại sao cần phải tìm giải pháp cho những khó khăn, thách thức đó?
- Nêu rõ mục đích chung và mục tiêu cụ thể (nếu có), phạm vi địa lý và cộng đồng dân cư mà đề tài/ mô hình/ sản phẩm sẽ tác động.

2. Nội dung đề tài/ mô hình/ sản phẩm:
- Nên có hình vẽ, hình ảnh (màu), hoặc VIDEO (không quá 3 phút) để minh họa.
- Cần nêu rõ các đặc điểm sau:
Tính mới:
- Vừa được làm ra hay chưa dùng hoặc dùng chưa lâu, còn giữ nguyên phẩm chất giá trị.
- Vừa có hay vừa xuất hiện chưa lâu (về mặt thời gian).
- Nêu rõ sự khác biệt của đề tài/ mô hình/ sản phẩm  so với đề tài/ mô hình/ sản phẩm trước đó:
    + Tính năng của đề tài/ mô hình/ sản phẩm;
    + Quá tình chế tạo/vận hành đề tài/ mô hình/ sản phẩm
    + Công dụng, năng suất, chất lượng của "sản phẩm" được tạo ra từ mô hình/sản phẩm.
Tính sáng tạo:
- Tạo ra những giá trị mới về vật chất hoặc tinh thần.
- Tìm ra cái mới, các giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc cái đã có.
+ Sự “sáng tạo” mà đề tài/ mô hình/ sản phẩm đưa ra là gì?
+ Đề tài/ mô hình/ sản phẩm này có đưa ra hoặc áp dụng phương pháp tiếp cận mới hoặc cách làm nào mới không?
+ Đề tài/ mô hình/ sản phẩm có giúp phát triển sản phẩm mang tính sáng tạo không?
+ Những sản phẩm, dịch vụ hay cách tiếp cận này của đề tài/ mô hình/ sản phẩm khác với những sản phẩm, dịch vụ và cách tiếp cận khác như thế nào? (Lưu ý: tính sáng tạo của đề tài/ mô hình/ sản phẩm có thể được xem xét qua việc xác định nhóm người được hưởng lợi, địa bàn thực hiện, phương thức thực hiện, hoặc có cách làm mới cho những phương pháp cũ, hoặc có công nghệ mới, vật liệu mới, tính năng mới, tạo năng suất/chất lượng cao hơn, tiết kiệm năng lượng/kinh phí hơn v.v…).
Cần nêu rõ tính mới/ tính sáng tạo tập trung vào “khâu” nào trong “chuỗi” sau:
Nguyên Lý
Quy luật/
Định luật
Kết cấu/
Vật liệu
Tính năng/
Công dụng
Sản phẩm
Người tiêu dùng
Cấu trúc/
thiết kế
 
 







Mô tả cấu trúc,cấu tạo, nguyên lý hoạt động:
Khả năng áp dụng: đề tài/ mô hình/ sản phẩm có dễ áp dụng hay không? Có cần nhiều kinh phí thực hiện hay không? Các linh kiện và vật liệu có dễ mua hay không? Công nghệ chế tạo có sẵn trong nước hay không? đề tài/ mô hình/ sản phẩm  có khả năng được mở rộng sang các nhóm đối tượng khác hoặc địa phương khác không?
Tính bền vững: đề tài/ mô hình/ sản phẩm có đóng góp gì cho tăng trưởng bền vững chung? Nhất là đối với các đề tài/ mô hình/ sản phẩm  thuộc chủ đề 3 và chủ đề 5 (ví dụ: đề tài/ mô hình/ sản phẩm thúc đẩy sử dụng nguồn nguyên liệu/công nghệ xanh, thân thiện với môi trường, khuyến khích sử dụng những nguồn nguyên liệu tái chế hoặc sẵn có ở địa phương, v.v…).
Đánh giá kết quả, hiệu quả: Dự định sẽ đánh giá kết quả về số lượng và chất lượng, tính hiệu quả và tác động của của đề tài/ mô hình/ sản phẩm so với các mục tiêu đã đề ra bằng cách nào?  
Ý nghĩa của đề tài/ mô hình/ sản phẩm:
III. ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG LỢI VÀ CÁC BÊN THAM GIA
1. Ai là người hưởng lợi từ đề tài/ mô hình/ sản phẩm, được hưởng những lợi ích gì và như thế nào? Liệt kê nhóm đối tượng mục tiêu /hoặc đối tượng hưởng lợi, bao gồm các nhóm đối tượng xã hội hay cộng đồng, hoặc số lượng nam, nữ và trẻ em.
2. Có ai trong số đối tượng hưởng lợi tham gia vào quá trình lập kế hoạch, thiết kế và chế tạo mô hình? Nếu có thì xin cho biết cụ thể như thế nào.
 
TÁC GIẢ/ĐẠI DIỆN NHÓM TÁC GIẢ
KÝ TÊN
Ngày     tháng    năm 2023

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây