Phát triển bền vững du lịch cộng đồng các tỉnh Tây Bắc: Xây dựng sản phẩm du lịch từ bản sắc văn hóa đặc trưng (Bài 1)

Thứ hai - 04/12/2023 01:11 572 0
​​​​​​​Với những tiềm năng, lợi thế về cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, giàu bản sắc văn hóa các dân tộc và truyền thống lịch sử hào hùng, các tỉnh Tây Bắc đang đẩy mạnh đầu tư phát triển du lịch, đã tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo. Đặc biệt là sản phẩm du lịch cộng đồng, được coi là thế mạnh của các tỉnh vùng Tây Bắc đã thu hút được nhiều du khách, tạo việc làm cho người lao động, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, mang lại nguồn thu cho địa phương.
Khu du lịch cộng đồng Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Hiện nay, trên địa bàn huyện có 148 cơ sở lưu trú, 7 điểm du lịch cộng đồng, 12 khách sạn, 28 nhà nghỉ, 106 homestay, thu hút, tạo việc làm cho 1.200 lao động trong lĩnh vực du lịch.
Để phát triển du lịch cộng đồng, chính quyền và người dân huyện Mai Châu đã nỗ lực phát triển dịch vụ gắn liền với bảo vệ môi trường, giữ gìn văn hóa truyền thống. Địa phương cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển du lịch, đến nay Mai Châu đã và đang thu hút được lượng khách nhất định.
Bản sắc văn hóa dân tộc là hồn cốt để phát triển du lịch cộng đồng
Bản sắc văn hóa dân tộc là hồn cốt để phát triển du lịch cộng đồng
Anh Ngần Văn Tuấn, Trưởng phòng văn hóa -Thông tin huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình cho biết: Những năm gần đây, để phát huy giá trị tốt đẹp của di sản, huyện đẩy mạnh tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá về di sản gắn với các hoạt động bảo tồn văn hoá, kích cầu du lịch; tổ chức các lễ hội, hội thi, chương trình giao lưu văn hoá tạo điểm nhấn để thu hút khách du lịch.
Khai thác tài nguyên văn hóa 
Còn điểm du lịch cộng đồng xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai được cũng được đông đảo du khách tới thăm quan, trải nghiệm. Đây là một trong hai điểm du lịch cộng đồng của Việt Nam đạt giải thưởng hai điểm du lịch cộng đồng của Việt Nam đạt giải thưởng Homestay ASEAN năm 2023.
Với 98% dân số là đồng bào Tày sinh sống, có truyền thống văn hóa lâu đời và kiến trúc nhà ở còn nguyên vẹn, du lịch cộng đồng ở Nghĩa Đô được đầu tư khá bài bản. Người dân biết giữ gìn nét đẹp truyền thống, giữ gìn môi trường, cảnh quan để phát triển du lịch bền vững. 
Dựa vào tài nguyên sẵn có là văn hóa dân tộc, cộng với thiên nhiên tươi đẹp, các sản vật địa phương phong phú, đồng bào DTTS Bảo Yên đã tạo ra các sản phẩm du lịch riêng có để thu hút du khách. Theo đó, Nghĩa Đô có gần 20 cơ sở lưu trú homestay do người dân làm chủ, 100% kiến trúc nhà sàn truyền thống. 
Các thôn, bản đều xây dựng các đội văn nghệ dân gian. Các hoạt động chợ đêm được duy trì với văn hóa ẩm thực và nhiều sản vật của địa phương. Đặc biệt, đồng bào Tày nơi đây còn lưu giữ và bảo tồn nghề đan lát, nghề thêu thổ cẩm truyền thống, hấp dẫn du khách trực tiếp được tham gia trải nghiệm các công đoạn tạo sản phẩm.
Lễ đâm đuống là nét đẹp của dân tộc Mường
Lễ đâm đuống là nét đẹp của dân tộc Mường
Ông Nguyễn Sỹ Hồng, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Bảo Yên cho biết: Chiến lược để phát triển du lịch cộng đồng của địa phương là bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng. Với hướng bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, làm nền tảng tạo sản phẩm du lịch để thu hút du khách, đã phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương tạo thế mạnh để phát triển du lịch cộng đồng bền vững.
Xây dựng nhiều sản phẩm du lịch độc đáo
Trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, thì du lịch cộng đồng được xem là một trong những loại hình du lịch chủ đạo, được khẳng định cần đẩy mạnh. Thông qua các hoạt động phục vụ du khách đến tham quan, như: lưu trú, ăn uống, trải nghiệm văn hóa bản địa, bán quà lưu niệm địa phương..., du lịch cộng đồng đang là sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du khách.
Như tại Lai Châu có 16 khu, điểm là làng văn hóa du lịch đã được UBND tỉnh công nhận. Thời gian gần đây, du khách trong và ngoài nước yêu thích trải nghiệm thường tìm đến điểm du lịch cộng đồng ở các xã Sin Suối Hồ (Phong Thổ), Sì Thâu Chải (Tam Đường), thị trấn Than Uyên (Than Uyên)… Có thể nói, cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ kết hợp với đời sống văn hóa phong phú và những món ăn độc lạ, đậm hương vị miền núi của đồng bào DTTS, là những lợi thế riêng có để Lai Châu phát triển mô hình du lịch cộng đồng.
Để phát triển du lịch cộng đồng, UBND tỉnh Lai Châu đã ban hành Đề án "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030".
Du lịch cộng đồng vùng đồng bào DTTS miền núi luôn có sức hấp dẫn lớn đối với du khách
Du lịch cộng đồng vùng đồng bào DTTS miền núi luôn có sức hấp dẫn lớn đối với du khách
Lai Châu đã tập trung xây dựng và đưa vào khai thác các điểm du lịch cộng đồng, mỗi điểm đều mang sắc thái và đặc trưng riêng. Du khách, đặc biệt là khách quốc tế thích tìm về môi trường tự nhiên, hòa mình vào cuộc sống cộng đồng để được trải nghiệm cảm giác 3 cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng lao động”, cũng như tìm hiểu nét đặc sắc trong văn hóa bản địa.
Nổi bật nhất trong các làng du lịch cộng đồng của Lai Châu là bản Sin Suối Hồ có 113 hộ, trong đó có 10 hộ làm du lịch theo hình thức nghỉ dưỡng homestay. Trước kia, du khách đến bản chỉ tìm đến địa danh đẹp, thưởng thức các món ăn địa phương và ra về ngay trong ngày.
Nay đến bản Sin Suối Hồ, cùng với tham quan phong cảnh, du khách còn được hòa mình vào cuộc sống sinh hoạt của bà con, hòa mình những hoạt động thường ngày, khám phá những món ăn độc đáo. Trung bình mỗi tháng, có hàng trăm lượt du khách đến du lịch và nghỉ dưỡng tại bản Sin Suối Hồ, trong đó đa số là du khách nước ngoài.
Ông Phạm Văn Xuân, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Phong Thổ tỉnh Lai Châu cho biết: Trong bản Sin Suối Hồ có hơn 20% hộ dân phát triển du lịch cộng đồng. Người dân ở đây kinh doanh không chạy theo hướng thương mại hóa, mà các sản phẩm được tạo ra từ thiên nhiên, được lưu giữ từ bản sắc văn hóa truyền thống để phát triển du lịch. Chính những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, ẩm thực, văn hóa, văn nghệ dân gian của đồng bào đã thu hút du khách đến trải nghiệm.
Văn hóa ẩm thực là phần không thể thiếu trong phát triển du lịch cộng đồng
Văn hóa ẩm thực là phần không thể thiếu trong phát triển du lịch cộng đồng
Theo ông Nguyễn Lê Phúc,Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam, vùng Tây Bắc có tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng cả về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, với cảnh quan thiên nhiên núi rừng hùng vĩ riêng có về địa hình, địa chất, khí hậu, hệ sinh thái, văn hóa đặc sắc và lịch sử hào hùng. Vì vậy, xu hướng liên kết phát triển du lịch trong giai đoạn mới, là thúc đẩy hình thành các sản phẩm du lịch liên tuyến, liên vùng, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử, phát huy giá trị tài nguyên du lịch của từng địa phương, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng du lịch chung của cả vùng.

Tác giả bài viết: PVTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây