Hướng dẫn sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật an toàn và hiệu quả
Thứ hai - 14/11/2022 03:389280
Để góp phần giảm bớt những thiệt hại và ảnh hưởng của thuốc Bảo vệ thực vật đến năng suất, sản lượng cây trồng và sức khỏe con người cũng như môi trường sinh thái. Sau đây chúng tôi xin hướng dẫn quy trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn và hiệu quả
I. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật: - Theo đối tượng phòng trừ: Thuốc trừ sâu (sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu keo, rầy các loại, bọ trĩ, …). Thuốc trừ cỏ (tiền nảy mầm, hậu nảy mầm, không chọn lọc). Thuốc trừ bệnh (bệnh do nấm, vi khuẩn, vi rus). Thuốc trừ ốc, thuốc trừ chuột, thuốc trừ nhện, … - Theo nguồn gốc: Thuốc vô cơ, thuốc hữu cơ, thuốc thảo mộc, thuốc sinh học. - Phân loại theo cách xâm nhập: Thuốc vị độc, thuốc tiếp xúc, thuốc xông hơi, nội hập, lưu dẫn … - Theo dạng thuốc: Dạng sữa: EC, ND; dạng bột thấm nước: WP, BTN, BHN; dạng bột: D; dạng hạt: G, H; - Theo độ độc: Rất độc(nhóm I), Độc cao (nhóm II), Nguy hiểm (nhóm III) II. Một số lưu ý trong sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả. 2.1. Lựa chọn loại thuốc BVTVthích hợp. - Xác định loài dịch hại (mật độ nặng, nhẹ): Ví dụ trên cây lúa có sâu cuốn lá nhỏ; khi xác định phun trừ thì phải kiểm tra về mật độ sâu đã cần thiết phun hay chưa; tuổi sâu … - Xác định mật độ thiên địch và mức độ phân bố của chúng: Những loại có khả năng khống chế sâu hại gọi là thiên địch. Cần kiểm tra mật độ thiên địch để quyết định trước khi phun trừ - Giai đoạn phát triển của cây trồng: Ví dụ sâu cuốn lá nhỏ giai đoạn đẻ nhánh 50 con/m2 mới phun trừ; 30 con/m2 giai đoạn làm đòng mới phun trừ - Ưu tiên chọn thuốc có tính chọn lọc: Các thuốc đã được khẳng định hiệu quả theo hướng dẫn của Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp
2.2. Khi mua thuốc BVTV, vận chuyển và lưu chứa - Cần có hiểu biết tối thiểu về thuốc BVTV: Đã có kinh nghiệm hoặc được tham dự tập huấn về công tác bảo vệ thực vật - Chọn đúng thuốc và lượng thuốc cần dùng: xác định đúng sâu bệnh và lượng thuốc cần sử dụng - Đọc kỹ hướng dẫn khi mua và sử dụng: Cần mua đúng địa chỉ và theo hướng dẫn cơ quan chuyên môn hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc - Không mua các loại thuốc cấm, thuốc quá hạn, bao bì không nguyên vẹn. - Vận chuyển tránh rơi vãi, không để chung với thực phẩm, nông sản - Cất dữ thuốc nơi riêng biệt, xa tầm tay trẻ em, nguồn thực phẩm, nơi sinh hoạt… không nên dự trữ thuốc tại gia đình 2.3. Bao bì, nhãn thuốc BVTV - Đọc kỹ thông tin, hướng dẫn trên nhãn thuốc khi: + Trước khi quyết định mua + Trước khi pha + Trước khi sử dụng + Trước khi tiêu hủy bao bì - Không sử dụng bao bì đựng thuốc BVTV vào mục đích khác (đựng nước, đựng lương thực, thực phẩm…) - Thu gom bao bì, để đúng nơi quy định (phân loại, đưa đi xử lý) - Thuốc dư thừa đậy kín, cất vào kho chứa cẩn thận 3. Sử dụng trên đồng ruộng 3.1. Đúng thuốc: Xác định đúng đối tượng sâu bệnh để sử dụng đúng thuốc - Không nên sử dụng liên tục một loại thuốc, nên luân phiên thay đổi các loại thuốc phòng trừ một loại sâu. - Đảm bảo thời gian cách lý theo hướng dẫn - Sử dụng thuốc chọn lọc, ít độc đối với thiên địch và động vật thủy sinh (tôm cá…) 3.2. Đúng lúc (đúng thời gian): - Phun vào thời điểm dịch hại mẫn cảm với thuốc (sâu non tuổi nhỏ, chớm bị bệnh…). Ví dụ như sâu cuốn lá nhỏ, sâu keo mùa thu phun khi sâu tuổi 1-3 - Tránh các giai đoạn mẫn cảm của cây trồng (ra hoa, tạo quả). Phun vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát; không phun vào những ngày trời mưa, nắng to, gió mạnh sẽ ảnh hưởng đến người đi phun, thuôc bị rửa trôi, mất hiệu lực 3.3. Đúng cách: - Pha thuốc đúng cách: trước khi bỏ thuốc vào lọc bình nên đổ nước sạch 3-5 lít xuống đáy bình, những thuốc khó hòa tan cần hòa tan trước khi đưa vào bình …, xóc nước trong bao bì thuốc BVTV - Phun theo chiều gió, tốc độ đi vừa phải, không phun khi gió to 3.4. Đúng nồng độ liều lượng: - Dùng thuốc với liều khuyến cáo, đảm bảo đủ lượng nước thuốc trên đơn vị diện tích mới đạt hiệu quả cao.