15 năm xây dựng và phát triển - Hội Khoa học Lịch sử Nghệ An

Chủ nhật - 21/01/2024 21:50 408 0
15 năm xây dựng và phát triển - Hội Khoa học Lịch sử Nghệ An
          Chiều ngày 20/01/2024, Hội khoa học lịch sử Nghệ An tổ chức gặp mặt kỉ niệm 15 năm ngày thành lập (2008-2023) và Hội nghị thường niên năm 2023. Dự chỉ đạo Buổi gặp mặt có đồng chí Đậu Quang Vinh, Phó chủ tịch thường trực Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Nghệ An; đại biểu Ban Tuyên giáo Tỉnh Nghệ An, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Nghệ An, Trường Đại học Vinh, đại diện lãnh đạo các cơ quan có hội viên Hội KHLS tỉnh và hơn 60 hội viên đến từ các chi hội trực thuộc. Tại buổi gặp mặt các đại biểu và hội viên đã ôn lại chặng đường 15 năm xây dựng của Hội KHLS Nghệ An, phát biểu làm rõ những kết quả đạt được, hạn chế tồn tại trong thời gian qua và định hướng công tác hội trong thời gian tới.
            Đầu năm 2008, Ban vận động thành lập Hội Khoa học Lịch sử Nghệ An ra đời. Sau thời gian vận động, tập hợp được Sở Nội Vụ thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh. Ngày 02 tháng 5 năm 2008, Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định số 1571/QĐ-UBND cho phép thành lập Hội Khoa học Lịch sử Nghệ An và tổ chức vào ngày 26 tháng 8 năm 2008 tại Nhà khách Nghệ An. Dự và chỉ đạo Đại hội có đại diện Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Nghệ An và 70 hội viên. Hội Khoa học Lịch sử Nghệ An có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Hội tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự trang trải kinh phí và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Theo điều lệ được phê duyệt, Hội Khoa học Lịch sử Nghệ An hoạt động trên phạm vi toàn tỉnh có chức năng nhiệm vụ: Tập hợp những người hoạt động trong lĩnh vực Lịch sử và những ngành liên quan, giúp đỡ hội viên nâng cao trình độ chuyên môn, hỗ trợ các hoạt động sáng tạo của giới sử học tỉnh nhà; Tham gia tư vấn, phản biện và giám định về Khoa học Lịch sử cho các cơ quan, ban ngành trên địa bàn tỉnh. Bảo về quyền lợi chính đáng của hội viên, phổ biến kiến thức về khoa học Lịch sử cho nhân dân trong tỉnh. Nghiên cứu, biên soạn các công trình lịch sử địa phương, các ban ngành của tỉnh. 
            Trải qua 15 năm (2008 - 2023) xây dựng và phát triển, Hội Khoa học Lịch sử Nghệ An đã đạt được những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực sau đây:
            1. Xây dựng tổ chức hội và phát triển hội viên
            Sau 15 năm hoạt động, Hội Khoa học Lịch sử Nghệ An từ 70 hội và 03 chi hội khi thành lập, đến nay đã phát triển lên 126 hội viên và 9 chi hội gồm: ban quản lý di tích tỉnh; Đại học Vinh; Bảo tàng Quân khu 4; Sở Văn hóa - Thể thao; Bảo tàng Nghệ An; Ban Tuyên giáo; Các nhà nghiên cứu độc lập thành phố Vinh; Sở Giáo dục – Đào tạo; Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn, đã có 102 hội viên được cấp thẻ hội viên hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Hội Khoa học Lịch sử Nghệ An đã và đang trở thành địa chỉ tập hợp, thu hút và kết nối đội ngũ những người hoạt động trên lĩnh vực Lịch sử trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao tiềm lực khoa học lịch sử tỉnh nhà.
            2. Tổ chức nghiên cứu, biên soạn, xuất bản các công trình, lịch sử, địa chí thúc đẩy sự nghiệp sử học tỉnh nhà phát triển
            Đây là lĩnh vực được đông đảo hội viên tham gia và mang lại nhiều kết quả thiết thực. trong đó đáng chú ý là nghiên cứu, biên soạn, xuất bản công trình Lịch sử Nghệ An. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học cấp tỉnh, hội đã tổ chức bản thảo thành 2 tập: Tập 1 từ nguyên thủy đến cách mạng tháng Tám năm 1945; Tập 2 từ năm 1945 đến năm 2005. Cả 2 tập đều do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2012. Đây là công trình đầu tiên đầy đủ nhất về Lịch sử tỉnh Nghệ An. Xuất bản Lịch sử quân sự Nghệ An từ cấp huyện đến tỉnh. Bộ Lịch sử quân sự Nghệ An gồm 2 tập từ năm 1930 đến năm 2010 do nhà xuất bản Quân đội Nhân dân xuất bản năm 2015.
            Sau công trình Lịch sử quân sự Nghệ An, hội viên của hội đã nghiên cứu, biên soạn, xuất bản 15 công trình lịch sử lực lượng vũ trang các huyện, thành thị, đó là: Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Anh Sơn (1945 - 2010), xuất bản năm 2011; Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Tân Kỳ (1963 - 2010), xuất bản năm 2012; Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân huyện Tương Dương (1945 - 2010), xuất bản năm 2012; Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân thị xã Thái Hòa (1945 - 2011), xuất bản năm 2014. ..
            Mảng lịch sử truyền thống các ban, ngành cấp tỉnh đã biên soạn, xuất bản 11 công trình đó là: Lịch sử ngành tài chính Nghệ An (1945 - 2015), xuất bản năm 2015; Giao thông vận tải Nghệ An - Truyền thống và đổi mới (1945 - 2015), xuất bản năm 2015; Ban dân tộc Nghệ An - 70 xây dựng và phát triển (1946 - 2016), xuất bản năm 2016; Lịch sử phong trào nông dân và hội nông dân Nghệ An (1929 - 2015), xuất bản năm 2015. …
            Mảng lịch sử đảng bộ và nhân dân các phường, xã đã biên soạn xuất bản 31 công trình: Lịch sử đảng bộ và nhân dân xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương (1930 - 2005), xuất bản năm 2010; Lịch sử đảng bộ và nhân dân xã Thanh Tiên (1930 - 2014), xuất bản năm 2012; Lịch sử đảng bộ và nhân dân xã Đức Thành (1930 - 2010), xuất bản năm 2013; Lịch sử Đảng bộ xã Lượng Minh (1965 - 2018), xuất bản năm 2020; Lịch sử Đảng bộ xã Tam Đình (1965 - 2018), xuất bản năm 2020; Lịch sử Đảng bộ xã Đỉnh Sơn (1953 - 2020), xuất bản năm 2023; Lịch sử Đảng bộ xã Nhôn Mai (1953 - 2000), xuất bản năm 2023;…
            Ngoài lĩnh vực khoa học lịch sử, Hội đã sưu tầm, biên soạn và xuất bản 3 công trình địa chí: Địa chí thành phố Vinh, xuất bản năm 2015; Địa chí huyện Quỳ Châu, xuất bản năm 2011; Địa chí huyện Kỳ Sơn, xuất bản năm 2013.
            Kết quả sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn, công bố các công trình lịch sử, văn hóa và truyền thống của các địa phương, ngành trên địa bàn tỉnh đã góp phần vào việc bảo tồn, lưu giữ gia tài lịch sử, văn hóa của nhiều thế hệ cha ông để lại, đồng thời giới thiệu và quảng bá rộng rãi với bạn bè trong nước và quốc tế những giá trị về kho tàng lịch sử, văn hóa của xứ Nghệ. Các giá trị nhân văn, truyền thống tốt đẹp của con người xứ Nghệ, góp phần giáo dục truyền thống tốt đẹp của quê hương đất nước cho các thế hệ người Nghệ hôm nay và mai sau.
            3. Chủ trì, đồng chủ trì và tích cực tham gia các hội thảo khoa học cấp quốc gia, cấp tỉnh về đất nước, con người Nghệ An
            Trong 15 năm hoạt động, Hội đã đồng chủ trì và tham gia 25 cuộc hội thảo từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh, đó là: Các cuộc hội thảo cấp quốc gia: Bối cảnh lịch sử Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, tổ chức năm 2011; Danh nhân văn hóa Cao Xuân Dục tổ chức năm 2012; Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Hoan Châu, tổ chức năm 2013; Đồng chí Lê Hồng Phong người con ưu tú của quê hương Nghệ An, tổ chức năm 2022; Đồng chí Lê Hồng Sơn với sự nghiệp cách mạng và quê hương Nghệ An, tổ chức năm 2022; Dấu tích khởi nghĩa Lam Sơn trên đất Quỳ Hợp tổ chức năm 2022; Nghệ An 990 hình thành và phát triển, tổ chức năm 2020; Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam… Các cuộc hội thảo cấp tỉnh: Danh xưng huyện Thanh Chương - Những nội dung cần xác định, tổ chức vào năm 2021; Bước đầu tìm hiểu các nhân vật lịch sử họ Đinh trên đất Nghệ An, tổ chức năm 2018; Nguyễn Sỹ Sách với cách mạng Việt Nam và quê hương Nghệ An; Đổi mới dạy và học lịch sử ở trường phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực, tổ chức năm 2018,…
            Việc chủ trì và tham gia tổ chức các cuộc hội thảo về vùng đất, con người Nghệ An qua những bài tham luận của hội viên, hội Khoa học Lịch sử Nghệ An đã góp phần quan trọng làm sáng tỏ những vấn đề lịch sử, văn hóa tỉnh nhà đang đặt ra. Hội đã phối hợp với Đặc san Khoa học xã hội và nhân văn tổ chức bàn tròn với chủ đề: Tích hợp môn Lịch sử - nên hay không ? Cuộc tọa đàm thu hút nhiều chuyên gia đến dự và đã thống nhất quan điểm: Không tích hợp môn Lịch sử với các môn khác, môn Lịch sử là môn học độc lập, nhưng phải thay đổi chương trình và phương pháp giảng dạy. Cuộc tọa đàm đã gây tiếng vang trong giới sử học và các nhà quản lý của Bộ GD&ĐT. Hội khoa học lịch sử Nghệ An là hội khoa học lịch sử cấp tỉnh đầu tiên có quan điểm rõ ràng về dự thảo chương trình giáo dục tổng thể của Bộ giáo dục và đào tạo. 
            Ngoài việc tổ chức các cuộc tọa đàm khoa học, Hội còn tổ chức cho các hội viên tham gia tư vấn, phản biện một số chương trình, đề án về lĩnh vực lịch sử, văn hóa của tỉnh: Đề án quy hoạch hệ thống di tích trên địa bàn Nghệ An - Định hướng đến năm 1930, tầm nhìn đến năm 2050; Bộ tiêu chí biên soạn cuốn sách Nghệ An - Những con người tiêu biểu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Dự án phim Lịch sử - Văn hóa - Xã hội “Đại Huệ nơi địa linh nhân kiệt” của Hội truyền thông số ……
            4. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về lịch sử, văn hóa 
            Hội đã cho ra mắt ấn phẩm Nghệ An Xưa và Nay để đăng tải các bài nghiên cứu của hội viên về lĩnh vực lịch sử, văn hóa vùng đất và con người xứ Nghệ nhằm tuyên truyền truyền thống tốt đẹp của quê hương trong tiến trình phát triển; Đồng thời động viên hội viên viết bài đăng trên ấn phẩm của Trung ương như: Tạp chí Xưa và Nay của Hội khoa học lịch sử Việt Nam; Tạp chí nghiên cứu của Viện Sử học Việt Nam; Đặc san Khoa học xã hội và nhân văn; Văn hóa - Thể thao Nghệ An,…. Hội còn phối hợp với Bảo tàng quân khu 4 về các huyện tổ chức các cuộc triển lãm “Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử và pháp lý ….Tổ chức ngày hội khoa học Lịch sử Nghệ An.
5. Công tác tôn vinh trí thức
               Năm 2022, Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam đã vinh danh  Ths Nguyễn Quốc Hồng - Chủ tịch hội Khoa học lịch sử Nghệ An, đạt danh hiệu trí thức tiêu biểu toàn quốc. Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Nghệ An đã tặng nhiều Giấy khen cho tập thể và các nhân của Hội Khoa học Lịch sử.
         Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, Hội khoa học lịch sử Nghệ An hoạt động trong điều kiện tự trang trải về mọi mặt nhưng vượt lên tất cả những khó khăn, hội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, khẳng định vị trí của Hội trong hệ thống các tổ chức xã

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây