Hội thảo khoa học góp ý nội dung nhiệm vụ: “Điều tra, đánh giá hiệu quả của các sản phẩm Ocop đạt hạng sao được công nhận từ năm 2019-2022 của tỉnh Nghệ An và đề xuất giải pháp”
Thứ tư - 29/05/2024 21:192280
Sáng ngày 24/5/2024, Sở Khoa học và công nghệ Nghệ An tổ chức Hội thảo góp ý nội dung nhiệm vụ khoa học “Điều tra, đánh giá hiệu quả của các sản phẩm Ocop đạt hạng sao được công nhận từ năm 2019-2022 của tỉnh Nghệ An và đề xuất giải pháp”. Nhiệm vu do Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn Nghệ An chủ trì thực hiện.
Toàn cảnh Hội thảo
Tham dự Hội thảo có đại diện các sở, ban, ngành, hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Hoàng Nghĩa Nhạc - Phó Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ chủ trì hội thảo. Chương trình mỗi xã một sản phầm (Ocop) được phát triển khá mạnh tại tỉnh Nghệ An. Trong giai đoạn 2019 đến nay, toàn tỉnh đã có 567 sản phẩm được xếp hạng đạt ocop, trong đó 37 sản phẩm đạt 04 sao và 529 sản phẩm đạt 3 sao và 01 sản phẩm đạt hạng 5 sao. Qua chương trình, đã phát huy được tiềm năng, lợi thế sản vật vùng miền và gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), góp phần tăng thu nhập, tạo việc làm cho lao động nông thôn và nâng cao giá trị sản phẩm.
Theo đó, nhiệm vụ tiến hành đánh giá 3 nội dung chính: Thực trạng sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm ocop đạt hạng sao (3 sao trở lên) của tỉnh Nghệ An từ năm 2019 đến 2022; Khảo sát đánh giá hiệu quả của các sản phẩm ocop đạt hạng sao (3 sao trở lên) được công nhận từ năm 2019 đến năm 2022 của tỉnh Nghệ An; Đề xuất giải pháp nhằm duy trì và nâng cao giá trị các sản phẩm ocop được công nhận đạt hạng sao trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận và đưa ra nhiều ý kiến góp ý, về nội dung đánh giá, mẫu phiếu khảo sát: Nghiên cứu bổ sung các câu hỏi hướng đến việc giải thích nguyên nhân với các vấn đề đặt ra cần đánh giá (hiệu quả truyền thông; cách triển khai và thực hiện chương trình; vấn đề đánh giá công nhận sản phẩm; đánh giá thực trạng hiện có của sản phẩm; đánh giá hiệu quả); xác định mốc thời gian cụ thể để lấy số liệu chính xác; bổ sung tiêu chí xếp hạng mang tính định lượng. Bổ sung đối tượng điều tra là đơn vị quản lý nhà nước cấp huyện, cấp tỉnh; xây dựng sản phẩm ocop kết nối với du lịch; Ứng dụng công nghệ vào hỗ trợ công tác quản lý sản phẩm ocop; Tập trung vào chất lượng sản phẩm, nâng quy mô về sản phẩm; đánh giá hiệu quả các gian hàng, địa điểm trưng bày các sản phẩm ocop trên địa bàn tỉnh… Kết luận hội thảo, đồng chí Hoàng Nghĩa Nhạc đề nghị nhóm thực hiện tiếp thu các ý kiến góp ý, trong đó tập trung một số vấn đề: Xác định phạm vi thời gian đánh giá là trong giai đoạn 2019-2022; Thống nhất trong số liệu sản phẩm ocop; Đánh giá lưu ý cho 2 nhóm: Nhóm hiện trạng sau khi các sản phẩm được công nhận; nhóm phân tích nguyên nhân (triển khai chương trình; công tác tổ chức và quy trình đánh giá). Bổ sung nghiên cứu các trường hợp casestudy. Đánh giá thực trạng làm rõ hỗ trợ chính quyền, mong muốn các chủ thể để nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối sản phẩm với du lịch). Hình thức thương mại cần đưa ra đánh giá bố trí các điểm trung bày. Bổ sung lấy ý kiến của đơn vị quản lý cấp huyện, tỉnh.