Mỗi sản phẩm OCOP là 'đại sứ' của từng vùng, miền

Thứ hai - 11/12/2023 11:16 264 0
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phùng Đức Tiến tại Hội nghị 'Kết nối sản phẩm OCOP với các hệ thống thương mại' diễn ra tại Cà Mau.
Mỗi sản phẩm OCOP là 'đại sứ' của từng vùng, miền
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chủ trì hội nghị. Ảnh; Trọng Linh
Sáng 11/12, UBND tỉnh Cà Mau phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Kết nối sản phẩm OCOP với các hệ thống thương mại”, sự kiện trong khuôn khổ “Festival tôm Cà Mau và Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2023.

100% sản phẩm OCOP lên sàn giao dịch điện tử

Ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, cho biết: Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL năm 2023 tại Cà Mau là diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP lần thứ 2 được tổ chức (lần thứ nhất năm 2022 tại Đồng Tháp), với kỳ vọng sẽ tiếp tục thành công để kết nối nhà mua, doanh nghiệp, hệ thống phân khối với các chủ thể OCOP vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng và của cả nước nói chung, qua đó phát triển sản phẩm OCOP ra thị trường ngày càng nhiều hơn, xa hơn.

Cà Mau là tỉnh có vị trí đặc biệt nằm ở cực Nam của Tổ quốc, giáp cả biển Đông và biển Tây với tiềm năng của rừng, biển và hệ sinh thái động vật, thực vật phong phú, đa dạng, đã tạo nên nhiều đặc sản địa phương, góp phần thúc đẩy Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Cụ thể, qua 4 năm triển khai thực hiện chương trình, đến nay tỉnh Cà Mau đã có 145 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó có 32 sản phẩm đạt 4 sao và 113 sản phẩm đạt 3 sao. Hiện nay, 42 sản phẩm OCOP của tỉnh đã được đưa vào hệ thống các siêu thị, liên kết với các đại lý phát triển thị trường ngoài tỉnh.

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Ông Lê Văn Sử - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh

Theo ông Sử, hiện nay các sản phẩm OCOP của Cà Mau đã có mặt tại các sàn giao dịch thương mại điện tử như: Viettel (voso.vn), Lazada mall, Amazon, Alibaba… đặc biệt 100% sản phẩm OCOP của Cà Mau đều được đưa lên trang sàn thương mại điện tử của tỉnh Cà Mau (madeincamau.com).

Mỗi sản phẩm OCOP là “đại sứ” của từng vùng, miền

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Phùng Đức Tiến phát biểu: “Sản phẩm OCOP đã từng bước khai thác và phát huy những giá trị văn hóa và giá trị truyền thống của địa phương. Có thể nói, mỗi sản phẩm OCOP đã mang trên mình một vai trò 'đại sứ' của từng vùng, miền và chuyển tải những câu chuyện sản xuất mang nhiều tính nhân văn. Ngày nay, các sản phẩm OCOP đã và đang đáp ứng được nhu cầu của thị trường tiêu dùng, các sản phẩm đặc sản truyền thống của địa phương", Thứ trưởng Tiến nhấn mạnh.

Sau hơn 13 năm triển khai xây dựng chương trình nông thôn mới bên cạnh sự khởi sắc, nổi bật, về diện mạo nông thôn, kinh tế nông thôn có đã có sự thay đổi rõ rệt, góp phần vào quá trình phát triển công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập của nền kinh tế đất nước.

“Chương trình mỗi xã một sản phẩm được Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia xác định là chương trình phát triển kinh tế nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị sản phẩm, nhằm nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, đặc biệt là hỗ trợ các tổ chức kinh tế nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn như: tổ hợp tác, HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa,… gắn với các sản phẩm đặc trưng có quy mô làng xã”, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Trọng Linh
 

 

.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến, hơn 5 năm triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm, cả nước đã có hơn 10.810 sản phẩm OCOP đạt 3 sao trở lên, của 5610 chủ thể OCOP, trong đó có gần 38% là HTX, 24% là doanh nghiệp và hơn 35% là các cơ sở sản xuất - hộ kinh doanh, còn lại là THT.

Tại hội nghị, một lần nữa Thứ trưởng Phùng Đức Tiến khẳng định: Phát triển các sản phẩm OCOP đã góp phần chuyển đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất gắn với kinh doanh nghiệp nông thôn, đặc biệt là gắn kết giữa phát triển nông nghiệp với phát triển kinh tế, dịch vụ và du lịch của các địa phương. Sản phẩm OCOP đã mở ra tiềm năng lớn phát triển kinh tế nông thôn vùng ĐBSCL, đồng thời góp phần không nhỏ trong việc quảng bá giá trị văn hóa, du lịch, bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của các địa phương.

ĐBSCL có gần 2050 sản phẩm OCOP

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, ĐBSCL hiện có hơn 2050 sản phẩm được công nhận 3 sao trở lên, với hơn 920 chủ thể OCOP, trong đó hơn 28% là doanh nghiệp, gần 19% là HTX xã và hơn 52% là các cơ sở sản xuất kinh doanh. Hiện nay, các địa phương vùng ĐBSCL đã có những tiếp nhận phù hợp khi tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm truyền thống, sản phẩm đặc trưng, gắn với lợi thế của vùng nguyên liệu tập trung tại chỗ, như: trái cây, thủy sản, lúa gạo… để phát triển sản phẩm đặc sắc, mang sắc thái riêng của vùng sông nước.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đến tham quan gian hàng OCOP tại hội chợ Festival tôm Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đến tham quan gian hàng OCOP tại hội chợ Festival tôm Cà Mau. Ảnh: Trọng Linh

Diễn đàn OCOP vùng ĐBSCL là một sự kiện lớn của vùng có ý nghĩa quan trọng gắn với mục tiêu hình thành không gian kết nối, giao lưu chia sẻ và hợp tác trong sản xuất, quảng bá và thương mại sản phẩm thô của vùng ĐBSCL,. Đồng thời là không gian để người tiêu dùng, các doanh nghiệp phân phối có thể tiếp cận, trải nghiệm và giao thương với sản phẩm OCOP.

Do đó, “Hội nghị kết nối sản phẩm OCOP với hệ thống thương mại” là sự kiện nhằm cụ thể hóa các giải pháp thực hiện mục tiêu của diễn đàn đặt ra. Để thực sự có tính lan tỏa đảm bảo hiệu quả chất của của người sản xuất với người bán hàng và người tiêu dùng, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh một số lưu ý:

Thứ nhất, sản phẩm OCOP là những sản phẩm có chất lượng, mang lại giá trị văn hóa, tri thức bản địa, niềm tự hào của cộng đồng và hình ảnh của địa phương. Tuy nhiên, bản thân các sản phẩm OCOP lại có những tồn tại, hạn chế riêng. Đó là: quy mô nhỏ, sản phẩm chưa hoàn thiện, năng lực của các chủ thể còn hạn chế,… về cả nguồn lực tổ chức sản xuất và thương mại. Vì vậy rất cần được sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan đơn vị, các doanh nghiệp phân phối và cả người tiêu dùng.

Hội thi sản phẩm OCOP tiêu biểu ĐBSCL năm 2023, thu hút 53 sản phẩm OCOP từ 4 sao trở lên của 13 tỉnh, thành ĐBSCL về tranh tài. Ảnh: Trọng Linh.

Hội thi sản phẩm OCOP tiêu biểu ĐBSCL năm 2023, thu hút 53 sản phẩm OCOP từ 4 sao trở lên của 13 tỉnh, thành ĐBSCL về tranh tài. Ảnh: Trọng Linh

 Thứ hai, hội nghị là một diễn đàn quan trọng để trao đổi chia sẻ tìm cơ hội hợp tác giữa các chủ thể OCOP và các đơn vị thương mại. Do đó, cần trao đổi chia sẻ cởi mở, thẳng thắn, xác định đây là cơ hội để các chủ thể OCOP thấy được mình đã có gì, thiếu gì và cần làm gì để tham gia tốt hơn, hiệu quả hơn vào các hệ thống phân phối.

Thứ ba, các đơn vị thương mại có sự quan tâm, đồng hành, hỗ trợ và tạo điều kiện để các sản phẩm OCOP tham gia vào hệ thống các kênh phân phối một cách thuận lợi nhất. Với những đặc điểm của sản phẩm OCOP ở trên thì hỗ trợ hướng dẫn, và có thể là những chính sách ưu đãi sẽ là giải pháp mạnh để giúp các sản phẩm OCOP phát triển hơn lan tỏa hơn giá trị văn hóa và thương mại của Việt Nam trên thị trường.

 Thứ tư, đối với các chủ thể OCOP cần có sự chủ động hơn, đặc biệt là cần mạnh dạn thay đổi tư duy trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là sự thay đổi phù hợp các yêu cầu của thị trường.

Thứ năm, Hội nghị “Kết nối sản phẩm OCOP với các hệ thống thương mại”, là điểm khởi đầu, sẽ cần một thời gian tiếp tục, thúc đẩy theo dõi đánh giá những kết quả đạt được. Do đó, Thứ trưởng Tiến, đề nghị Trường Chính sách công và Phát triển nông thôn, tiếp tục hỗ trợ, kết nối và tổng hợp những kết quả đạt được. Đồng thời, kịp thời nắm bắt tổng hợp những khó khăn, vướng mắc để tham mưu hướng tháo gỡ, để việc kết nối giữa chủ thể OCOP và các đơn vị thương mại đem lại lợi ích thiết thực cho mỗi bên.

Tác giả bài viết: PVTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây