Tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Chính phủ đã giao cho Bộ Thông tin và Truyền thông dựng và trình phê duyệt Đề án Chuyển đổi số quốc gia trong năm 2019.
Ngày 03/6/2020 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đã xác định chuyển đổi số theo các trụ cột: Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả hiệu lực hoạt động; Phát triển Kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số và tầm nhìn đến năm 2030; Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Để đạt được mục tiêu trên, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những nhiệm vụ và giải pháp chính như: Tạo nền móng chuyển đổi số; Phát triển kinh tế số; Phát triển xã hội số; Phát triển Chính phủ số, Chính quyền số. Từ đây các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng đề án, chương trình, chiến lược, kế hoạch chuyển đổi số trong hoạt động bộ, ngành, địa phương gắn với ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính phủ số, chính quyền số các cấp, thử nghiệm phát triển dịch vụ đô thị thông minh. Đây là những định hướng và nội dung cơ bản, làm căn cứ pháp lý và nền tảng cho quá trình thực hiện và triển khai chuyển đổi số tại các cấp, các ngành, các lĩnh vực trong cả nước.
Chuyển đổi số ngành Văn hóa, Thể thao, Du lịch
Để triển khai các nhiệm vụ và đáp ứng yêu cầu “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia”, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Chương trình Chuyển đổi số của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 3611/QĐ-BVHTTDL ngày 31/12/2021 của Bộ VH,TT&DL) phục vụ phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số của Bộ VH,TT&DL, chuyển đổi số sâu rộng, ổn định toàn ngành văn hóa, thể thao, du lịch và gia đình theo hướng: Đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động, quản lý, điều hành của Bộ VH,TT&DL xây dựng, phát triển văn hóa số, góp phần hình thành thế hệ công dân số cho tương lai hướng đến kinh tế số và xã hội số. Thực hiện chuyển đổi số các lĩnh vực thuộc công nghiệp văn hóa hướng đến phát triển kinh tế số do Bộ VH,TT&DL quản lý gồm: di sản văn hóa; bản quyền tác giả: điện ảnh; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm; quảng cáo, thư viện du lịch; thể thao...
Những mục tiêu cơ bản về chuyển đổi số trong toàn ngành VH,TT&DL đến năm 2025:
- Hiện đại hóa hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo đáp ứng kết nối 100% các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của Bộ; triển khai nền tảng dữ liệu theo nguyên tắc “Dữ liệu chỉ từ một nguồn” đáp ứng các yêu cầu về kết nối, chia sẻ tài nguyên thông tin, dữ liệu;
- Hoàn thành xây dựng nền tảng kết nối, tích hợp chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Triển khai xây dựng kho dữ liệu tập trung của Bộ, sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ việc quản lý, phân tích, cung cấp thông tin hỗ trợ ra quyết định cho cấp lãnh đạo.
- Phát triển, chuyển đổi dữ liệu phục vụ công tác chuyên môn tại các đơn vị thuộc Bộ sang dữ liệu số.
- Cán bộ, công chức, viên chức định kỳ hàng năm được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, kỹ năng về chuyển đổi số và an toàn thông tin.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, dữ liệu số đóng vai trò rất quan trọng, là tài sản, tài nguyên, điều kiện tiên quyết cho chuyển đổi số. Cùng với việc đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ số là sự phát triển và hình thành các cơ sở dữ liệu lớn. Các cơ sở dữ liệu lớn này là nền tảng cho việc kết nối, chia sẻ và khai thác nguồn tài nguyên dữ liệu số. Và chỉ có chuyển đổi số mới thực hiện được việc kết nối, chia sẻ dữ liệu số. Hiện nay, việc chuyển đổi số còn hạn chế ở một số lĩnh vực là do việc kết nối, chia sẻ, mở các cơ sở dữ liệu chủ yếu vẫn là cát cứ thông tin làm lãng phí nguồn lực, cản trở triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ số. Vì vậy, trong các định hướng, mục tiêu triển khai chuyển đổi số của quốc gia, của các cấp các ngành, các đơn vị địa phương cũng đặt ra nhiệm vụ và tiến độ thực hiện sự kết nối, liên kết và chia sẻ dữ liệu số, góp phần xây dựng và hình thành nguồn tài nguyên dữ liệu quốc gia.
Chuyển đổi số và liên thông thư viện
Không nằm ngoài xu hướng và yêu cầu tất yếu chung của ngành và của toàn xã hội, chuyển đổi số và liên thông trong lĩnh vực thư viện ở Việt Nam đã được nhận thức từ rất lâu, được các đơn vị trong toàn ngành triển khai mạnh mẽ từ những năm đầu của thế kỷ 21. Trải qua một quá trình phát triển, chuyển đổi số và liên thông trong hoạt động thư viện đã mang lại những giá trị thiết thực, làm thay đổi vị thế và toàn diện hoạt động thư viện, đóng góp những kết quả nhất định trong thành tựu phát triển của ngành và của đất nước.
Những nội dung về chuyển đổi số và liên thông thư viện trở thành một trong những nội dung chính được cụ thể hóa và đưa vào các văn bản có giá trị pháp lý cao nhất của ngành Thư viện (Luật Thư viện 2019 số 46/2019/QH14 và Nghị định số 93/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 08 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ). Cụ thể:
- Luật Thư viện 2019: Điều 10 đến Điều 14 quy định: Đối với Thư viện Quốc gia Việt Nam và các loại hình thư viện đều thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà trong đó có việc xây dựng Cơ sở dữ liệu, thư viện số và thực hiện liên thông thư viện. Điều 31 quy định về phát triển thư viện số, Điều 32 quy định về hiện đại hóa thư viện. Điều 29 quy định về vấn đề liên thông thư viện. Theo đó, Thư viện được nhà nước ưu tiên đầu tư làm nòng cốt trong xây dựng, chia sẻ và khai thác tài nguyên thông tin dùng chung giữa các thư viện, hợp tác trong việc bổ sung, mua quyền truy cập và chia sẻ tài nguyên thông tin nước ngoài, sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của Nhà nước và xã hội; tài nguyên thông tin được xây dựng từ ngân sách nhà nước phải được liên thông, chia sẻ giữa các thư viện.
- Điều 24 (Nghị định 93/NĐ-CP): Nguyên tắc liên thông thư viện
1. Bảo đảm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư của Nhà nước và tổ chức cá nhân cho hoạt động thư viện.
2. Đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên thông tin, sản phẩm thông tin và dịch vụ thư viện của người sử dụng.
3. Được thực hiện trên cơ sở tự nguyện, hợp tác có thỏa thuận và có sự phân công, phối hợp giữa các thư viện.
4. Chia sẻ, liên kết các cơ sở dữ liệu, tài nguyên thông tin được đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định.
5. Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, khoa học và công nghệ, công nghệ thông tin, an ninh mạng và quy định pháp luật có liên quan.
6. Bảo đảm quản lý và sử dụng tài nguyên thông tin liên thông đúng mục đích, hiệu quả, đúng quy chế liên thông.
Triển khai ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí,xây dựng xã hội học tập, ngày 21/2/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 206/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành Thư viện đếnnăm 2025, định hướng đến năm 2030”. Quyết định này là căn cứ pháp lý và thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành đối với chuyển đổi số của ngành thư viện. Cụ thể, đến năm 2025:
- 100% thư viện công lập có vai trò quan trọng được Nhà nước ưu tiên đầu tư cùng với Thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là thư viện có vai trò quan trọng), hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ, văn bản hợp tác.
- 100% thư viện có vai trò quan trọng, thư viện công cộng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thư viện đại học và thư viện chuyên ngành ở trung ương có trang thông tin điện tử cung cấp dịch vụ trực tuyến, tích hợp với thành phần dữ liệu mở của Hệ tri thức Việt số hóa; 80% thư viện chuyên ngành và thư viện đại học khác, 60% thư viện cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ sở giáo dục khác có trang thông tin điện tử có khả năng cung cấp dịch vụ trực tuyến trên nhiều phương tiện truy cập (trừ các dịch vụ thuộc phạm vi bí mật nhà nước và dịch vụ đọc hạn chế).
- 70% tài liệu cổ, quý hiếm và bộ sưu tập tài liệu có giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học do các thư viện có vai trò quan trọng thu thập và quản lý được số hóa; 70% tài liệu nội sinh, các công trình nghiên cứu khoa học do các thư viện chuyên ngành, thư viện đại học thu thập và quản lý được số hóa.
- 100% người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại.
- 60% số thư viện trong cả nước trở lên được kiểm tra, quản lý thông qua hệ thống quản lý thông tin của cơ quan quản lý.
Và định hướng đến năm 2030: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển thư viện số, thực hiện liên thông ở mọi loại hình thư viện, bảo đảm cung ứng hiệu quả dịch vụ cho người sử dụng thư viện mọi nơi, mọi lúc.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan triển khai 04 nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện: Số hóa tài liệu quốc gia; Xây dựng Dự án mục lục liên hợp quốc gia; Xây dựng Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về thư viện Việt Nam; Xây dựng và triển khai Chương trình nâng cao trình độ nguồn lực thư viện (tập trung vào quản lý thư viện hiện đại, trình độ chuyển đổi số trong thư viện).
Như vậy có thể thấy: chuyển đổi số và liên thông thư viện vừa là mục tiêu, định hướng nhưng cũng là nhiệm vụ được đặt ra đối với toàn ngành thư viện trong thời gian tới mà đặc biệt là đối với các thư viện có vai trò quan trọng, được Nhà nước quan tâm đầu tư, tập trung vào các nội dung: Hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số: về ứng dụng công nghệ thông tin, trang thiết bị số, phần mềm quản trị thư viện,... số hóa tài liệu để tạo lập hệ sinh. thái số và xây dựng, tạo lập nguồn dữ liệu số; Đào tạo nguồn nhân lực cung cấp kiến thức, kỹ năng về công nghệ, quy trình quản lý và vận hành thư viện trong quá lang cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong môi trường làm việc hiện; Triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và 34 tới việc kết nối, chia sẻ, trao đổi nguồn dữ liệu số trong hệ thống, trong toàn ngành theo mục tiêu đã đề ra.
Thực hiện “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến 2025, định hướng đến năm 2030” của Chính phủ và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong giai đoạn 2021-2030, tỉnh Nghệ An triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm: Tiến hành điều tra, khảo sát các thư viện cơ sở và nguồn lực thư viện phục vụ chuyển đổi số; Triển khai các hoạt động truyền thông về chuyển đổi số và kết nối liên thông thư viện; Xây dựng Trang Thông tin điện tử về hoạt động thư viện; Tham gia các cuộc Hội thảo - Tập huấn Nâng cao năng lực chuyển đổi số, quản trị thư viện số do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức; Tập trung hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số ngành thư viện, chuẩn bị liên thông ở mọi loại hình thư viện.