Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, phát triển chuỗi cửa hàng nông sản sạch trong phát triển kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
Chủ nhật - 12/12/2021 22:206330
Chúng ta phải khẳng định rằng trước sự phát triển không ngừng của sản xuất; tốc độ gia tăng dân số, đô thị hóa mạnh mẽ; và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng và thị trường quốc tế thì vấn đề quản lý, kiểm soát, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất đến hệ thống tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như an toàn thực phẩm nông sản càng được đặt ra hết sức cấp bách, đòi hỏi phải có chiến lược đồng bộ, mang tính định hướng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát hữu hiệu hoạt động sản xuất nông sản thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế ngành nông nghiệp.
Thời gian qua Liên minh HTX tỉnh đã không ngừng nâng cao chất lượng tư vấn, hỗ trợ cho các đơn vị HTX, làng nghề trên địa bàn tỉnh đổi mới sản xuất, xây dựng các mô hình HTX gắn với chuỗi giá trị tiêu thụ sản phẩm, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, cửa hàng, siêu thị…để tìm nguồn cung ứng vật tư đầu vào chất lượng, giá thấp và tiêu thu sản phẩm đầu ra ổn định bền vững. Việc tư vấn hỗ trơ, triển khai thực hiện các chính sách của Đảng Nhà nước đối với khu vực kinh tế tập thể, HTX đến nay đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, bước đầu xuất hiện những cánh đồng mẫu lớn, sản xuất hàng hóa tập trung theo hướng ứng dụng khoa học học công nghệ, chế biến sâu tạo ra các sản phẩm chất lượng, có giá trị gia tăng cao. Nhiều HTX hoạt động hiệu quả đã góp phần vào phát triển kinh tế xã hội, ổn định an sinh, nâng cao thu nhập cho thành viên, người lao động và nhất là góp phần xây dựng nông thôn mới tại nhiều địa phương. Hiện nay toàn tỉnh có trên 811 HTX trong đó có gần 400 HTX sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ yếu tập trung ở các địa phương Nam Đàn, Thanh Chương, TP Vinh, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Hoàng Mai, Nghĩa Đàn, Đô Lương, Anh Sơn, Con Cuông, Quế Phong, …Sản phẩm các HTX ngày càng đa dạng về mẫu mã, hình thức, chất lượng và số lượng sản phẩm ngày càng được nâng lên. Những kết quả đạt được nêu trên đã khẳng định khu vực kinh tế tạp thể, HTX đã có nhiều bước đổi mới, phát triển về số lượng và chất lượng, ngày càng có nhiều đóng góp vào sự phát triển nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên để phát triển một cách bền vững, nâng cao sức cạnh tranh, mang lại lợi ích kinh tế cao hơn đòi hỏi chúng ta cần chú trong tập trung phát triển thị trường, liên doanh liên kết vừa sản xuất vừa tiêu thụ sản phẩm. Do vậy việc thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu trong và ngoại tỉnh, phát triển chuỗi cửa hàng tiêu thụ nông sản thực phẩm sạch tại các thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố là rất cần thiết. Sớm quy hoạch xây dựng đưa hệ thống cửa hàng nông sản sạch vào hoạt động nhằm tạo cơ sở, địa chỉ tin cậy và bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm nông sản thực phẩm của các HTX và làng nghề, cân đối được cung - cầu và có chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm, thương hiệu của địa phương theo một tầm nhìn dài hạn và bền vững. Những năm qua Liên minh HTX tỉnh đã thực hiện tốt các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ các đơn vị mở rộng thị trường, kêu gọi các doanh nghiệp ngoại tỉnh liên kết đầu tư sản xuất và tiệu thụ sản phẩm trong các chuỗi cửa hàng, ở các tỉnh thành phố trong cả nước. Sản phẩm của các HTX đã ký kết và mở rộng thị thường tiêu thụ tại nhiều tỉnh thành phố trong cả nước như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Yên Bái, Phú Thọ, Hế, Đà Nẵng… Đặc biệt đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 550/KH-UBND về thực hiện chương trình xúc tiến thương mại giai đoạn 2021-2025 và Quyết định số 3839 /QĐ-UBND về phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển chuỗi cửa hàng nông sản, thực phẩm sạch, an toàn gắn với hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cho khu vực Hợp tác xã, làng nghề trên địa bản tỉnh Nghệ An. Trong đó đáng chú ý là đề án phát triển chuỗi cửa hàng nông sản sạch đã được UBND tỉnh phê duyệt. Đây là cơ sở để các địa phương phát huy tiềm năng lợi thế của tỉnh, của các huyện thành thị để phát triển sản xuất nông sản hàng hóa lớn theo hướng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới như công nghệ sinh học, VietGap cho hiệu quả kinh tế cao, bền vững;gắn phát triển nông nghiệp với du lịch sinh thái; phát triển sản xuấtcây nguyên liệu gắn kết chặt chẽvới các cơ sở chế biến, bảo quản, kết nối với các cửa hàng tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm sạch và tạo ra các sản phẩm chất lượng, đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu; tạo cực tăng trưởng cho sản xuất nông nghiệp chung toàn tỉnh. Mục tiêu đề ra là Giai đoạn 2019-2025:Xây dựng và phát triển chuỗi 15 cửa hàng nông sản, thực sạch nhằm hỗ trợ, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm của các HTX, trang, trại, làng nghề có sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn; Mỗi năm xây dựng 2-3 cửa hàng. Đưa tổng số cả hàng đến năm 2025 có 60 cửa hàng nông sản thực phẩm sạch, an toán đảm bảo tiêu chuẩn quy định. - Phấn đấu xây dựng được khoảng 60 cơ sở là các HTX, DN sản xuất trồng trọt ứng dụng công nghệ cao, chất lượng cao. - Hàng năm thực hiện 7-9 chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu trong và ngoại tỉnh. Đến năm 2015 có 100% HTX sản xuất sản phẩm được tham gia chuỗi cửa hàng và tham gia các chương trình xúc tiến thương mại. Định hướng đến 2030: - Xây dựng và phát triển chuỗi cửa hàng nông sản, thực sạch nhằm hỗ trợ, kết nối, tiêu thụ các sản phẩm của các HTX, trang, trại, làng nghề có sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn; Mỗi năm xây dựng 2-3 cửa hàng. Đến năm 2030 có 80 cửa hàng nông sản thực phẩm sạch, an toán đảm bảo tiêu chuẩn quy định. - Duy trì hoạt động của các trang trại, chú trọng các trang trại nằm dọc các tuyến đường mòn Hồ Chí Minh, đường 7, đường 48 gắn với du lịch sinh thái và dịch vụ ẩm thực. - Chuỗi hệ thống các cửa hàng ước sẽ có doanh thu từ 4-5 tỷ đồng/ năm/ cửa hàng, lợi nhuận 12 %/doanh thu và sẽ có 80 % của hàng hoạt động có hiệu quả. - Tạo ra vùng sản xuất quy mô lớn; nâng giá trị sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp từ 100 triệu đồng/ha năm 2018 lên 160 triệu đồng/ha năm 2025 và đạt 180 triệu đồng/ha năm 2030. Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Liên minh HTX tỉnh sẽ tiếp tục phối hợp với tốt với các Sở, ban ngành liên quan và các huyện, thành, thị trong triển khai thực hiện các chương trình về xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển chuỗi của hàng. Các huyện, thành, thị nói chung Tân kỳ nói riêng sớm ban hành đề án đổi mới phát triển kinh tế tập thể, HTX giai đoạn 2021-2025, xác định rõ lợi thế của địa phương, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, quyết liệt chỉ đạo xây dựng và phát triển các sản phẩm đặc trưng chủ lực của địa phương, thành lập mới các HTX có quy mô, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhất là sản xuất hàng hóa chất lượng cao, hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ để đưa khu vực nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển. Chúng tôi tin rằng việc thực hiện đồng bộ giữa chương trình xúc tiến thương mại, phát triển hệ thống chuỗi cửa hàng sản phẩm sạch sẽ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoại tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp nói chung, khu vực HTX, làng nghề nói riêng và có nhiều đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của mỗi địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân, ngày càng có nhiều đóng góp vào xây dựng nông thôn mới thành công tại các địa phương./.
Tác giả bài viết: Nguyễn Thị Nhung – Phó chủ tịch Liên minh HTX tỉnh Nghệ An