Biện pháp phòng trị hữu hiệu bệnh thối nõn dứa

Thứ sáu - 15/10/2021 00:02 1.163 0
Trong các bệnh gây hại trên cây dứa thì thối nõn do nấm Phytophthora nicotianae và Phytophthora cinamomi gây nên là một trong những bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại nhiều nhất cho nghề trồng dứa ở nước ta. Theo báo cáo của ngành BVTV, trong những năm gần đây bệnh có xu hướng gia tăng và phát triển trên diện rộng vì chưa có những biện pháp phòng trị hữu hiệu.
Biện pháp phòng trị hữu hiệu bệnh thối nõn dứa

NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ ĐẶC ĐIỂM GÂY HẠI 
1. Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Phytophthora nicotianae và Phytophthora cinamomi gây nên.
2. Triệu chứng: Bệnh thư¬ờng bắt đầu từ tim hoa thị của cây, nguồn bệnh vào nõn cây có thể theo nguồn n¬ước chảy tràn, nư¬ớc m¬ưa bắn đất vào trong nõn mang theo nguồn vi sinh vật gây bệnh. Cây bị bệnh màu sắc lá bị biến đổi từ xanh sang xanh xỉn, xanh vàng đầu lá xám héo, cầm các đầu lá rút nhẹ lá bị bệnh rời khỏi thân dễ dàng. Cây bị bệnh thấp dần xuống do các chân lá non bị thối, rã dần ra. Giữa mô bệnh và mô khỏe có đường viền màu nâu nổi rõ. Những cây đang mang quả bị bệnh, cuống quả bị thối, quả gẫy gục. Đỉnh sinh tr¬ưởng của thân cũng bị thối nhũn ư¬ớt màu trắng bẩn. Giữa mô bị bệnh và mô chư¬a bị bệnh có viền ranh giới màu xám đen rõ rệt, vết thối có mùi thối khó chịu. Những cây đang mang quả cuống quả bị thối, quả gẫy gục. 
 3. Đặc điểm phát sinh, gây hại: Bệnh phát sinh và gây hại quanh năm, tuy nhiên phát triển mạnh từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm và gây hại nặng nhất vào giai đoạn dứa mới trồng từ 2-5 tháng. Bệnh thối nõn dứa thường gây hại trong khoảng nhiệt độ từ 19 - 36 độ, ẩm độ không khí cao trên 80%. Nấm gây bệnh phát triển mạnh khi trời nóng, ẩm ướt, mưa phùn nhiều và ở những chân ruộng thấp, trũng, thoát nước kém, những vườn dứa bón phân không cân đối, đặc biệt là bón quá nhiều đạm. Nấm gây bệnh tồn tại trong đất và tàn dư cây trồng trên ruộng từ vụ trước tiếp tục gây hại dứa ở vụ sau. Nấm bệnh cũng có thể lan truyền qua việc lấy chồi cây dứa từ ruộng bị bệnh sang trồng ở ruộng chưa có bệnh.
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỆNH THỐI NÕN DỨA
1. Biện pháp canh tác
-  Chọn  giống: Cần chọn cây và chồi giống khỏe mạnh, đồng đều trên các vườn dứa còn xanh tốt không có triệu chứng nhiễm bệnh.
- Thời vụ trồng: Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của từng địa phương để bố trí lịch rải vụ thích hợp nhằm đảm bảo lịch thu hái và tránh được sự gây hại của bệnh.
- Đất trồng: Chọn đất trồng có khả năng thoát nước tốt trong mùa mưa, thiết kế các rãnh thoát nước ở trên ruộng.
- Phân bón: Bón phân NPK cân đối, chú trọng bón phân hữu cơ; tủ xác thực vật vào gốc dứa để bổ sung chất hữu cơ cho đất, vừa có tác dụng giữ ẩm đất vào mùa khô, vừa phát huy hệ vi sinh vật có ích và hạn chế bệnh. Đặc biệt nên dùng phân lân Văn Điển, lân Ninh Bình vì trong thành phần loại phân này có chứa khoảng 15% MgO - là hợp chất rất cần thiết cho cây dứa sinh trưởng và phát triển, đặc biệt là có khả năng kháng bệnh thối nõn rất cao.
- Vệ sinh vườn dứa:
+ Dọn sạch các tàn dư của các cây trồng cũ có trên ruộng sau thu hoạch.
+Thường xuyên kiểm tra vườn để phát hiện bệnh sớm, thu gom cây bị bệnh mang ra khỏi khu vực vườn dứa đốt tiêu hủy.
+ Sau khi thu hoạch tiến hành dọn vườn, khử trùng bề mặt và nâng cao độ pH của đất bằng vôi bột với lượng 1.000kg/ha, chia làm 2 lần, mỗi lần 500kg (không rắc trực tiếp vào gốc và rễ cây); hoặc rắc xuống hệ thống rãnh thoát nước(500-700 kg/ha) để khử trùng nguồn bệnh.
- Luân canh: Sau khi hết chu kỳ, trước khi trồng lại dứa, đất cần được cải tạo, luân canh với các cây trồng khác, đặc biệt là với một số cây họ đậu sẽ có tác dụng cách ly và hạn chế nguồn bệnh tồn lưu trong tàn dư cây dứa và trong đất. Tiến hành trồng luân canh cây dứa với các cây trồng khác ít bị nhiễm bệnh như ngô, mía, đậu tương, lạc trong vòng 1 - 3 năm trước khi trồng dứa.
- Khi cây dứa bị hại nặng không có khả năng phục hồi tiến hành tiêu hủy, nhổ bỏ cây bị bệnh ra khỏi ruộng, bón vôi bột tiêu độc khử trùng ngay vào hố của cây đã nhổ bỏ.
- Không bón đạm hoặc phun chất kích thích khi cây đang bị bệnh, chỉ tiến hành chăm sóc bón phân sau khi đã phun trừ bệnh và bệnh ngừng phát triển.
2. Biện pháp sinh học
Phòng bệnh bằng chế phẩm sinh học chứa nấm đối kháng Trichoderma, xạ khuẩn Streptomyces, chế phẩm EM...Các chế phẩm sinh học trên ủ với phân chuồng hoai mục 15 - 20 ngày sau đó tiến hành bón lót trước khi trồng dứa.
3. Biện pháp hóa học
Tại những vùng thường xuyên bị bệnh thối nõn dứa gây hại nặng, có thể sử dụng một số loại thuốc trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam có hoạt chất Fosetyl-aluminium; Phosphorous acid, Metalaxyl + Mancozeb,...(Tên thương phẩm như thuốc Aliette 80WP; Agri-fos 400; Phosacide 200, Ridomil Gold 68 WG, 72 WP,...) để phun khi bệnh xuất hiện, theo chỉ dẫn của cơ quan chuyên ngành BVTV hoặc theo hướng dẫn ghi trên bao bì để phòng ngừa và hạn chế sự lây lan của bệnh thối nõn dứa.
Cụ thể: 
- Đối với cây dứa trong vườn ươm: Nên phun thuốc khoảng từ 10 -15 ngày trước khi chuyển cây ra ruộng trồng đại trà bằng thuốc Aliette 80 WP ở nồng độ 0,15%; Ridomil Gold 72 WP ở nồng độ 0,2%; Phosacid 200 ở nồng độ 2%, Agri-fos 400 ở nồng độ 1%,...
- Đối với dứa trồng bằng chồi: Nhúng chồi dứa vào dung dịch thuốc Aliette 80 WP ở nồng độ 0,2%; Agri-fos 400 ở nồng độ 1% hoặc Phosacid 200 ở nồng độ 4% trong 5 phút trước khi đem trồng
- Đối với cây dứa trên vườn trồng: Cần theo dõi chặt chẽ sự xuất hiện của bệnh (đặc biệt từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau) khi bệnh phát sinh, phun Aliette 80WP liều lượng 4 kg/ha, phun lần 2 cách nhau 7-10 ngày. Thực tế từ các công thức thí nghiệm và kết quả sản xuất cho thấy thuốc Aliette 80WP và Phosacide 200 ngoài tác dụng phòng trừ bệnh tốt còn có tác dụng kích thích cây sinh trưởng tốt, tăng trọng lượng quả dẫn đến làm tăng năng suất dứa thu hoạch.

Tác giả bài viết: Nguyễn Tuấn Lộc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây