PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TRÊN CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ CÂY ĂN QUẢ

Thứ tư - 22/09/2021 22:18 3.715 0
I. Định nghĩa thuốc Bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.
II. Thuốc trừ sâu
 Được dùng để phòng trừ các loài côn trùng gây hại cây trồng trên đồng ruộng, côn trùng gây hại trong kho.
a/ Tác động của thuốc: Thuốc trừ sâu có thể tác động đến sâu hại theo nhiều cách khác nhau:
- Tác động đường ruột còn gọi là tác động vị độc:
- Tác động tiếp xúc:
- Tác động xông hơi: 
  - Tác động thấm sâu: 
  - Tác động nội hấp (hay lưu dẫn):
- Thuốc tác động gây ngán:
- Tác động xua đuổi:
* Những thuốc trừ sâu có tác động thấm sâu hay lưu dẫn sau khi phun lên lá được trên 6 giờ nếu có gặp mưa cũng ít bị rửa trôi do thuốc có đủ thời gian xâm nhập vào bên trong thân, lá.
b. Đặc điểm của thuốc trừ  sâu
Thuốc thường tác động đến sâu hại ở giai đoạn sâu non (ấu trùng). Sâu non ở tuổi càng nhỏ càng mẫn cảm với thuốc dễ bị thuốc gây độc.Trưởng thành của nhiều loài sâu hại cũng dễ bị thuốc gây độc (rầy nâu, bọ xít, bọ cánh cứng...) thuốc ít có hiệu quả ở giai đoạn nhộng.
III- Thuốc trừ bệnh
    - Được dùng để phòng trừ nhiều loại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng và nông sản. Tuy có tên gọi thuốc trừ nấm nhưng nhóm thuốc này chẳng những có hiệu lực phòng trị nấm ký sinh mà còn có tác dụng phòng trừ vi khuẩn, xạ khuẩn gây hại cho cây trồng và nông sản.
    - Đối với bệnh cây trên nguyên tắc phòng là chính, thuốc phòng bệnh còn gọi là thuốc trừ nấm tiếp xúc, thuốc bảo vệ cây. Thuốc được phun lên cây hoặc trộn vào hạt giống có tác dụng ngăn ngừa vi sinh vật gây bệnh, thuốc dùng sớm khi dự báo bệnh có khả năng xuất hiện gây hại cho thực vật, nếu dùng muộn khi nấm vi khuẩn đã xuất hiện bên trong mô thực vật thì thuốc không thể ngăn chặn được bệnh.
IV. Sử dụng thuốc BVTV: theo phương pháp 4 đúng:
- Dùng đúng thuốc
- Dùng thuốc đúng lúc
- Dùng thuốc đúng liều lượng và nồng độ
- Phun thuốc đúng kỹ thuật
V. PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TRÊN CÂY CÔNG NGHIỆP
* Biện pháp quản lý chung đối với sâu, bệnh hại cây trồng
+ Thực hiện biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM.
+ Biện pháp canh tác: xen canh, luân canh, vệ sinh đồng ruộng, gieo trồng đúng mật độ, bón phân cân đối, tưới tiêu hợp lý ….
+ Chọn giống kháng sâu, bệnh, chọn đất, chọn thời vụ thích hợp để khi sâu phát sinh gây hại nặng không trùng vào lúc đậu quả, hình thành quả, thu hoạch đúng lúc.
+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm và có biện pháp phòng trừ hiệu quả đối với từng loại sâu bệnh.
+ Bảo vệ các loại thiên địch, nếu phải dùng thuốc BVTV thì nên sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học. Hạn chế sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc hoá học, và phải tuân thủ theo nguyên tắc 4 đúng.
A. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY LẠC.
1. Nhóm sâu ăn lá: sâu khoang, sâu xám, sâu cuốn lá, sâu xanh.
- Sâu xám chủ yếu gây hại giai đoạn cây con (cắn đứt ngang gốc cây con) làm mất mật độ ban đầu. Các loại sâu khác gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc.
- Mật độ ít: Bắt thủ công, khi mật độ cao nên dùng thuốc hoá học để xử  lý theo liều lượng khuyến cáo: Regent 800WP hoặc Bestox 5 EC...  
2. Nhóm chích hút
- Nhóm này chủ yếu là rệp và rầy phá hoại bộ lá.
- Có thể dùng các loại thuốc sau:  Bassa 50EC; Aplan 10%; Conpidor 100SL
3.  Sùng đất
- Phá hoại từ khi lạc gieo xuống cho đến khi lạc ra hoa.
- Biện pháp phòng trừ
+ Vệ sinh đồng ruộng, bón vôi khi cày bừa làm đất.
+ Không bón phân chuồng tươi cho ruộng lạc.
+ Thuốc hoá học: Basudin rải vào đất khi lên luống và đảo đều. Số lượng 4 - 5kg/ha
4. Bệnh hại lạc
4.1. Bệnh lỡ cổ rễ
- Bệnh phát triển do nấm ở thời kỳ cây con trong điều kiện mưa nhiều ướt đất, độ ẩm cao. Lạc bị nấm phá hoại ở phần cổ rễ, rễ, gốc phần sát mặt đất.
- Biện pháp phòng trừ
+ Bố trí lạc trên đất cao, thoát nước tốt, bón vôi bột, tranh thủ xới xáo làm thoáng đất.
+ Dùng thuốc hoá học: Rovral 50wp; Ridomil theo khuyến cáo.
4.2 Bệnh héo xanh vi khuẩn
- Bệnh này do vi khuẩn gây hại. Thời kỳ gây hại từ khi lạc bắt đầu ra hoa trở về sau. Trong điều kiện lạc phát triển rậm rạp, trời có mưa nắng xen kẽ độ ẩm trong đất cao, nhiệt độ không khí ở mức ± 35oC thì bệnh thường xuất hiện và phá hoại.
- Biện pháp phòng trừ
Biện pháp canh tác là chủ yếu:
+ Luân canh cây trồng khác.
+ Vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất.
+ Bón vôi khi cày bừa làm đất.
+ Vùng trũng nên lên luống cao, thoát nước nhanh, thường xuyên xới xáo cho đất khô thoáng.
+ Không được dùng phân tươi bón, gieo lạc đúng mật độ, đúng thời vụ, xử lý hạt giống (trong trường hợp thời tiết không thuận lợi), dùng giống kháng bệnh.
B. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY ĐẬU TƯƠNG
1. Dòi đục nõn, sâu ăn lá, sâu xanh
- Triệu chứng: Phá hại lá và ngọn làm ảnh hưởng suốt quá trình sinh trưởng, phát triển.
- Biện pháp phòng trừ
+ Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nếu thấy sâu xuất hiện kịp thời xử lý.
+ Thuốc hoá học: Dùng các loại sau đây Cyperan 50EC, Kinalux 25EC, Trebon, Regent 800WG, Selecron 500 EC, Peran 50 EC,..
2. Sâu đục quả
- Biện pháp phòng trừ
+ Trước trổ hoa 1 tuần ta phun phòng lần 1 Cyperan 50EC, Peran 50EC.
+ Khi đậu đã có 1 hoặc 2 hoa nở phun tiếp lần 2.
+ Khi đậu đã có trái phun tiếp lần cuối cùng Peran 50EC, Match 50ND; Nimbus 1.8 EC,  Antaphos 50 EC, Motox 10 EC,… phun theo hướng dẫn trên bao bì.
3. Sâu xám
- Triệu chứng: Thường cắn ngang thân và phá hại nặng thời kỳ cây con.
- Biện pháp phòng trừ: Dùng thuốc hoá học như: Carbaryl, Diazinon hoặc có thể bắt bằng tay khi sâu ở tuổi 4 - 5 và bắt vào buổi sáng sớm.
3. Bệnh lở cổ rễ hại cây đậu tương
Nguyên nhân: Bệnh do nấm gây hại, cây con thường dễ bị nhiễm bệnh này. Đoạn thân cây sát mặt đất bị biến thành màu nâu và hơi tóp lại. Trường hợp bệnh nặng, gốc cây sẽ bị thối và cây gãy gục.
Biện pháp phòng trừ: khi bệnh chớm xuất hiện nên nhổ bỏ cây bị bệnh. Dùng một trong các loại thuốc trừ nấm như : Validacin 5 SL, Tilt Super 300 ND,... Phun đẫm thuốc vào chỗ bị bệnh .
   4. Bệnh gỉ sắt
 Nguyên nhân: Khi chớm bị bệnh mặt dưới lá vết bệnh có những chấm nhỏ màu vàng trong, vết bệnh phát triển tạo thành một lớp nấm có màu vàng nâu (gạch non). Cây đậu tương bị bệnh khiến lá sớm bị vàng, giảm khả năng quang hợp, làm giảm năng suất và phẩm chất đậu tương. Từ ra hoa đến thu hoạch quả là lúc bệnh phát triển nhanh nhất trên lá bánh tẻ và lá già. Những ruộng bị nặng có thể không được thu hoạch.
Biện pháp phòng trừ: dùng các giống ít bị nhiễm bệnh như DT84, DT 96. Khi ruộng có trên 20- 30 % lá hại, dùng một trong các loại thuốc như: Ridomil Gold 68 WP, Zineb 80WP, Tilt supper 300ND,...
C. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY MÍA
1. Nhóm hại gốc: Gồm bọ hung, Bọ cánh cam….
- Triệu chứng: Sâu phá hại gốc và mầm mía phía dưới đốt, nhất là mía lưu gốc, làm cây héo và chết
- Biện pháp phòng trừ
          + Trước khi trồng nên dùng Basudin 10H: 20 - 30kg/ha rắc vào rảnh rồi mới đặt hom trồng, nơi có nhiều bọ hung trước khi vun gốc lần 1 rải thêm thuốc này vào gốc rồi vun đất.
           BAM 10G; Regen 3G; Padan 5G; Sago Super 3G, với lượng 30-40kg/ha. Rắc một lớp mỏng trên mặt đất sau đó lấp đất dày 2-3cm, đặt hom mía lên hoặc bón vào gốc, cách gốc 5cm đối với mía lưu gốc. Rắc hai bên hàng mía đẻ nhánh, sau vun luống để trừ sâu non.
          + Luân canh với cây trồng khác hay cho nước vào ngâm 2 - 3 ngày
2. Nhóm đâu đục thân: Gồm có 5 loại:
- Triệu chứng
+ Sâu đục thân mình vàng: Gây hại chủ yếu vào thời kỳ mía mầm, sâu non đục vào mầm ở dưới mặt đất, làm nõn bị héo và chết.
+ Sâu đục thân 4 vạch: Cũng hại mầm, nhưng hại mía cây là chính. Sâu đục vào thân làm cho mía dễ gãy, đường đục cũng tạo cho nấm bệnh thối đỏ xâm nhập.
+ Sâu đục thân 5 vạch: Phá hại khi mía mầm, làm nõn bị héo. Thời kỳ vươn lóng cây bị rỗng ruột. Sâu phá hại nặng trên mía trồng vụ thu.
+ Sâu đục thân mình trắng: Phá hại mía cây, đặc biệt là ở đốt ngọn, làm cho ngọn mía bị héo, lá xung quanh ngọn mía xòe ra không bình thường.
+ Sâu đục thân mình hồng: Hại mía mầm là chính, khi mới nở gặm bên trong lá, sau đó từ bẹ lá đục vào ngọn và phá hại điểm sinh trưởng làm cho nõn mía bị héo.
- Biện pháp phòng trừ
+ Trồng giống mía nhiễm sâu nhẹ.
+ Dùng Basudin 10G: 20 - 30kg/ha hoặc Padan 4G: 30kg/ha. Rãi vào rãnh trước khi trồng hoặc vào luống sát gốc trước khi vun gốc.
+ Dùng bẩy đèn bắt sâu trưởng thành.
+ Cắt bỏ cây bị sâu và làm sạch cỏ.
+ Khi sâu non phát sinh dùng Padan 4G: 0,8 kg/ha.
3. Nhóm rệp bông trắng: Gồm rệp bông trắng, rệp sáp hồng hại lóng…( Nhưng hại mạnh nhất là rệp bông trắng)
 - Triệu chứng: Rệp non bám vào đốt mía trong bẹ lá hút chất dinh dưỡng, bài tiết ra chất đường tạo điều kiện cho bệnh phát triển và kiến ăn mật cùng cộng sinh với rệp và giúp rệp phát triển
- Biện pháp phòng trừ
+ Chon hom giống trồng sạch rệp, bóc lá và ngâm nước vôi trước khi trồng
+ Thường xuyên kiểm tra nếu thấy rệp phát sinh thì bóc lá và dùng tay xoa giết rệp ngay tránh lây lan.
        + Bón phân cân đối.
        + Làm sạch cỏ, bóc lá già kịp thời.
        + Dùng Supracid 40EC 0,1 - 0,5%, Dibadan 95WP, Oncol 20EC, Ofatox 400EC … phun ướt đẫm khắp hai mặt lá, thân.
          4. Bệnh than
- Triệu chứng: Làm  cho lá mía bị biến dạng thành roi cong xuống. Cây mía bị bệnh mất khả năng tạo dóng và ở gốc đẻ nhiều nháng nhỏ, song mầm nhánh đều bị bệnh.
- Biện pháp phòng trừ
+ Trồng giống kháng bệnh.
+ Kịp thời nhổ bỏ và tiêu huỷ cây mía bị bệnh.
+ Dùng thuốc Benlate 50WP, Benmyl 50WP, Bendazol 50WP Tilt250ND pha với nước nồng độ 0,2%, nhúng hom mía 5 phút trước khi trồng.
5. Bệnh gỉ sắt
- Triệu chứng: Bệnh tập trung trên lá bánh tẻ và lá già ở cả 2 mặt, đầu tiên là vết đốm dài có màu vàng trong, sau đó vết bệnh có dạng hình trụ, màu nâu huyết, sờ tay trên lá thấy gồ ghề và dính bột màu vàng.
- Biện pháp phòng trừ
       + Bón phân cân đối, chăm sóc cây tốt.
       + Trồng giống kháng bệnh.
       +  Dùng Tilt 250ND lượng 1 - 1,5lít/ha, hoặc thuốc Sagograin 300EC theo liều khuyến cáo
6. Thối ngọn
 - Triệu chứng:  Gây hại trên lá non, làm cho phiến lá bị dị hình. Bị nặng thì gốc phiến lá ngắn lại, phiến lá không xoè ra bình thường, đọt bị chết thối, ngửi có mùi khó chịu và có bụi phấn màu hồng nhạt.
- Biện pháp phòng trừ
+ Trồng giống kháng bệnh.
+ Thời kỳ mía vươn lón cắt tiêu huỷ lá bệnh.
+ Dùng Boocđô để phun hoặc Sulphát đồng + vôi + đất rắc vào ngọn (Tỷ lệ 10:40:50)
D. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CHÈ
1. Sâu hại búp và lá chè
            - Triệu chứng
            + Bọ xít muỗi: Hại từ tháng 8 - 12, làm cho búp chè cong queo và đen thui.                         
          + Rầy xanh: Hại từ tháng 3 - 5 và 9 - 10, làm cho búp chè cằn lại, có màu vàng, mép lá cong lên. Nếu bị hại nặng, chóp lá bị khô có màu thâm đen và lan dần xuống hai bên mép lá.
          + Bọ trĩ: Hại từ tháng 6 - 9 làm cho búp chè bị biến dạng cong queo, giòn dễ gãy, hại nặng thì lá non bị rụng.
          + Sâu chùm và sâu róm:
          + Nhện đỏ nâu: Hại từ tháng 2 - 5 và tháng 9 - 11.
          + Nhện đỏ vàng: Hại từ tháng 5 - 6.
  - Biện pháp phòng trừ
          + Vệ sinh n­ương chè sạch sẽ, xới xáo trừ nhộng, phát quang những cây ký chủ nh­ư: cây mua, ổi, gioi…
          + Bón phân cân đối, hái chè triệt để, trồng cây bóng mát.
          + Điều chỉnh thời gian đốn chè để khi nẩy chồi lệch với thời gian rầy phát sinh.
          + Lợi dụng những thiên địch có lợi, dùng ánh sáng mạnh để bẩy sâu, rầy.
          + Dùng thuốc Padan, Actara, Regent, Trebon, Confido 700WG, Admire 050EC…
          * Hiện nay để sản xuất chè an toàn cần sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc từ thảo mộc như SH - 01 để diệt sâu, đặc biệt hiệu quả đối với Bọ cánh tơ 100%, Rầy xanh 74%.
Sử dụng chế phẩm sinh học từ nấm Beauveria bassiana để trừ rầy xanh, bọ xít muỗi,… chế phẩm Bt để trừ các sâu miệng nhai (sâu cuốn lá chè, bọ nẹt chè, sâu chùm,…) hoặc Bitadin để trừ nhện đỏ nâu, rầy xanh, chế phẩm thảo mộc và có nguồn gốc sinh học (như Sukopi, SH01, xanh green, Sông Lam 333, Deris, Rotox,…) và dầu khoáng BVTV để trừ dịch hại chính trên cây chè, chế phẩm sinh học từ nấm đối kháng Trichoderma spp để trừ một số vi sinh vật ở trong đất gây bệnh cho cây chè.
Thu những cá thể sâu hại chè bị chết bệnh đem nghiền nát, hòa với nước lã sạch và phun lên những nơi có các loài sâu hại đó nhằm cung cấp nguồn vật gây bệnh của sâu hại.
Nghiên cứu áp dụng việc nuôi lượng lớn một số loài bắt mồi ăn thịt (bọ rùa, cánh cứng ngắn Oligota sp., nhện nhỏ Amblyseius sp.,…) và thả vào hệ sinh thái cây chè để trừ rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, nhện nhỏ.

          2. Bệnh phồng lá chè
          - Triệu chứng: Bệnh phát sinh mạnh vào thời kỳ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 10. Làm cho mặt trên của lá có vết lõm trắng bóng, mặt d­ưới phồng lên như­ vết bỏng và bị phủ lớp nấm mỏng mịn màu xám tro hoặc trắng.
          - Biện pháp phòng trừ
          + Chăm sóc nương chè tốt, làm sạch cỏ, bón Kali từ vụ Xuân, nhặt bỏ các cành bị bệnh. Bị nặng thì nên đốn đau hoặc đốn phớt, thời gian đốn điều chỉnh cho phù hợp với tình hình phát sinh bệnh ở vùng đó.
+ Dùng thuốc hoá học: Sử dụng loại thuốc trừ bệnh phồng lá hiệu quả nhất là manage 5WP,  sau đó có thể dùng thêm loại starsuper 20Wp, diboxylin 4SL, 8SL. Phun 2 lân cách nhau từ 7-10 ngày, phun theo khuyến cáo của nhà sản xuất
 Boocdo 1% hoặc Sunphat đồng 1% phun đều khắp tán chè. Phun kép 2 lần cách nhau 7 - 10 ngày.
Chú ý: Không phun thuốc hoá học định kỳ mà theo điều tra, dự báo khi sâu bệnh mới phát sinh. Dùng thuốc theo đúng chỉ dẫn, trư­ớc thu hoạch 15 ngày không đ­ược phun thuốc.
E. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CÀ PHÊ
1. Sâu đục thân
- Triệu chứng: Gây hại trên cây cà phê năm thứ 3 trở đi, làm lá héo vàng, thân dễ gãy. Phá hại tháng 3 - 4 và tháng 10 - 11.
          - Biện pháp phòng trừ
+ Dùng biện pháp tổng hợp, chăm sóc cây tốt cành lá phát triển cân đối, trồng cây che bóng phù hợp, thu gom cây bị sâu đem đốt, trồng mật độ dày.
+ Dùng thuốc:
 Supracid 40EC 0,5% + dầu Diezel 0,5% hoặc Diazinol EC 0,25% + dầu diezen 0,5%, quét hoặc phun lên thân cây.
+ Dùng hỗn hợp thuốc Supracid hay Sumithion nhào với đất sét + phân trâu bò tươi quét lên thân cành phần hoá gỗ.
2. Sâu tiện vỏ
- Triệu chứng: Gây hại giai đoạn kiến thiết cơ bản làm cây héo vàng và chết. Sau khi đẻ trứng sâu non phá hoại từ tháng 3 trở đi.
          - Biện pháp phòng trừ
+ Dùng các loại thuốc như sâu đục thân phun và quét lên thân vào tháng 1 và 5, phun kép.
3. Rệp hại rễ
  - Triệu chứng: Gây hại từ tháng 5 trở đi.
          - Biện pháp phòng trừ
+ Thường xuyên kiểm tra gốc thấy 30 con/gốc thì xử lý: Bới đất xung quanh gốc dạng phễu cách gốc sâu 10cm.
+ Dùng các loại thuốc: Basudin, Subatox, Bassa nồng độ 0,2% + 1% dầu diezel tưới mỗi gốc 0,5 - 1lít rồi lấp đất lại. Hoặc dùng thuốc bột hay hạt như Bam, Sumithion, Furadan 20g/gốc.
* Chú ý kiến và nước chảy là nguồn lây lan.
4. Rệp vảy xanh, rệp vảy nâu
  - Triệu chứng: Gây hại vào mùa khô trên cà phê kiến thiết cơ bản và năm đầu kinh doanh.
          - Biện pháp phòng trừ
+ Làm sạch cỏ, cắt bỏ cành chạm đất, dùng thuốc B58, Subatox, Suthrathion nồng độ 0,2% phun kép 2 lần cách nhau 7 - 10 ngày.
5. Mọt
5.1. Mọt đục cành:
  - Triệu chứng: Phát triển đầu mùa khô, đục lỗ nhỏ bên dưới cành làm cành héo chết.
Hiện chưa có thuốc phòng trừ hiệu quả, nên phải phát hiện kịp thời và cắt bỏ cành bị mọt.
5.2. Mọt đục quả:
          - Biện pháp phòng trừ: Cần vệ sinh đồng ruộng, thu hoạch quả kịp thời, nhặt đốt hết quả khô trên cành tránh lây lan. Dùng thuốc Thiodan 0,25% phun vào giai đoạn quả đã già.
6. Bệnh gỉ sắt
  - Triệu chứng: Bệnh tấn công phía dưới mặt lá vết bệnh có màu vàng da cam, xuất hiện vào đầu mùa mưa, phát triển mạnh vào cuối mùa mưa.
- Biện pháp phòng trừ
+ Sử dụng giống kháng bệnh, loại bỏ cây con bị bệnh, ghép nối ngọn những cây bị bệnh nặng trên vườn sản xuất.
+ Phun Tilt, Boocdo, Bayleton nồng độ 0,1% hay Anvil 0,2%, phun 0,5 - 1 lít/cây vào dưới mặt lá khi cây có 10% lá bị bệnh phun 2 - 3 lần cách nhau 1 tháng.
+ Bón phân đầy đủ và tạo hình thông thoáng.
7. Bệnh khô cành, khô quả
- Triệu chứng: Bệnh tạo ra những vết lõm nâu làm cành, quả khô dần (haBệnh này thường  bị ở vườn thiếu dinh dưỡng).
- Biện pháp phòng trừ
+ Trồng cây che bóng hợp lý, bón phân cân đối đầy đủ, cắt bỏ cành mang bệnh.
+ Dùng thuốc Derosal  0,2%, Carbenzin 0,2%, Tilt 0,1%, Bumper 0,1%, Topsin 0,1%, phun khi xuất hiện vết bệnh đầu tiên,  phun 2 - 3 lần cách nhau 20 - 30 ngày.
8. Bệnh lở cổ rễ
- Biện pháp phòng trừ
+ Trong vườn ươm tránh ẩm quá điều chỉnh ánh sáng thích hợp nhổ bỏ cây bị bệnh.
+ Trên vườn sản xuất không được đọng nước, quá trình chăm sóc không gây vết thương ở rễ, tiêu huỷ cây bị bệnh nặng.
+ Dùng Benlate 0,5% và Validacin 3% tưới vào gốc bị bệnh 1 - 2 lít / cây, tưới 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.
9. Bệnh thối rễ
- Triệu chứng: Là bệnh rất nguy hiểm vì gây chết hàng loạt, hiện chưa có thuốc đặc trị. Bệnh do nấm và truyến trùng kết hợp gây hại. Cây bị bệnh sinh trưởng chậm, ít phân cành thứ cấp, lá có màu vàng, cổ rễ bị thối. Cà phê ở thời kỳ KTCB bị nghiêm trong hơn thời kỳ  KD
- Biện pháp phòng trừ
   + Trồng giống sạch bệnh.
   + Thường xuyên kiểm tra vườn phát hiện cây bị bệnh sớm đào cây và toàn bộ rễ đem đốt.             + Bón phân đầy đủ, tăng cường bón phân hữu cơ, hạn chế xới xáo trong vườn cây bị bệnh.
   + Có thể trồng xung quanh gốc càphê bằng cây cúc vạn thọ, rễ cây này tiết ra chất có thể  tiêu diệt và xua đuổi tuyến trùng.
   + Vùng bệnh tưới Benlate hay Benrazol 0,5% tưới 5lít/gốc 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.
F. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY DỨA
1. Rệp sáp: Là môi giới gây bệnh héo lá dứa
- Biện pháp phòng trừ: Xử lý chồi trước khi trồng bằng thuốc Bi58 nồng độ 0,1-0,2% hoặc Basudin 0,1% + 0,4%, dầu hoả ngâm trong 3-5 phút. Phòng trị kiến sống cộng sinh với rệp sáp. Vệ sinh vườn, nhổ bỏ và tiêu huỷ các cây bị rệp gây hại. Phun 1 trong các loại thuốc như: Butyl 10WP 25gr/bình 8lít; Lancer 75WP 15-20gr/bình 8lít; Kumulus 80DF 10-20gr/bình 8 lít; Dầu DC Tron –Pus theo hướng dẫn của chuyên môn.
2. Sâu hại rễ
- Triệu chứng: Tạo ra vết thương cơ giới từ đó tuyến trùng và nấm bệnh xâm nhập vào gây nên hiện tượng thối đen thân chồi dứa làm cho vườn dứa tàn lụi rất nhanh.
  - Biện pháp phòng trừ
+ Dùng thuốc Lindafor 2 kg/ha hoặc Sevidol 8G 25 kg/ha, hoặc Mocap 20C 9 lít/ha bón vào xung quanh vùng rể để diệt sâu non.
+ Những vườn dứa bị hại nặng thì phải luân canh với cây trồng khác 1 - 2 năm trước khi trồng lại chu kỳ mới.
3. Bệnh thối nõn
- Triệu chứng: Do vi khuẩn gây nên. Biểu hiện nõn cây bị mềm nhũn sau đó bị thối. Bệnh thối nón phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ thấp (12 - 20C) độ ẩm không khí cao trên 80%.
  - Biện pháp phòng trừ
+ Áp dụng biệp pháp canh tác tổng hợp.
+ Bón cân đối NPK chú ý bổ sung Magie.
+ Khi có bệnh phun thuốc Manceb 0,5% hoặc Alliete 0,2% với lượng phun 1000 lít/ha, phun 3 - 4 lần, cách nhau 10 - 15 ngày.
Phòng trừ: Luống trồng dứa cần được làm cao ráo, thoát nước tốt. Hệ thống mương rãnh phải đảm bảo trong mùa mưa bộ rễ bị ngập úng, cây giống được xử lý thuốc trừ nấm trước khi đem trồng. Sau khi trồng dùng 1 trong các loại thuốc để phun định kỳ như: Alpine 80WP, Mexyl MZ 72WP, Aliette, Ridomil theo hướng dẫn trên bao bì.
4. Bệnh héo vi rút
- Triệu chứng: Đây là một bệnh khá nguy hiểm, lá héo dần từ ngọn xuống, khi hiện tượng héo xảy ra, bộ rễ cây đã ngừng sinh trưởng không có khả năng hút nước và dinh dưỡng.
  - Biện pháp phòng trừ
+ Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp.
+ Chú ý tiêu diệt rệp sáp và kiến.
+ Chọn chồi sạch bệnh xử lý đất trước khi trồng.
Phòng trừ: Trồng giống sạch bệnh, tích cực phòng trị rệp sáp, vệ sinh vườn và tiêu huỷ các cây có triệu trứng chứng nghi ngờ bị nhiễm bệnh.
5.  Tuyến trùng hại rễ
- Triệu chứng: Gây hại đến sự phát triển của bộ rễ.
  - Biện pháp phòng trừ
+ Xử lý đất trước khi trồng, luân canh với các cây trồng khác.
+ Khi phát hiện có tuyến trùng gây hại trong sản xuất có thể phun hoặc bón quanh hàng dứa các loại thuốc sau: Đicloroproplu, Captazol hoặc ĐBCP...
G. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY CAM
1. Bướm hút quả
          - Triệu chứng: Ban ngày ẩn náu ở nơi rậm rạp, trong rừng, gây hại vào ban đêm ở những vườn cam quả đã lớn và bắt đầu chín có màu vàng cho đến thu hoạch. Bướm hoạt động mạnh nhất từ chập tối đến 9 giờ đêm. Chúng dùng vòi cứng, nhọn chích sâu vào trong thịt quả hút dinh dưỡng. Vết chích làm cho quả úa vàng, thối dần và rụng.
  - Biện pháp phòng trừ
+ Không trồng gần bìa rừng, vệ sinh vườn, loại bỏ bụi cây rậm rạp xung quanh vườn.
+ Bao quả bằng giấy hoặc túi nilon tránh được cả bướm và ruồi hại quả.
+ Mùa quả chín, ban đêm có thể soi đèn dùng vợy bắt bướm.
+ Bẫy bướm bằng bả chua ngọt (nước dứa ép + Diptecide 90WP 1%). Đặt bả xung quanh vườn cây, mỗi ha từ 15 - 20 bẫy.
2. Sâu xanh, bướm phượng chấm đỏ
          - Triệu chứng: Hoạt động ban ngày, bay lượn trong vườn cam và đẻ trứng rải rác từng quả vào các chồi non, lá non. Sâu non nở ra ăn trụi phiến lá, khi đẫy sức chúng lột nhộng ngay trên cành. Sâu non xuất hiện và gây hại vào tháng 5 - 9.
  - Biện pháp phòng trừ
+ Thường xuyên kiểm tra vườn, nếu mật độ thấp có thể bắt sâu non, nhộng bằng tay.
+ Mật độ cao phun thuốc: Sherpa 10Ec, Decis 2,5EC, Trebon 10EC diệt sâu non.
+ Sumicidin 50EC, fastac 50EC, regent 80WG, dipel, delfin, biocin, cypermethrin…
3. Ruồi đục quả
          - Triệu chứng: Ruồi trưởng thành chích sâu ống đẻ trứng vào trong thịt quả, đẻ trứng vào đó thành từng ổ, trứng nở ra dòi phá hại phần thịt quả làm cho quả bị thối và rụng. Thường xuất hiện từ tháng 6 - 11, hại nặng vào giai đoạn quả bắt đầu chín đến thu hoạch.
  - Biện pháp phòng trừ
+ Dùng giấy, túi nilon bao gói từng quả.
+ Thu nhặt quả thối, rụng chôn sâu xuống đất diệt dòi bên trong.
+ Thu hoạch quả vừa đủ độ chín không để trên cây quá lâu.
+ Phun phòng trừ bằng hỗn hợp 5% bả protein + 1% pyrinex 20EC, mỗi cây phun 50ml (tương đương 1m2), phun tập trung vào nơi có nhiều lá. Phun định kỳ 7 ngày 1 lần từ trước thu hoạch 1 tháng đến thu hoạch xong.
Có thể phun bả Protein thủy phân để diệt ruồi cái bằng cách pha 50ml bả protein thủy phân + 10ml Pyrinex 20EC hoặc 3ml Regent 5 SC vào 1 lít nước rồi phun lên một số điểm dưới tán cây cam quýt; mỗi cây phun một điểm, mỗi điểm phun 20-50ml hỗn hợp; phun định kỳ khoảng 1 tuần 1 lần.
Dùng “thuốc nhử ruồi” VIZUBON-D để dẫn dụ và diệt ruồi đực. Điều này cũng giúp hạn chế tác hại của ruồi rất lớn. Biện pháp này nếu vận động được nhiều chủ vườn trên một vùng rộng lớn cùng làm thì mới có kết quả cao.
Không nên dùng thuốc hóa học phun trực tiếp lên trái cam quýt khi sắp chín vì dòi nằm bên trong khó chết và lúc này trái sắp được thu hoạch rất dễ gây ngộ độc cho người ăn. Đem tiêu hủy những trái bị dòi gây hại để diệt dòi bên trong trái. Khi ruồi trưởng thành dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugenol để dẫn dụ và diệt ruồi đực hoặc phun bả protein, chỉ phun thành đốm nhỏ trên tán cây. Nên phun vào khoảng 8-10h sáng.
4. Sâu vẽ bùa
          - Triệu chứng: Trưởng thành là một loại bướm rất nhỏ, đẻ trứng rời rạc trên các chồi non vào ban đem. Sâu non sau khi nở đục vào ăn phần thịt lá dưới lớp biểu bì thành các đường ngoằn ngoèo màu trắng trên phiến lá, lá npn bị quăn queo, bị rụng. Thời gian gây hại của sâu vẽ bùa vào các đợt lộc của cây cam, đặc biệt là lộc xuân tháng 4 - 5, lộc thu tháng 8 - 9 gây hại nặng nhất giai đoạn vườn ươm, cam mới trồng và ở thời kỳ kiến thiết cơ bản.
  - Biện pháp phòng trừ
+ Theo dõi chặt chẽ các đợt lộc rộ, tiến hành phun thuốc sớm khi độ dài của lộc đạt 1 - 2cm hoặc phát hiện thấy chớm bị hại: Dùng các loại thuốc Sherpa 10Ec, Sumicidin 20EC, Lannate 40SP, Imidacloprid (Confidor 100SL…), Cypermethrin (Viserin 4.5EC….) Abamectin (Vibamec 1.8EC, 3.6EC…) để phòng trị.
+ Bị hại nặng nên dùng hỗn hợp 2 loại thuốc Padan 95SP + Decis 2.5 Ec phun srx đạt hiệu quả cao.
5. Sâu đục cành
          - Triệu chứng: Trưởng thành là một loại xén tóc, thường xuất hiện trên các vườn cam từ cuối mùa xuân, đầu mùa hè, đẻ trứng rải rác ở các nách cành. Sâu non sau khi nở đục vào các cành thành đường hầm đi từ cành tăm đến cành to và tới thân làm cho cành úa vàng rồi chết cả cành. Thường gây hại từ tháng 5 - 11.
  - Biện pháp phòng trừ
+ Vệ sinh vườn, tỉa cành tạo tán làm cho vườn cam thông thoáng, cắt cành tăm có sâu đem tiêu huỷ.
+ Vợt bắt xén tóc, diệt sâu non trong các cành to bằng cách dùng bơm kin tiêm bơm các loại dung dịch Padan 95SP pha nồng độ 1%, Polytrin 50Ec, Sumicidin 50Ec nồng độ 1 - 2% vào các lỗ đục rồi vít kín lại bằng đất sét, phân trâu bò hoặc vôi đã tôi dẻo.
Sau khi thu hoạch quả, pha hỗn hợp 1 phần CUSO4 + 1 phần vôi tôi + 20 phần nước quét vào gốc cây, thân cây từ 1m trở xuống để hạn chế việc đẻ trứng của xén tóc
+ Regent 800 WG, tango 800 WG, patox 95 SP… để phun ướt thân cành.
6. Rầy chổng cánh
          - Triệu chứng: Trưởng thành và rầy non chích hút nhựa cây nhất là trên các chồi và cành non làm cho chồi và lá non bị héo, nhưng tác hại chính của rầy chổng cánh là môi giới truyền bệnh vi khuẩn gây bệnh vàng lá Greening cho cam, quýt. Các đợt phát sinh rộ của rầy chổng cánh trùng với các đợt ra lộc của cam, quýt.
  - Biện pháp phòng trừ
+ Thường xuyên theo dõi điều tra mật độ rầy vào các thời kỳ vườn cam quýt phát lộc. Phun các loại thuốc trừ rầy như: Basa 50Ec, Regent 800WG, Trebon 20ND, Actara 25WG, Anvado 100WP (thuốc cung tên), dầu DC- Tron Plus, Isoprocarb (Mipcide), Buprofezin (Applaud), Isoprocarb (Bassa...) hoặc dầu khoáng.  Phun trừ sớm hạn chế khả năng truyền bệnh của rầy.
7. Nhện hại (nhệ đỏ, nhện trắng, nhện ống...)
          - Triệu chứng: Nhện đỏ gây hại trên lá bánh tẻ và lá già làm cho lá mất màu xanh sáng thành xám bạc, bị nặng lá rụng hàng loạt. Nhện vàng (nhện ống), nhện trắng đều hại lá non, làm lá bị uốn cong, phồng cứng và queo. Quả bị nhện ống gây hại vỏ quả hình thành các đám rám màu xám hoặc nâu tối. Nhện trắng làm cành non, vỏ quả bị hại tám xù xì màu xám bạc. Thường gây hại từ tháng 3 - 11. Thời tiết nóng ấm, khô hạn thích hợp cho nhện phát triển.
  - Biện pháp phòng trừ
+ Chăm sóc cây phát riển tốt, tưới đủ nước không để cây bị khô hạn.
+ Phun thuốc trừ nhện: Pegasus 500ND, Ortus 3SC, Comite 73EC hoặc các loại dầu khoáng DC Tronplus 0,5%, dầu khoáng SK Enspray 99. Nên sử dụng luân phiên các loại thuốc hóa học để ngăn nhện hình thành tính kháng: Dầu khoáng, Hexythiazox (Tomuki 50EC, Nissorun 5EC, Lama 50EC...),  Propargite (Comite 73EC, Sagomite 57EC...), Pyridaben (Hapmisu 20EC, Nomite - Sạch nhện 180EC...), Amitraz (Binhtac 20EC, Mitac 20EC...),  Diafenthiron (Detect 50WP, Pegasus 500SC, Pesieu 500SC...) Phun dầu khoáng ngay từ khi mới hình thành quả.
8. Rệp muội
          - Triệu chứng: Sống tập trung trên các chồi non, lá npn chích hút nhựa, làm cho lá non, ngọn, chòi non biến dạng cong queo. Chất thải do rệp tiết ra hấp dẫn kiến và tạo điều kiện cho nấm muội đen phát triển che phủ bề mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp. Rệp còn là môi giới truyền bệnh Tristeza rất nguy hiểm cho cam quýt. Phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết ấm áp trùng với các thời kỳ ra lộc xuân và lộc thu.
  - Biện pháp phòng trừ
+ Thường xuyên kiểm tra vườn, ngắt các ổ rệp ở ngọn, chồi.
+ Khi thấy mật độ cao phun thuốc trừ rệp: Sherpa 25Ec, Sherbush 10ND, Simicidin 20EC, Trebon 20WP...  
+ Nurelle D 25/2.5EC, Oncol 20EC, Cori 23EC, Mospilan 3E, Elsan 50EC, Applaud 10WP, Dầu khoáng Citrole 96.3EC...   
+ Mật độ thấp không nên phun để bảo vệ nguồn thiên địch do rệp có nhiều thiên địch.
9. Bệnh Greening: Nguyên nhân chủ yếu là do trồng các cây giống có mắt ghép, cành chiết đã nhiễm bệnh hoặc do rầy chổng cánh là môi giới truyền vi khuẩn Liberobacterium asiaticum gây bệnh từ cây này sang cây khác. 
          - Triệu chứng: Lá có màu vàng khảm gân lá vẫn xanh, quả ra không đúng vụ, quả nhỏ vẹo, tép khô. Bị nặng cây lụi tàn rồi chết
  - Biện pháp phòng trừ
+ Sản xuất cây giống trong nhà lưới chống côn trùng bằng mắt ghép sạch bệnh.
+ Chỉ sử dụng giống sạch bệnh để trồng.
+ Thực hiện tốt quy trình chống tái nhiễm bệnh thông qua việc thường xuyên kiểm tra vườn, kịp thời phát hiện và phun thuốc trừ rầy chổng cánh triệt để.
+ Chăm sóc vườn cam phát triển tốt.
+ Chặt bỏ hững cây đã nhiễm bệnh trong vườn hoặc ở những vườn xung quanh mang tiêu huỷ tránh lây lan.
+ Phòng trừ trung gian truyền bệnh (Rầy chổng cánh) bằng thuốc hóa học, ngăn chặn khả năng truyền bệnh của rầy. Sử dụng một số loại thuốc như Trebon 0,15-0,2%, Sherpa 0,1-0,2%, Sherzol 0,1-0,2%, Bassa, confidor… phun 500-600 lít nước thuốc đã pha/ha. Phun định kỳ bảo vệ các đợt cây ra lá non, nhất là vào mùa xuân, hay đầu mùa mưa, vì rầy luôn chọn các đọt non để đẻ trứng.
+ Trồng xen ổi trong vườn cây có múi để xua đuổi rầy chổng cánh. Nuôi thả kiến vàng oecophylla smaragdina trên vườn hạn chế rầy chổng cánh.
+ Cắt bỏ tất cả các cành bị bệnh nặng đem đốt, lưu ý các dụng cụ chăm sóc khi đem dùng cho cây khác phải được khử trùng bằng cồn cao độ.
+ Đối với những cây có biểu hiện bệnh thì tiêm thuốc kháng sinh trừ vi khuẩn Liberobacter asiaticum (gây bệnh Greening trên cây có múi) như sử dụng kháng sinh Tetracyclin, để tiêm áp lực vào thân (đường kính thân cách mặt đất 20-25 cm tối thiểu phải trên 10 cm).
+ Bón phân cân đối tăng sức đề kháng và chống chịu sâu bệnh của cây. Sau khi thu hoạch bón phân vi lượng Sitto-V Siêu Kẽm với lượng 15 - 20 kg/ha và Sitto-V CAMIX với lượng 30-45 kg/ha. Kết hợp phun phân bón lá NANO-S giúp cây phát triển ngọn, thân cành khỏe; giúp cây chống chịu sâu bệnh. Pha 500 ml NANO-S với 400-500 lít nước phun cho 1 ha. Định kỳ 20-25 ngày phun 1 lần trong thời gian nuôi trái đến trước khi thu hoạch 20 ngày.
10. Bệnh loét
          - Triệu chứng: Bệnh hại trên các cành non, trên lá và quả. Vết bệnh sần sùi có màu hơi vàng, xung quanh có viền vàng. Lá bị bệnh nặng úa vàng, rụng sớm. Quả bị bệnh ít nước, khô sớm, dễ rụng. Phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 25 - 300C, ẩm ướt, mưa nhiều. Thời tiết khô hạn không thuận lợi cho bệnh phát triển.
  - Biện pháp phòng trừ
+ Phòng trừ bệnh triệt để ngay trong giai đoạn vườn ươm.
+ Chỉ sử dụng giống sạch bệnh để trồng.
+ Thường xuyên vệ sinh vườn, cắt bỏ lá, cành cây bị bệnh đem tiêu huỷ. 
+ Phun phòng bằng thuốc Boocđô 1%, đồng Oxyclorua 80BTN, Zincopper 50WP.
+ Khi thấy bệnh xuất hiện phun: Kasuran 50WP, Kasumin 2SL.
+ hạn chế tưới nước tránh lây lan bệnh.
Phòng chống sâu vẽ bùa bằng dầu khoáng SK Enspray 99EC và thuốc hóa học. Phun phòng vào lúc mới ra lộc hoặc khi bệnh bắt đầu xuất hiện. Khi bệnh nặng có thể phun 2 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 10 - 15 ngày. Sử dụng các loại thuốc gốc đồng như Boocđô 1%, champion 37,5FL, Boocđô + zineb, Copper oxychloride… phun khi cây mới ra lộc, lượng nước phun là 600 - 800 lít/ha.
 11. Bệnh chảy gôm
          - Triệu chứng: Bệnh tạo thành các vết nứt vỏ dọc trên thân cành. Từ vết nứt có dòng nhựa chảy ra đặc dẻo, màu trong mờ. Bệnh xuất hiện trên cành nhỏ sẽ gây vangf héo các lá phía trên và làm cành đó chết hẳn. Bệnh có thể làm chết cả cành to, thậm chí cả cây. Bệnh còn gây hại trên quả đã chín vàng, quả bị bệnh dễ rụng vag thối. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng phát triển mạnh vào mùa thu, nhất là các vườn cam không thông thoáng, ít được chăm sóc, đốn tỉa.
  - Biện pháp phòng trừ
+ Dùng giống chống bệnh (có thể sử dụng gốc ghép là cam đắng).
+ Thường xuyên vệ sinh vườn, cắt tỉa cành cây bị bệnh nặng đem tiêu huỷ để hạn chế lây lan.
+ Những thân gốc và cành to mới bị nhiễm bệnh dùng dao cạo sạch vỏ, rồi dùng Boocđô 1% hoặc Aliete 80WP pha với tỷ lệ 0,2 - 0,3% quét vào vết bệnh.
+ Dùng thuốc trừ bệnh có hoạt chất Fosetyl Aluminium như Alpine 80 WP, pha nồng độ 1 - 3‰ phun ướt đẫm toàn bộ tán lá, hoặc quét lên thân cây đều cho kết quả tốt. Từ tháng 9 - 12 mỗi tháng phun một lần thuốc; từ tháng 1 - 5 cứ 10 - 15 ngày phun thuốc một lần. Không nên hòa thuốc với nước rồi tưới vào gốc cây, hiệu quả không cao.
          + Dùng thuốc Alpine có tác dụng hơn hẳn Boóc-đô và Ridomin, vì Alpine có tác dụng qua nội hấp hai chiều và là thuốc đặc trị nấm phytophthora.
12. Bệnh phấn trắng
          - Triệu chứng: Bệnh xuất hiện trên cả cành, lá, hoa, quả nhưng chủ yếu hại trên chồi và lá non. lá non bị bệnh có màu xanh nhợt nhạt, phiến lá bị uốn cong phồng cứng, quăn queo và bị rụng. Chồi non bị bệnh thâm tóp lại và có thể bị chết. Cây cam bị bệnh nặng rụng trụi cả cành. Bệnh xuất hiện và gây hại nặng từ cuối mùa xuân. Những nơi có điều kiện thời tiết ban ngày ấm áp, ban đêm lạnh, khô mát kéo dài, thích hợp cho bệnh phát triển.
  - Biện pháp phòng trừ
+ Thường xuyên vệ sinh vườn sau thu hoạch, tỉa cành, tạo tán làm cho cây thông thoáng, cắt tỉa cành cây bị bệnh đem tiêu huỷ để hạn chế lây lan.
+ Chăm sóc tốt làm cho cay khoẻ tăng cường khả năng chống bệnh.
+ Dùng các loại thuốc lưu huỳnh vôi 0,2 - 0,3 độ Bome, Anvil 5SC, Bayleton 250EC, Sumi-Eight 12.5WP phun khin thấy bệnh xuát hiện. 
Để hạn chế thấp nhất thiệt hại của bệnh các nhà chuyên môn khuyến cáo nên trồng đúng mật độ, tỉa cành thông thoáng, đồng thời bón phân cân đối đặc biệt bón đủ phân kaly để tăng khả năng chống bệnh của cây; đối với những vườn đã bị nhiễm bệnh cần phun phòng từ lúc cây ra các đợt lộc xuân và thời kỳ quả non, sử dụng thuốc Anvil hoặc lưu huỳnh vôi... để phun phòng từ 1-3 lần, 7-10 ngày phun 1 lần./.
H. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY NHÃN - VẢI
1. Sâu đục thân cành
          - Triệu chứng: Trưởng thành là một loại xén tóc. Sâu non đục vào thân, cành ạo thành đường hầm hướng về phía gốc, miệng lỗ có phân đùn ra ngoài. Những cành cây, thân cây bị sâu đục: còi cọc, kém phát triển, lá vàng, quả nhỏ, dễ gẫy khi gặp gió bão, bị nặng chết cả cành, thậm chí cả thân. Thường xuất hiện từ tháng 4, gây hại nặng từ tháng 6 - 8.
- Biện pháp phòng trừ
          + Sau thu hoạch: Vệ sinh vườn, thu gom cành bị sâu bệnh hại đem thiêu huỷ. Dùng vợt bắt giết xén tóc.
          + Phát hiện sớm các lỗ đục còn mới, dùng xi lanh bơm các loại dung dịch thuốc Padan 95SP pha nồng độ 1%, polytrin 50EC hoặc Sumicidin 50EC nồng độ 1 - 2% vào lỗ đục, dùng đất sét hoặc phân trâu, bò bịt kín lại để diệt sâu non.
Diệt trứng: Khi đi thăm vườn thấy vết cắn của xén tóc ở vỏ cây thì dùng con dao nhỏ cậy các vỏ quanh đó sẽ phát hiện trứng của xén tóc nằm rải rác, trứng có màu trắng đục, nhỏ bằng hạt gạo.
Diệt sâu non: Sâu non đã đục vào trong cành lớn, thân cây hoặc gốc cây thì có thể dùng một sợi dây thép nhỏ và cứng như dây phanh xe đạp để làm thành cái móc nhọn như lưỡi câu, luồn vào trong để ngoáy và kéo sâu non qua các lỗ đùn phân và mạt cưa trên thân, cành và gốc cây. Quét thuốc: Sau khi thu hoạch quả, quét vôi hoặc Boóc-đô (pha tỉ lệ: 1 phần CuSO4 + 1 phần vôi tôi + 20 phần nước) vào gốc cây, thân cây từ 1m trở xuống để phòng các loại nấm bệnh và hạn chế việc đẻ trứng của xén tóc.
2. Bọ xít
          - Triệu chứng: Trưởng thành và bọ xít non đều chích hút dinh dưỡng ở chồi non, cuống hoa và quả non làm cho chồi hoa phát triển kém, hoa và quả bị rụng. Khi quả đã lớn vết chích  của bọ xít tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển làm quả bị đốm và thối. Thường gây hại từ đầu tháng 3, tập trung vào những cây ra hoa và lộc sớm để đẻ trứng. Sâu non vào tháng 4 - 5 cho đến hết vụ thu quả.
- Biện pháp phòng trừ
          + Tăng cường vệ sinh vườn, cắt tỉa cành lá vô hiệu làm cho cây thông thoáng. Tháng 12 - 1 những đêm tối trời rung cây bắt bọ xít rụng xuống đất. Cuối mùa xuân đầu mùa hè theo dõi ngắt lá cây có ổ trứng đem đốt.
          + Phun các loại thuốc Diptecide 90WP, Supracide 40EC, Sherpa 25EC, 50EC khi bọ xít non phát sinh rộ.
3. Ve sầu - bướm nâu
          - Triệu chứng: Ve sầu trưởng thành và non đềuhút dinh dưỡng trên các chồi lộc, cuống hoa và quả non làm cho chồi phát triển kém gây rụng hoa. Khi quả bị hại gây đốm quả và dễ bị rụng. Ve sầu non thường xuất hiện từ cuối tháng 3 khi cây vải ra hoa. Nếu phát sinh với mật độ cao sẽ gây hại nặng.
- Biện pháp phòng trừ
          + Sau khi thu hoạch: Vệ sinh vườn, đốn tỉa cành lá rậm rạp.
          + Theo dõi vườn quả, phun thuốc khi ve sầu non đang ở tuổi 1 - 2, lúc này còn đang sống tập trung dễ cho hiệu quả cao. Dùng các loại thuốc Sherpa 25EC, Sherzol 50EC, Pegasus 500ND.
4. Nhện lông nhung
          - Triệu chứng: Sống tập trung ở dưới lá non, chúng chích hút nhựa và tiết ra các chất làm cho tế bào biểu bì lá sản sinh ra rất nhiều lông nhỏ mịn như nhung có màu xanh, sau thành màu trắng bạc, trắng hơi vàng, vàng nâu và cuối cùng thành màu nâu sẫm. Lông nhung chỉ xuất hiện ở mặt dưới của lá làm cho lá bị biến dạng cong queo thành từng đám hoặc cả cành lá. Phát triển mạnh vào vụ Xuân, hè. 
- Biện pháp phòng trừ
          + Vệ sinh vườn, ngắt bỏ những cành lộc bị lông nhung đem đốt. Phải làm sớm từ trước khi lông nhung có màu vàng nâu để ngăn chặn sự di chuyển của nhện.
          + Phun trừ bằng thuốc Pegasus 500ND, Ortus 3SC, Regent 800WP.  Phun thuốc khi các đợt lộc non vừa nhú, nếu phun muộn hoặc sớm hiệu quả sẽ kém.
5. Sâu đục cuống quả
          - Triệu chứng: Trưởng thành đẻ trứng chủ yểu ở cuống quả non, kẻ lá giữa cuống hoa, cuống quả. Sâu non nở ra đục vào cuống quả, quả bị hại có thể rụng hoặc không rụng thì sâu non sống liên tục trong quả cho đến khi chín. Thường xuất hiện vào tháng 3 - 4, gây hại nặng trên quả chính vụ, nặng nhất ở những vườn thu hoạch quả muộn.
- Biện pháp phòng trừ
          + Vệ sinh vườn, tỉa cành lá tạo độ thông thoáng để hạn chế sâu đẻ trứng.
          + Thu gom quả chín, quả rụng bị sâu hại đem chôn.
            + Giai đoạn hình thành quả non dùng bẫy pheromone để xác định thời gian trưởng thành rộ. Khi trưởng thành rộ được 5 - 7 ngày thì tiến hành phun thuốc Padan 95SP, Sherpa 50EC, Pegasus 500ND, Decis 2,5EC; Fastac 5EC; Sherpa 10EC; Bitox 40EC/50EC; Sumicidin 10EC/20EC; Selecron 500ND... Về cách dùng các bạn có thể đọc hướng dẫn trên nhãn thuốc. Chú ý phải ngưng xịt thuốc trước khi thu hái trái ít nhất là 2 tuần.
          + Có thể bóc quả thấy hạt đã cứng, màu nâu nhạt thì có thể phun thuốc diệt sâu non.
6. Rệp muội, rệp muội đen, rệp nâu vàng.
          - Triệu chứng: Trưởng thành và non đều chích hút dinh dưỡng của lá non, ngọn chồi, hoa và quả non làm cho lá và chồi non biến dạn, nụ hoa và quả non phát triển kém, dễ bị rụng. Thường phát triển mạnh vào đầu mùa xuân khi vải, nhãn ra hoa, thời tiết ấm và ẩm, đặc biệt những năm có độ ẩm cao hoặc mưa phùn ẩm ướt kéo dài rệp phát sinh gây hại nặng.
- Biện pháp phòng trừ
          + Chú ý tỉa cành, tạo tán, cắt bỏ cành tăm, cành vượt, cành trong tán làm cho cây thông thoáng hạn chế môi trường thuận lợi cho rệp phát triển.
          + Vào đầu mùa xuân trước khi ra hoa kiểm tra vườn cây phun trừ nguồn rệp bằng các loại thuốc như: Sherpa 50EC, Sumicidin 20EC, Trebon 20WP, Ofatox 400EC, Applaud 10WP; Butyl 10WP; Supracide 40EC/ND; Bitox 40EC/50EC; Dầu khóang DC-Tron Plus 98,8 EC... phun trực tiếp vào chỗ rệp bu bám.
Trong khi tưới vườn có thể dùng vòi nước có áp suất mạnh tia xịt nước trực tiếp vào chỗ có rệp bu bám cũng có tác dụng rửa trôi bớt rệp.
7. Bệnh sương mai
            - Triệu chứng: Bệnh làm cho cành và cuống hoa tóp lại, khô dần và gẵy. Trên quả lúc đầu là những chấm nhỏ. màu xanh lục lan dần trên mặt vỏ quả, sau chuyển màu thâm hoặc đen sẫm, quả bị héo khô. Bệnh phát sinh gây hại nặng vào mùa xuân, giai đoạn cây đang ra hoa và tạo quả cho tới thu hoạch, kể cả khi đóng gói vận chuyển. Thời tiết ấm và ẩm thuận lợi cho bệnh phát triển.
- Biện pháp phòng trừ
          + Sau khi thu hoạch: Vệ sinh vườn, đốn tỉa cành lá rậm rạp, cành bị bệnh chôn lấp hoặc đốt đi.
          + Vệ sinh vườn lần 2 kết hợp với đốn tỉa vào mùa đông và phun phòng bệnh bằng Boocđô 1%, Oxyclorua đồng 80 BTN.
          + Phun trừ nguồn bệnh trong đất bằng dung dịch hỗn hợp Sulphát đồng 0,2 - 0,3% + xà phòng bột nồng độ 0,1%.
            + Phun các loại thuốc Metaxyl 25WP, Score 250EC, Bordo Cop Supe 25WP, Ridomil MZ 72 WP khi thấy bệnh chớm xuất hiện, tuỳ theo điều kiện thời tiết nếu trời có mưa hoặc đêm nhiều sương cần phun tiếp lần 2, cách lần 1 từ 7-10 ngày.
8. Bệnh nứt quả
          - Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện trên các vườn chăm sóc không đúng kỹ thuật, do tác động của các yếu tố ngoại cảnh như tưới nước quá nhiều hoặc do mưa lớn đột ngột sau một thời gian khô nóng kéo dài làm cho sự phát triển của vỏ quả không cân đối với thịt quả và hạt, vỏ quả bị nứt lộ ra phần thịt quả tạo điều kiện cho vi sinh vật xân nhập gây bệnh làm quả bị thối và rụng. Bệnh phát sinh trong suốt thời gian phát triển của quả, giai đoạn quả đang lớn nhanh.
- Biện pháp phòng trừ
          + Chăm sóc hợp lý, bón phân cân đối, không tưới nước ồ ạt, chỉ nên tưới nhẹ chia làm nhiều lần.
          + Có thể phun Ethrel 10ppm (pha 1gam thuốc cho bình 10 lít) để tăng sức chống chịu của vỏ quả. Phun làm 2 lần: Lần 1 khi quả lớn bằng hạt đậu xanh. Lần 2 sau lần 1 khoảng 1 tháng.
9. Bệnh thán thư
          - Triệu chứng: Bệnh trên lá và các vết đốm có đường viền màu nâu. Chồi non bị bệnh có màu nâu tối, trời ẩm, mưa nhiều bị thối, trời nắng sẽ bị chết khô. Hao và quả nôn bị bệnh có mầu thâm đen và rụng. Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện thời tiết ấm và ẩm (tháng 3 - 4), trùng với giai đoạn cây đang ra hoa và hình thành quả non. Trên quả đã chín bệnh làm cho vỏ quả có màu chàm xanh loang lổ, sau thành màu nâu đen làm cho thịt quả bị thối.
- Biện pháp phòng trừ
+ Tỉa cành, tạo tán hàng năm sau mỗi vụ thu hoạch rồi phun thuốc Boócđô 1%. Trước khi hoa nở và sau khi đã đậu quả phun thuốc Ridomil MZ 72 WP nồng độ 0,15% hoặc thuốc Aliette 80 % WP nồng độ 0,2 % (không nên phun vào thời kỳ hoa nở).
          + Chăm sóc hợp lý để cây khoẻ tăng cường khả năng chống bệnh. 
          + Khi thấy bệnh chớm xuất hiện gặp thời tiết ấm và ẩm có khả năng phát sinh nặng cần phun thuốc trừ bệnh: Bavistin 50FL, Ridomil MZ 72WP, Penncozeb 75 DF, 80WP.
Theo dõi vườn, khi thời tiết ấm và ẩm cần tiến hành phun các loại thuốc như: Bavistin 50 FL nồng độ 0 1%; Benlate 50 WP 0,1%. Lượng nưốc thuốc cần phun khoảng 600 – 800l/ha.
          10. Bệnh thối và lỡ cổ rễ
- Triệu chứng: Bộ phận bị hại là rễ, cổ rễ thường xẩy ra trong vụ Thu.
- Biện pháp phòng trừ
+ Đào rãnh chống úng cho cây, hạn chế tưới nước, bón phân.
+ Cắt tỉa cành tạo cây thông thoáng,
+ Tưới Bavistin 0,3%, Seoreo 0,05% hai đợt vào gốc, mỗi đợt cách nhau 2 - 3 tuần.
11. Chổi rồng (bệnh chùn ngọn)
a. Triệu chứng
Bệnh gây hại trên bông, làm cho nụ hoa to hơn bình thường, hoa xếp sít nhau, nhụy hoa biến dạng, dẫn đến không đậu quả hoặc đậu rất ít.
 b. Nguyên nhân gây bệnh
Do vi khuẩn thuộc nhóm Gamma Proteobacteria, vi khuẩn này sống trong mạch dẫn của cây, đặc biệt là trên đọt non, hoa. Bệnh được lan truyền qua trung gian truyền bệnh là nhện lông nhung Eryophyes dimocarpi, nhện lông nhung có kích thước rất nhỏ nên không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
c. Sự truyền lan của bệnh
Bệnh được lan truyền qua trung gian truyền bệnh là nhện lông nhung (Eryophyes dimocarpi). Bệnh tấn công trên chồi non làm cho lá không mở ra được, co cụm lại, nhánh bên phát triển mạnh, xếp sít nhau.
d. Điều kiện phát sinh, gây hại
Bệnh chổi rồng phát triển mạnh trong mùa khô, mùa mưa nhện ít phát triển nên tỷ lệ bệnh thấp.
e. Biện pháp phòng tránh
Đối với vườn trồng mới, tuyệt đối không sử dụng giống ở những vườn nhiễm bệnh chổi rồng, nên sử dụng giống sạch bệnh bởi những trung tâm giống đủ tiêu chuẩn. Chọn đất phù hợp và bón phân, tưới nước theo quy trình khuyến cáo.
Phun thuốc trừ nhện định kỳ vào các đợt lộc của cây. Thời điểm phun phòng trừ nhện hiệu quả nhất là lúc cây nhãn nhú đọt và giai đoạn lá lụa.
Chú ý phun thuốc lên toàn bộ phủ đều cây và tán cây. Đối với những vườn đã nhiễm bệnh, cần loại bỏ những cây không cho thu hoạch. Cắt bỏ và tiêu hủy toàn bộ các bộ phận bị bệnh, cắt vào cơi 1 của năm trước để lại 3 - 4 tập lá sao cho các cành phân bố đều trên bề mặt tán. Khi cây hoàn chỉnh cơi 1, tỉa bớt đọt để lại mỗi cành 1 - 2 chồi.
Nên sử dụng những loại thuốc đặc trị nhện lông nhung, thuốc ít độc, thuốc có nguồn gốc sinh học. Đồng thời có thể kết hợp một số loại thuốc trừ bệnh để giảm chi phí phun xịt như thuốc trừ khuẩn Bonnyl 4SL và thuốc trừ nấm Carbenda Supper 50SC…
12. Đốm bồ hóng
a. Triệu chứng
Bệnh chỉ xuất hiện ở mặt dưới của những lá nhãn đã già (nhất là những lá nằm ở dưới thấp). Vết bệnh hình tròn hoặc hôi tròn, có đường kính khoảng trên dưới 3 ly, màu đen, vết bệnh càng lớn thì màu đen càng sậm hơn. Bề mặt của vết bệnh hơi gồ lên, cao hơn so với mặt lá một chút, nhìn dưới kính lúp thì đó chính là lớp bào tử nấm rất mịn (mịn như nhung). Do vết bệnh có màu đen như bồ hóng bếp nên người ta đã gọi nó là bệnh đốm bồ hóng. Khi cạo bỏ lớp bồ hóng đi thì thấy mô lá ở phía dưới có màu thâm đen.
b. Nguyên nhân gây bệnh
Do một loại nấm có tên là Meliola commixta gây ra.
c. Sự truyền lan của bệnh
Những vườn không được chăm sóc chu đáo để cây thiếu phân, thiếu nước, cằn cỗi, vườn khô, những vườn ít hoặc không được cắt tỉa cành lá hằng năm khiến cho cây rậm rạp, kết hợp vườn lại có nhiều cỏ dại… làm cho vườn nhãn bít bùng không thông thoáng là những vườn thường bị bệnh gây hại.
Bệnh phát triển theo chất thải côn trùng chích hút.
d. Điều kiện phát sinh, gây hại
Bệnh phát triển quanh năm, nhưng thường phát triển mạnh nhất vào giai đoạn cuối vụ, khi sắp thu hoạch trái.
Bệnh gây hại nặng trong mùa nắng, mùa mưa nấm thường bị rửa trôi.
e. Biện pháp phòng tránh
Không nên trồng quá dày, tạo cho vườn luôn thông thoáng và cây có điều kiện được cung cấp dinh dưỡng nhiều hơn.
Sau khi thu hoạch, cùng với việc làm gốc, bẻ cành, bón phân, tưới nước… để cây ra hoa kết trái, cần tỉa bỏ bớt những lá già, nhất là những lá đã bị bệnh, những lá ở dưới thấp. Cắt bỏ những cành bị sâu bệnh, khô chết, những cành già ở bên trong tán cây không có khả năng cho trái, dọn sạch vườn để vườn nhãn thông thoáng. Chăm sóc vườn nhãn chu đáo, bón phân, tưới nước đầy đủ theo yêu cầu của cây luôn sinh trưởng và phát triển xanh tốt. Đây là biện pháp hết sức quan trọng, thường mang lại hiệu quả phòng ngừa bệnh rất cao.
Để hạn chế bệnh các bạn có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: COC 85WP; Vidoc 30WP hoặc BTN; Viben-C 50BTN; Score 250EC… nhớ xịt ướt đều cả mặt dưới của lá. Khi trái nhãn sắp thu hoạch cần đảm bảo thời gian cách ly của thuốc.
13. Bệnh đốm rong
a. Triệu chứng
Đốm bệnh có hình tròn, lúc đầu nhỏ khoảng từ 3- 5mm hơi nhô lên trên mặt lá do rong phát triển thành ung mịn, màu hơi vàng. Đốm bệnh tròn có thể phát triển hơn 1 cm, khi đó đốm bệnh chuyển sang màu nâu ở giữa có phần màu vàng nâu (là bào tử của rong).
Hơn nữa, mặt dưới của vết bệnh thường chuyển từ màu nâu nhạt đến đậm do mô lá bị hoại, tuỳ mức độ tấn công của rong. Trên một lá có thể có nhiều đốrn làm cho lá bị vàng và rụng sớm.
 b. Nguyên nhân gây bệnh
Do tảo Cephaleuros virescens gây ra.
c. Sự truyền lan của bệnh
Bệnh lan truyền ở những nơi vườn rậm rạp, không thông thoáng.
Trên thân và cành già lúc đầu vết bệnh chỉ là những chấm nhỏ màu xanh, sau đó lớn dần, có hình tròn hoặc hình bầu dục, trên vết bệnh có một lớp lông tơ mịn, màu xanh rêu, giữa vết bệnh có màu đỏ gạch cua. Nếu nặng, từ gốc thân chính, cành già, bệnh leo lên phía trên, làm cho vỏ cành bị nứt, kém phát triển.
d. Điều kiện phát sinh, gây hại
Bệnh phổ biến và gây hại nghiêm trọng trên lá nhất là vào thời gian mưa ẩm, bệnh lan nhanh ở những vườn rậm rạp, không thông thoáng, điều kiện chăm sóc kém.
e. Biện pháp phòng tránh
Để phòng trừ bệnh này thì ngưòi trồng nhãn cần trồng cây nhãn mật độ hợp lý, kết hợp với việc tỉa cành tạo tán giúp cây thông thoáng sẽ giảm được tình trạng phát sinh bệnh.
Ngoài ra, còn có thê phòng trị bệnh bằng các loại thuốc gốc đồng Bordeaux, Copper B, Copper zinc, Coc-85…
L. SÂU BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN CÂY XOÀI
1. Rầy bông xoài
- Triệu chứng: Làm lá bị quăn queo, cháy bìa lá, chùm hoa bị vàng, khô và rụng, thời gian gây hại từ tháng 10 dương lịch đến tháng 6 dương lịch năm sau.
- Biện pháp phòng trừ: Phun nước xà phòng (5g/lít) cách nhau 2- 4 ngày phun một lần khi xoài ra hoa hoặc dùng Basa (1,5 – 20%).
Sau khi thu hoạch cần tiến hành tỉa cành, vệ sinh vườn cho vườn được thông thoáng. Dùng bẫy đèn để thu hút diệt rầy trước khi ra roa.
Nên phun phòng vào giai đoạn xoài vừa ra nụ hoa khi phát hiện có sự hiện diện của rầy trên lá. Có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị như Chess 50WG…
          2. Ruồi đục quả
          - Triệu chứng: Làm quả bị nhũn và thối.
- Biện pháp phòng trừ: Phun Dibrom 50 EC, Basa ( 0,25%). Dùng bẫy diệt ruồi, nhặt và tiêu huỷ những quả bị rụng, gây hại từ tháng 4 đến tháng 8.
- Khi quả già chưa chín, phun trừ ruồi và dòi bằng các thuốc có hoạt chất Cyromazine…
- Phun mồi protein thủy phân (SOFRI Protein thuỷ phân): Do ruồi cái thích ăn protein để phát triển trứng, ruồi đực phát triển tinh trùng, nên có thể dùng bả mồi protein để diệt ruồi. Pha 4-5cc Karate 2.5EC với 55cc mồi protein trong 1 lít nước. Phun 200cc hỗn hợp này cho 1 cây, phun theo từng điểm (tránh phun trùm lên cả tán cây), để dẫn dụ và diệt ruồi. Đây là phương pháp hiệu quả và có thể áp dụng đồng loạt cả khu vực. Không phun toàn ruộng mà chỉ phun theo luống và bỏ cách luống, không phun trực tiếp lên trái. Biện pháp này cần được thực hiện trên diện rộng và thường xuyên.
- Phun các thuốc trừ sâu có hoạt chất Cyromazine ở thời điểm ruồi vừa để trứng hay trứng vừa nở.
- Dùng Pheromone bẫy ruồi đực và phun thuốc có hoạt chất Cyromazine khi ruồi mới đẻ trứng hay giòi mới nở.
- Sử dụng bẫy màu vàng sẽ hấp dẫn ruồi. Sử dụng bẫy ViZubon - D dẫn dụ ruồi đực (đặt 5-10m/1 bẫy).
          3. Bệnh thán thư
          - Triệu chứng: Ở lá non -  đốm bệnh có tâm màu xám, viền vàng xanh làm lá cháy. Trên quả đốm bệnh có màu đen lõm xuống làm rụng quả non và hoa.
- Biện pháp phòng trừ
+ Cắt các cành bị nhiễm bệnh tạo độ thông thoáng ở tán lá.
+ Dùng Benlate 50 WP 0,1%.
- Không nên tưới lên tán cây khi cây bị bệnh.
- Dùng Revus Opti 440SC hay các hoạt chất Metalaxyl…lưu ý phun từ khi nhú đọt non đến nở nhụy; thời điểm đậu trái và 2 tuần trước thu hoạch.
          4. Bệnh thối quả
          - Triệu chứng:  Bệnh làm thối mảng thịt nơi gần cuống hoặc nơi vỏ quả bị xây xát.
- Biện pháp phòng trừ: Phun Benlate 50 WP 0,1% với lương 10lít / cây trước khi hái quả hai tuần.
- Dùng Bordeaux phun định kỳ lúc phát hiện bệnh. Ở trái có thể nhúng vào dung dịch hàn the (borax) pha loãng ở nồng độ 0,06%.
-  Phun phòng khi cây ra đọt non bằng các loại thuốc có hoạt chất: (Mandipropamide + Chlorothalonil)…
          5. Bệnh cháy lá
          - Triệu chứng:  Bệnh phát triển trong mùa mưa, gây hại lá cành và quả, trên quả bệnh còn mọng nước sau đó lan nhanh làm thối quả. Bệnh lây lan nhờ nước mưa.
- Biện pháp phòng trừ
+ Cắt bỏ lá và các cành bị bệnh.
+ Phun thuốc Cooper-zn, Benomyl.

6. Xì mủ quả, vi khuẩn

Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh xì mủ quả do vi khuẩn

Vi khuẩn lây lan qua đường nước nên trong mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Vi khuẩn xâm nhập vào quả qua các vết thương, vết chích của côn trùng (bù lạch, nhện đỏ, ruồi đục quả…).

Khả năng gây hại bệnh xì mủ quả do vi khuẩn

Bệnh này có thể gây hại cả quả và lá xoài. Trên quả, có nhiều vết nứt ngả màu đen, có mủ rịn ra mang theo vi khuẩn. Trên lá, tạo ra các đốm đen có hình dạng bất định, tâm hơi xám, viền đen hơi gồ lên.

Biện pháp quản lý bệnh xì mủ quả do vi khuẩn

- Phải sử dụng bao quả.
- Không nên phun nước lên lá xoài khi cây bị bệnh để tránh lây lan bệnh ra cả vườn.
- Bảo tồn thiên địch để hạn chế nhện đỏ và bù lạch.
- Khi cần thiết có thể phun phòng bằng các loại thuốc gốc đồng.

7. Nhện đỏ

Khả năng gây hại của nhện đỏ

Nhện đỏ sống tập trung ở mặt dưới những lá đã chuyển sang màu xanh, chích hút dịch lá, trái làm cho lá có màu đồng hoặc xám bạc và làm vỏ trái sần sùi gây hiện tượng da cám. Dọc gân chính của lá có nhiều vết lấm tấm nhỏ, đó là lớp da cũ của nhện sau lột xác còn để lại. Nhện đỏ phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng, quan sát kỹ mặt dưới lá sẽ thấy chúng di chuyển.

Biện pháp quản lý nhện đỏ

- Dùng vòi nước áp lực cao phun phía dưới mặt lá.
- Bảo tồn thiên địch để hạn chế được sự bộc phát của nhện.
- Khi mật số nhện cao, có thể sử dụng thuốc hóa học để phòng trị.
- Phun các hoạt chất đặc trị như hỗ hợp (Abamectin + Chlorantraniliprole)…

Tác giả bài viết: TH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây