Để hạn chế thiệt hại do rét đậm, rét hại xẩy ra gây chết trâu, bò. Đề nghị chính quyền các cấp từ tỉnh xuống huyện, thành, thị, xã, phường và Ban quản lý các HTX NN, trưởng các thôn bản cần khẩn trương chỉ đạo thực hiện tốt các biện pháp chủ yếu sau đây:
Một: Cùng với bà con nông dân rà soát, thống kê tổng đàn gia súc hiện có ở địa phương mình, diện tích cây thức ăn gia súc đang có, số lượng thức ăn khô dự trữ (Rơm,rạ, cỏ khô…), số lượng chuồng trại đủ ấm, chưa đủ ấm… Từ đó xây dựng phương án phòng chóng đói rét cho đàn gia súc thật cụ thể.
Hai: Cần kiện toàn hoặc thành lập mới ban chỉ đạo phòng chống đói rét trâu, bò trong mùa đông năm nay càng sớm càng tốt. Đồng thời các ban chỉ đạo phải có sự phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách những nội dung cụ thể để đảm bảo tính hiệu quả của ban phòng chống đói rét trâu, bò ở từng cấp. Trong đó đặc biệt lưu ý việc bám sát cơ sở, xuống tận các xã, HTX, thôn, bản để kiểm tra, hướng dẫn bà con nông dân chủ động chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn gia súc trong mùa đông này.
Ba: Chỉ đạo bà con nông dân cải tạo, tu bổ hoặc làm mới chuồng trại, chuẩn bị đủ vật liệu che chắn kín chuồng trại đảm bảo giữ ấm cho đàn gia súc trong cả mùa đông.
Những hộ dân chăn thả trâu, bò trong rừng, trước tháng 11 năm 2020 cần di chuyển gia súc về nuôi nhốt tại chuồng trại hoặc nơi kín gió có đủ các điều kiện tránh rét.
Bốn: Tận dụng triệt để nguồn rơm, rạ, cỏ khô… làm nguồn thức ăn dự trữ. Sử dụng hết các loại thân, lá ngô, mía, bã mía, cỏ rừng, cỏ tự nhiên để chế biến, dự trữ bằng các hình thức ủ chua, ủ men vi sinh, gieo ngô dày làm thức ăn bổ sung cho trâu, bò. Số lượng rơm, rạ, cỏ khô dự trữ cho mỗi con trâu, bò trong cả mùa đông tối thiểu 200 kg/con. Thức ăn tinh dự trữ để bổ sung cho mỗi con trâu, bò bình quân 1 kg/con/ngày, gia súc non 0,3 – 0,5 kg/con/ngày. Những ngày rét đậm, rét hại kéo dài, cần cho trâu bò uống nước ấm có pha 0,1 – 0,3% muối để làm tăng khả năng chống chịu rét tốt hơn.
Năm: Tiến hành tẩy ký sinh trùng cho đàn gia súc trước mùa đông. Chăm sóc, vỗ béo cho những con trâu, bò gầy yếu bệnh tật… Đồng thời tranh thù xuất bản những con trâu, bò đã đến tuổi xuất chuồng để giết thịt, nhằm giảm bớt khó khăn trong khi phòng chống đói rét.
Sáu: Thực hiện tốt công tác phòng trị bệnh cho cả đàn gia súc, gia cầm thường dễ bị mắc các bệnh trong mùa đông, như: bệnh cước chân, bệnh hô hấp… Thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, khô ráo. Định kỳ tiêu độc, khử trùng chuồng trại nuôi 1 lần/tuần. Xử lý phân gia súc bằng phương pháp ủ nóng (ủ nhiệt) hoặc ủ men vi sinh để vừa có phân hoai mục bón cho cây trồng, vừa tiêu diệt được các loại nấm, vi khuẩn... có thể gây bệnh cho gia súc.
Bảy: Gặp những ngày rét hại, nhiệt độ không khí ngoài trời xuống tháp từ 130C trở xuống, nhất là ở các vùng núi cao thường xuyên xẩy ra trường hợp này thì cần sưởi ấm cho trâu, bò bằng cách: Dùng bóng điện công suất lớn, sử dụng củi, than, mụn cưa, vỏ trấu… đốt lên để sưởi ấm cho gia súc. Nếu rét hại kéo dài, gia súc vừa bị đói, vừa bị rét mà không được sưởi ấm kịp thời thì không thể tránh khỏi trâu, bò bị chết rét.