Chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An

Thứ hai - 29/11/2021 04:51 924 0
Thực hiện chương trình hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An theo Quyết định số 1408/QĐ-UBND ngày 4/4/2016 của UBND tỉnh Nghệ An được triển khai đồng bộ và hiệu quả tập trung theo 6 lĩnh vực KH&CN trọng điểm: Nông nghiệp, KHXH&NV, Y dược, KH&CN phục vụ phát triển KTXH các huyện thị thành, CNTT, Môi trường. Đến nay, sau 5 năm thực hiện đã đạt một số kết quả đáng ghi nhận.
Các chương trình KH&CN do TƯ quản lý, chủ trì thực hiện tại địa bàn dân tộc thiểu số , miền núi của tỉnh được triển khai hiệu quả. Đối với chương trình nông thôn, miền núi, từ 2016 đến nay đã triển khai 06 dự án với tổng kinh phí là 27.000 triệu đồng. Kết quả xây dựng mô hình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KH&CN có hiệu quả, quy mô phù hợp với vùng DTTS&MN. Thông qua tổ chức triển khai các dự án thuộc chương trình nông thôn và miền núi đã đào tạo nâng cao năng lực quản lý và tổ chức triển khai dự án, năng lực ứng dụng và chuyển giao cho cán bộ quản lý, kỹ thuật viên cơ sở, nông dân vùng DTTS&MN. Đối với chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ trong giai đoạn 2016-2020, đã thực hiện dự án “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm chanh leo Quế Phong, tỉnh Nghệ An” với tổng kinh phí 1.812 triệu đồng.

Các chương trình KH&CN cấp địa phương liên quan vùng DTTS&MN của tỉnh theo các lĩnh vực đạt hiệu quả cao. Sau khi tỉnh ban hành Quyết định 14/2016/QĐ-UBND và Quyết định 1408/QĐ-UBND, hoạt động nghiên cứu KH&CN của tỉnh trong những năm qua ưu tiên cho 6 lĩnh vực KH&CN trọng điểm. Với 91 đề tài, dự án cấp tỉnh, 500 đề tài cấp cơ sở và 717 mô hình ứng dụng KH&CN tại các huyện đã và đang được triển khai. Trong đó tập trung tác động KH&CN theo chuỗi giá trị các sản phẩm; giảm số lượng các đề tài dự án, nâng cao chất lượng, tăng quy mô, sàng lọc và ưu tiên các dự án ứng dụng và có sản phẩm cụ thể, đặc biệt là thông qua doanh nghiệp để tổ chức triển khai các nhiệm vụ.
Trong lĩnh vực KHXH&NV, cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định chủ trương, chính sách, đóng góp tích cực đổi mới cơ chế quản lý, các hình thức sở hữu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, đánh giá hiện trạng, tiềm năng của tỉnh, mang đến một số nhận thức mới, cách tiếp cận mới trên lĩnh vực KTXH. Hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 18/NQ-TW; Làm sáng tỏ một số vấn đề trong lịch sử, đồng thời đã tư liệu hóa, văn tự hóa những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể thuộc lĩnh vực văn hóa dân gian và văn hóa bác học, nghiên cứu lịch sử truyền thống của địa phương, ngành và đóng góp cho quá trình bảo tồn, phát huy giá trị  văn hóa, lịch sử trên địa bàn tỉnh; Nghiên cứu ứng dụng tri thức địa phương của đồng bào dân tộc phục vụ phát triển KT-XH địa phương, góp phần xóa đói giảm nghèo. Chú trọng công tác phản biện khoa học đối với các cơ chế chính sách, các chương trình, dự án phát triển KTXH, các dự án đầu tư trọng điểm, có tầm ảnh hưởng của tỉnh. Điều tra XHH cung cấp thông tin, dư luận xã hội phục vụ công tác giám sát, nắm bắt dư luận, đánh giá tác động của các chính sách đi vào cuộc sống…

Về lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ và chuyển giao, CNTT được ứng dụng rộng rãi góp phần quan trọng trong việc từng bước thay đổi và tạo phong cách, phương thức làm việc mới, nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan và hiệu quả SXKD của Doanh nghiệp. Chỉ đạo, hướng dẫn, thu hút các tổ chức, doanh nghiệp, kết nối người dân với doanh nghiệp để doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong chuỗi giá trị sản xuất.
Trong khoa học tự nhiên, y dược, nông nghiệp. Đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, ứng dụng thành công nhiều biện pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Tập trung nghiên cứu theo chuỗi sản phẩm như trà hoa vàng, chanh leo, lúa Japonica, chè, trám đen, lạc, rau hữu cơ, nhiều mô hình kinh tế được phát triển có hiệu quả. Ứng dụng các thành tựu nhằm tuyển chọn, nhân nhanh và thâm canh các giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Hỗ trợ dán tem truy xuất nguồn gốc để nâng cao thương hiệu và giá trị hàng hóa. Các tiến bộ KH&CN ứng dụng trong lĩnh vực thủy sản đã góp phần đẩy mạnh nuôi trồng, nâng cao hiệu quả khai thác và chế biến thủy sản. Đề xuất danh mục các loài hiện có và phương pháp bảo tồn, khai thác, phát triển khu vực miền Tây. Xác định và đăng ký sản phẩm đặc trưng của địa phương để triển khai một số đề tài dự án KHCN nhằm tạo ra sản phẩm được thương mại hóa trên thị trường. Hiện đã có 159 sản phẩm truyền thống và đặc sản địa phương được tác động về KH&CN.

Trong lĩnh vực y dược, đã phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế để triển khai các đề tài dự án KH&CN ứng dụng kỹ thuật tiên tiến, chuyên môn sâu nhằm nâng cao năng lực khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân gắn với đào tạo nguồn nhân lực. Các nhiệm vụ, đề tài, dự án đầu tư hỗ trợ trực tiếp vùng đồng bào DTTS&MN theo Quyết định số 1408/QĐ-UBND ngày 4/4/2016 của UBND  tỉnh Nghệ An được triển khai đồng  bộ và hiệu quả tập trung theo 6 lĩnh vực KH&CN trọng điểm: Nông nghiệp, KHXH&NV, Y dược, KH&CN phục vụ phát triển KTXH các huyện thị thành, CNTT, Mô trường.
Về phát triển tiềm lực KH&CN, đã củng cố và nâng cấp các tổ chức KH&CN ngày càng đáp ứng tốt hơn các hoạt động KH&CN trên các lĩnh vực. Tập trung được trí tuệ của các tổ chức, đội ngũ trí thức KH&CN trong và ngoại tỉnh tham gia tư vấn và chủ trì tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KH&CN; Đã huy động các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống. Số đề tài dự án có hiệu quả rõ là trên 70%, kết quả này so với bình quân cả nước là khá cao (60-65%); Việc đầu tư tài chính cho hoạt động KH&CN trong thời gian qua chủ yếu tập trung cho công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công  nghệ, ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống.
Về đóng góp của KH&CN trong phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN đã đóng góp đáng kể trong hỗ trợ, thúc đẩy phát triển một số hàng hóa như chè, lúa, ngô, gà, sữa, trâu, bò; giống thủy sản và các sản phẩm tôm, cá rô phi, cá lóc, cá diêu hồng, cá vược, ngao, cua,… tạo một số mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả thông qua đưa giống mới, sản phẩm mới vào sản xuất, đưa kỹ thuật mới trong tưới, bảo vệ thực vật, phân bón; tạo công thức mới trong nông nghiệp như chuyển đổi cơ cấu, mùa vụ và được nhân rộng trong sản xuất. Đã đánh giá, kiểm kê những tài sản hiện có thông qua điều tra cơ bản về tài nguyên, đa dạng sinh học và văn tự hóa, tư liệu hóa di sản văn hóa. Tư vấn phản biện đã mang đến một số nhận thức, cách tiếp cận và giải pháp mới, thay đổi một số cơ chế chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và các huyện thị miền Tây Nghệ An; Chuyển giao thành công một số kỹ thuật cao, công nghệ cao trong lĩnh vực y tế, công nghệ sinh học. Đã có tác động lớn đến việc hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ KH&CN, đổi mới thiết bị, công nghệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, tham gia giải thưởng chất lượng và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. CNTT được ứng dụng rộng rãi trong các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn xã hội góp phần quan trọng trong việc từng bước thay đổi và tạo phong cách, phương thức làm việc mới, nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đã chuyển giao và đưa nhanh các tiến bộ KHKT phù hợp triển khai trên địa bàn các huyện miền Tây, từng bước giúp nông dân chuyển đổi nhận thức, coi tiến bộ KH&CN là nguồn lực thiết thực giúp xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ chế thị trường, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương./.

 

Tác giả bài viết: Lê Phương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây