Hội nghị trực tuyến “Phát triển ngành tôm năm 2022 và ký quy chế phối hợp Quản lý giống tôm nước lợ năm 2022”

Thứ sáu - 25/03/2022 05:29 548 0
Đồng chí: Trần Xuân Học - Phó Giám đốc Sở - Chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An
Đồng chí: Trần Xuân Học - Phó Giám đốc Sở - Chủ trì Hội nghị tại điểm cầu Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An
Năm 2021, Ngành Thủy sản triển khai thực hiện phát triển ngành tôm trong bối cảnh thời tiết, dịch bệnh Covid -19 diễn biến phức tạp, thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng đến sản xuất giống cũng như nuôi thương phẩm ở tất cả các hình thức nuôi như: Bệnh trên trên tôm nuôi vẫn còn xảy ra, do thời tiết diễn biến phức tạp làm thay đổi môi trường ao nuôi; một số hộ nuôi chưa tuân thủ nghiêm túc trong công tác khai báo bệnh, dập dịch khử trùng tiêu độc trước và sau khi ra bệnh xẩy ra; hạ tầng cơ sở bị xuống cấp, một số vùng nuôi hệ thống kênh cấp đã bị bồi lắng và chưa có kênh cấp, thoát nước riêng biệt; Hiệu quả sản xuất chưa cao, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 thị trường tiêu thụ không ổn định, giá tôm giảm, giá vật tư đầu vào tăng cao; Liên kết sản xuất đã có sự hình thành song đang ở các bước riêng lẽ, chưa hình thành liên kết theo chuỗi giá trị; Hoạt động cấp giấy xác nhận đối tượng thủy sản nuôi chủ lực gặp nhiều khó khăn do các tổ chức, cá nhân thiếu sự chủ động cập nhật thông tin, dẫn đến chưa quan tâm tới việc thực hiện đăng ký theo đúng quy định hoặc khi triển khai, các thủ tục liên quan đến đất đai, giao/thuê mặt nước còn gặp nhiều vướng mắc như: không có, đã hết hạn, không đúng tên chủ sở hữu.
Tuy Ngành nuôi trồng thủy sản đối diện với nhiều khó khăn, thách thức nhưng vẫn đạt kết quả tốt, cụ thể:
+ Diện tích đạt 2.400 ha bằng 103,00% so cùng năm 2020.
+ Sản lượng đạt 8.674 tấn bằng 112,11% so cùng năm 2020.
+ Sản xuất, ương dưỡng tôm giống đạt 2.457 triệu con (tôm Sú 241 triệu con, tôm Thẻ chân trắng 2.216 triệu con), bằng 116,5% so năm 2020.
+ Giá trị sản xuất 726 tỷ đồng bằng 110,6% so cùng năm 2020.
Công tác quản lý Nhà nước đi vào quy cũ, tham mưu ban hành văn bản chỉ đạo sản xuất kịp thời, hiệu quả.
Lĩnh vực sản xuất giống có những biến chuyển phát triển tốt, từ quy trình sản xuất, đến tăng mạnh cả về số lượng và chủng loại, chất lượng được kiểm soát chặt chẽ. Tôm bố mẹ trước khi đưa vào sản xuất và tôm giống trước khi xuất bán được kiểm tra chất lượng, kiểm dịch theo quy định hiện hành; tôm bố mẹ được sử dụng và xử lý, hủy bỏ đúng thời hạn quy định.
Nuôi tôm thương phẩm ngày càng được đầu tư theo hướng thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất. Công tác ứng dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao vào nuôi trồng, ngày càng quan tâm và có những bước phát triển tốt.
Dịch vụ phục vụ nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển và đa dạng hóa hình thức kinh doanh, nhiều hãng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, thuốc thú y đã tạo mạng lưới rộng khắp trên địa bàn tỉnh góp phần tạo điều kiện cho các hộ nuôi tiếp cận nguồn vốn, như mua thanh toán chậm, đầu tư thức ăn con giống với bao tiêu sản phẩm.
Ngành đã triển khai các giải pháp hỗ trợ kết nối, tiêu thụ sản phẩm thủy sản; triển khai “Chương trình hỗ trợ tiêu thụ, cung cấp thực phẩm nông lâm thủy sản trong bối cảnh dịch Covid-19”, hỗ trợ các điều kiện về chất lượng an toàn thực phẩm, tuyên truyền, giới thiệu, kết nối tiêu  thụ  sản  phẩm,  hỗ  trợ  kinh  phí  thuê  gian  hàng  để  bán  hàng; Thực hiện tốt công tác quan trắc cảnh báo môi trường; Công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản…
- Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ ngành tôm năm 2022, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai quyết liệt, đồng bộ và thực hiện các nhiệm vụ như sau:
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản 2017 và các văn bản pháp luật liên quan.
Triển khai thực hiện tốt Kế hoạch hành động phát triển ngành tôm tỉnh Nghệ An đến năm 2025; Chương trình phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021 - 2025.
 Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra điều kiện cơ sở và chất lượng giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; thực hiện tốt công tác quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường tại các vùng nuôi; hướng dẫn các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
 Thực hiện tốt công tác triển khai hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân đăng ký cấp giấy xác nhận nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng nuôi thủy sản chủ lực.
Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, nghiên cứu, dự báo thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật đối với nuôi tôm thương phẩm để nhân rộng các mô hình nuôi 2, 3 giai đoạn, nuôi sử dụng chế phẩm sinh học, nuôi tuần hoàn khép kín, nuôi tôm an toàn sinh học, nuôi công nghệ cao, mô hình tự động hóa trong nuôi tôm, các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả.
- Để thực hiện thành công kế hoạch phát triển Ngành tôm Nghệ An nói riêng và  cả nước nói chung, ngành có một số kiến nghị đề xuất đến Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản như sau:
 Thúc đẩy đàm phán để xúc tiến thương mại, phối hợp tháo gỡ kịp thời các rào cản kỹ thuật, phát triển thị trường tiêu thụ cho sản phẩm tôm Việt Nam.
 Quản lý tốt chất lượng tôm giống, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường của các cơ sở sản xuất, nhập khẩu trên phạm vi toàn quốc. Đồng thời chỉ đạo các Công ty/doanh nghiệp cung cấp các mặt hàng đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý tránh đầu vào sản phẩm tăng quá cao ảnh đến phát triển bền vững ngành tôm./.

Tác giả bài viết: PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây