Xây dựng sản phẩm du lịch sức khỏe trong phát triển du lịch nông thôn

Thứ bảy - 18/11/2023 03:52 175 0
Xã hội phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ của con người ngày càng cao, thay vì nghỉ dưỡng đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Cũng từ đó, một làn sóng mới mẻ và hấp dẫn trong ngành du lịch mang tên "du lịch chăm sóc sức khỏe" ra đời.
Xây dựng sản phẩm du lịch sức khỏe trong phát triển du lịch nông thôn

Với định hướng “Phát triển du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” góp phần phát triển nông thôn; phát huy thế mạnh của từng địa phương thông qua cung cấp sản phẩm du lịch gắn với tiêu thụ nông đặc sản, cũng như phát triển con người, bảo tồn và phát triển văn hóa bản địa.
Xây dựng sản phẩm du lịch sức khỏe trong phát triển du lịch nông thôn đáp ứng với xu hướng phát triển du lịch, đây là một phần trong xây dựng các loại hình dịch vụ, sản phẩm du lịch y tế, phục vụ nhu cầu khách du lịch trong và ngoài nước, gắn với phát triển thế mạnh của các địa phương ở các nội dung như: Phát huy văn hóa truyền thống bản địa, phát triển các sản phẩm đặc thù phù hợp với mô hình kinh tế của địa phương và phát triển con người (về năng lực quản lý - điều hành và kỹ năng chuyên môn).

du lịch chăm sóc sức khỏe

Hình thức tắm onsen của Nhật Bản (Ảnh sưu tầm)

“Sản phẩm du lịch sức khỏe” được xây dựng và phát triển trên cơ sở nâng cao chất lượng, đa dạng hóa và có tính hấp dẫn của sản phẩm nhằm phục vụ sức khỏe cho du khách theo hướng bền vững, góp phần hình thành chuỗi cung ứng dịch vụ phù hợp với điều kiện của từng địa phương. “Sản phẩm du lịch sức khỏe” qua phân tích có sự gắn kết chặt chẽ với y dược cổ truyền vì tính hấp dẫn, đa dạng, thuận tiện ở các nội dung: (i) Cung cấp các dịch vụ nâng cao sức khỏe dễ thực hiện như: Xoa bóp, bấm huyệt, ngâm chân thảo dược, gội đầu thảo dược, massage chân,… ; (ii) Cung cấp các sản phẩm về dược liệu và thuốc của địa phương (cây thuốc, con vật làm thuốc, từ nguồn suối khoáng,...); các dược phẩm có nguồn gốc từ dược liệu (trà thuốc, vị thuốc đã sơ chế, rượu ngâm dược liệu, mật ong,...); (iii) Thông qua sản phẩm du lịch để giới thiệu - quảng bá văn hóa địa phương bằng những “câu chuyện” về văn hóa, về con người, về đặc sản của vùng miền, những sản phẩm OCOP; (iv) Gắn kết và phát triển chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch cùng nông đặc sản, sản phẩm OCOP cho du khách trong và sau khi đi du lịch, cũng như gáo phần lan tỏa tối cộng đồng.

Nhiều điểm du lịch ở miền Trung như Đà Nẵng, Nha Trang đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch tắm bùn (Ảnh sưu tầm)

Mô hình du lịch sức khỏe có thể áp dụng cho khách theo tour, đoàn cũng như khách lẻ, cùng khách lưu trú homestay thông qua: (i) Các sản phẩm phục hồi, nâng cao sức khỏe bằng xoa bóp bấm huyệt, massage chân, ngâm chân thảo dược, trà thuốc, nước khoáng,… của địa phương; (ii) Các sản phẩm “làm quà” từ dược liệu, nông đặc sản của địa phương. Ở một số vùng miền có thể cung cấp thực phẩm sạch - thực phẩm bảo vệ sức khỏe như các loại rau - thuốc (rau má, hạt sen tươi, thịt gia súc, gia cầm nuôi bằng thảo dược,...).

''>

Wellness Tourism là loại hình du lịch giúp du khách không những có được những thư giãn về đầu óc mà còn cải thiện cả thể chất (Ảnh sưu tầm)

Với mục tiêu: (i) Phát triển mô hình nghỉ dưỡng kết hợp với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe với nòng cốt là y dược cổ truyền tại các địa phương, các khu du lịch có tiềm năng ; (ii) Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng tại địa phương gồm cả nhân lực làm chuyên môn và quản lý - điều hành hệ thống cung ứng các dịch vụ, sản phẩm du lịch sức khỏe phục vụ du khách; (iii) Ứng dụng tiến bộ trong quản lý, điều hành, quảng bá và công nghệ thông tin để tiếp cận các kênh du lịch trong và ngoài nước, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ, sản phẩm phục vụ du lịch; (iv) Xây dựng một số dòng cung ứng sản phẩm du lịch sức khỏe gắn kết với sản phẩm y dược cổ truyền phục vụ khách du lịch (gồm: Du lịch chăm sóc sức khỏe bằng y dược cổ truyền bằng xoa bóp bấm huyệt - phục hồi chức năng, xông hơi, ngâm chân thảo dược,...; Du lịch dược liệu và thuốc cổ truyền: Xây dựng dòng cung ứng sản phẩm dịch vụ thăm quan và mua sắm dược liệu, thuốc cổ truyền, các nông sản đặc hữu của địa phương; Du lịch khám phá y dược cổ truyền và khám phá văn hóa bản địa bằng các dòng sản phẩm cung ứng dịch vụ tham quan mua sắm, trải nghiệm các sản phẩm du lịch sức khỏe kết hợp với thưởng thức các món ẩm thực đậm chất y dược cổ truyền tại đại phương theo miền, khí hậu, thời tiết và những “câu chuyện” về văn hóa, con người, sản vật mang đậm tính bản địa.

Dự án Swan Park Onsen là dự án ven đô đầu tiên về du lịch chăm sóc sức khoẻ (Ảnh sưu tầm)

Để thực hiện hoàn thành và đạt các mục tiêu trên cần: (i) Các cơ quan quản lý và chính quyền địa phương cần xây dựng hoàn thiện các quy chế (các quy định về cơ sở vật chất, trang thiết bị, cơ cấu nhân lực để có thể tham gia cung cấp dịch vụ; Danh mục kỹ thuật được áp dụng trong “Du lịch sức khỏe” làm căn cứ cho nhà đầu tư, quản lý; Xây dựng cơ sở dữ liệu; bộ tiêu chuẩn để công nhận sản phẩm “Du lịch sức khỏe”) ; (ii) Các nhà quản lý - đầu tư cần tìm và xây dựng mô hình phù hợp với từng địa phương (gồm: tổ chức các tour du lịch phù hợp, gắn tham quan và phục hồi sức khỏe; phát triển các sản phẩm “du lịch sức khỏe” ở cả 3 mảng y - dược - sản phẩm, nông đặc sản của địa phương; xây dựng và lan tỏa các “câu chuyện” về văn hóa, về dược liệu - thuốc, cùng các nông đặc sản, các sản phẩm OCOP của địa phương; đầu tư phát triển nguồn nhân lực; tham gia quảng bá vào chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch, du lịch y tế,...) (iii) Các nhà chuyên môn - ngành y tế, các bệnh viện (để: góp phần đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để thực hiện các kỹ thuật phục hồi sức khỏe đơn giản (xoa bóp - bấm huyệt, chườm dược liệu, gội đầu thảo dược, massage chân,...) và tập huấn cho các kỹ thuật viên là các lao động địa phương trực tiếp hành nghề; tham gia vào xây dựng chất lượng, nội dung (công dụng, liều dùng), bao bì cho các sản phẩm từ dược liệu - vị thuốc của địa phương, của các vùng miền; tham gia vào công tác quảng báo về chuyên môn, thống kê dữ liệu về sức khỏe, bảo tồn nguồn dược liệu quý, nghiên cứu khoa học để làm rõ công năng, tác dụng của cây, con và dược liệu.
Với những điều kiện thuận lợi như đa dạng về sản phẩm từ nông nghiệp, các địa phương giàu truyền thống của về văn hóa, con người và nông sản vật; cùng đó là xu hướng phát triển về du lịch y tế; du lịch sức khỏe; xu thế hướng về thiên nhiên, hướng về y dược cổ truyền của du khách. Đặc biệt sự quan tâm đầu tư phát triển của các cơ quan quản lý; mong muốn của chính quyền địa phương; của doanh nghiệp và người dân.
Việc xây dựng và phát triển mô hình “Du lịch sức khỏe” gắn kết với các Chương trình phát triển du lịch nông thôn, du lịch y tế và du lịch y tế bằng cung cấp sản phẩm của y dược cổ truyền hoàn toàn có cơ sở phát triển và lan rộng.
Để các mô hình du lịch sức khỏe, du lịch nông nghiệp - nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP” phát triển bền vững cần có sự phối hợp chặt chẽ từ cơ quan quản lý - chính quyền địa phương, nhà chuyên môn, nhà quản lý cùng người dân trong hoạch định chính sách, quản lý và vận hành, cung cấp sản phẩm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Tác giả bài viết: Đặng Thị Thu Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây