Hướng dẫn một số giải pháp kỷ thuật trong công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm

Chủ nhật - 13/11/2022 20:44 645 0
Hiện nay diễn biến thời tiết phức tạp, mưa nắng thất thường là điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát sinh, phát triển và lây lan dịch bệnh trên đàn vật nuôi trên địa bàn. Chúng tôi xin hướng dẫn một số nội dung kỹ thuật trong công tác tiêm phòng như sau:
Hướng dẫn một số giải pháp kỷ thuật trong công tác tiêm phòng vắc xin cho gia súc, gia cầm
  1. Đối tượng và các loại vắc xin tiêm phòng
    Vắc xin chỉ được tiêm phòng cho gia súc, gia cầm khoẻ mạnh. Tuỳ vào vùng và áp lực dịch bệnh có thể điều chỉnh tiêm phòng đối với gia súc non.
- Đàn lợn: Tiêm vắc xin Dịch tả lợn, vắc xin Tụ huyết trùng, Phó thương hàn cho tất cả các loại lợn từ 35 ngày tuổi trở lên. Đối với lợn chửa: từ 70 ngày tuổi trở lên.
- Đàn trâu, bò, dê: Tiêm vắc xin LMLM, Tụ huyết trùng, Viêm da nổi cục:  từ 2 tháng tuổi trở lên. Đối với con mang thai trừ 2 tháng đầu và 2 tháng cuối
- Đàn chó: Tiêm bắt buộc vắc xin dại Rabisin cho chó từ 1 tháng tuổi trở lên.
- Gia cầm: Tiêm vắc xin Cúm gia cầm.
2. Bảo quản vắc xin:
- Vắc xin phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh từ 2 - 80C, tránh ánh sáng mặt trời.
- Vắc xin khi vận chuyển phải được đựng trong dụng cụ chuyên dụng như: hộp xốp, phích đá, có đá lạnh, tránh va đập mạnh.






3. Yêu cầu kỹ thuật tiêm phòng vắc xin
- Bơm kim tiêm phải vô trùng trước khi tiêm
- Sử dụng kim tiêm phù hợp đối với từng loại động vật.
- Thay kim tiêm sau  mỗi lần tiêm.
- Trước khi tiêm để vắc xin trở về ở nhiệt độ thường trong khoảng 10 - 20 phút. lắc nhẹ, kỹ chai vắc xin.
- Chai vắc xin khi đã mở nắp chỉ sử dụng thẹo hướng dẫn của NSX, nếu không hết phải bỏ đi.
- Không sử dụng những chai vắc xin đã bị biến màu hoặc lớp nhũ dầu bị tách lớp.
- Trong quá trình tiêm cần tuân thủ: đúng đối tượng, đúng liều lượng, đúng vị trí.
 - Ghi chép đầy đủ thông tin vào biểu mẫu tiêm phòng theo quy định.
Lưu ý: Ngoài những hướng dẫn trên khi thực hiện tiêm phòng cần đọc kỷ hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên vỏ lọ của từng loại vắc xin để được biết chi tiết.

4. Quản lí, giám sát sau tiêm phòng
4.1. Quản lí:
- Cấp giấy chứng nhận tiêm phòng: UBND xã, thị cấp giấy chứng nhận cho vật nuôi đã được tiêm phòng nhằm quản lí khi rủi ro, chính sách hỗ trợ (nếu có) và thủ tục vận chuyển, kiểm dịch khi cần.
4.2.  Giám sát sau tiêm phòng
-  Phản ứng sinh lí bình thường:
Sau khi tiêm phòng con vật có các biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, cơ thể sưng nhẹ ở vị trí tiêm nhưng vẫn ăn uống và không có dấu hiệu khó thở, sau 1-2 ngày con vật trở lại trạng thái bình thường đó là phản ứng bình thường sau khi được tiêm phòng
- Các phản ứng không bình thường sau tiêm phòng:
+ Phản ứng cục bộ: Vị trí tiêm, xung quanh nơi tiêm sưng tấy, con vật thấy mệt mỏi hơn bình thường.
+ Phản ứng toàn thân: con vật có thể biểu hiện các triệu chứng: Ủ rủ, mệt mỏi, ăn ít hoặc bỏ ăn, không muốn đi lại, có con rơi vào trạng thái sốt, khó thở.
Cách xử lí:
 + Dùng các loại thuốc ( Adrenaline, Atropin, Vinathazin…) để xử lí ngay sau khi động vật bị phản ứng, viêm, sốc phản vệ.
+ Dùng các loại thuốc trợ sức, trợ lực cho vật nuôi như: Cafein, Promethazine, Glucoza, Vitamin, Bcompex… xoa bóp bằng cồn salisilat methyl hoặc chườm nóng tại vị trí sưng.
 + Trường hợp ngay sau khi tiêm vắc xin vật nuôi có biểu hiện choáng, ngất, chân run rẩy, đi lại không vững hoặc ngã khuỵ, sùi bọt mép, chảy nước dãi, trụy tim, khó thở, sốt cao, ói mửa... nếu nặng không cấp cứu kịp thời con vật sẽ chết. Biện pháp xử lý: Dùng thuốc điều trị trong 3 ngày liên tục, sử dụng các loại thuốc như trợ tim, chống dị ứng, trợ sức, thuốc an thần, thuốc hạ sốt, thuốc trợ hô hấp và thuốc kháng sinh để tránh viêm nhiễm và đề phòng các bệnh kế phát.
Lưu ý: vật nuôi sau khi tiêm không chăn thả vật nuôi, phải theo dõi đàn vật nuôi trong thời gian từ 2 - 3 ngày, tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng và công tác vệ sinh phòng bệnh triệt để nâng cao sức đề kháng, nếu có trường hợp bị phản ứng phải xử lý nhanh:
Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin theo đúng yêu cầu sẽ có miễn dịch chống lại các dịch bệnh.
Việc chấp hành tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm là quy định bắt buộc của Nhà Nước đối với mỗi cá nhân, tổ chức có chăn nuôi gia súc, gia cầm. Những tổ chức cá nhân không chấp hành tiêm phòng vắc xin để phòng các bệnh bắt buộc theo quy định tại thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT, khi dịch xẩy ra buộc tiêu hủy sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước được quy định tại Nghị quyết số 18/2021 ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về việc quy định chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2022-2025, đồng thời còn bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Các  hành vi không chấp hành quy định tiêm phòng và làm phát sinh dịch bệnh nguy hiểm ở gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phải chịu trách nhiệm theo quy định hiện hành của pháp luật theo Nghị định Số: 90/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính Phủ “QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THÚ Y”. Cụ thể: tại điều 7, tiểu mục 2, chương 2 quy định:
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
2. Phạt tiền từ 600.000  đồng đến 800.000 đồng nếu chủ vật nuôi không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng.
 3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận tiêm phòng cho động vật.
Vì vậy, mỗi người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm chấp hành công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Chủ động theo dõi lịch tiêm phòng của địa phương để hỗ trợ bắt giữ gia súc, gia cầm phục vụ tiêm phòng tại hộ bảo đảm cho đàn gia súc, gia cầm được tiêm đúng, tiêm đủ vắc xin theo quy định
Trên đây là một số nội dung quan trọng trong công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Vậy kính mong các tổ chức, cá nhân đang chăn nuôi gia súc, gia cầm quan tâm llưu ý để làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi nhằm bảo vệ tài sản và đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi./.                                                

 

Tác giả bài viết: Nguyễn Hữu Thìn

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây