MỘT SỐ GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG CHĂN NUÔI Ở NGHỆ AN

Thứ sáu - 29/01/2021 04:12 1.104 0
Trong những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp. Diễn biến của khí hậu, thời tiết hết sức khó lường như hạn hán, lũ lụt, mưa bão, rét đậm, rét hại xẩy ra liên tục trên địa bàn tỉnh Nghệ An làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân; các loại dịch bệnh thường xuyên xẩy ra trên người và gia súc, gia cầm. Vì vậy để thích ứng với những diễn biến khó lường do biến đổi khí hậu trong chăn nuôi cần phải triển khai đồng bộ cả giải pháp về quản lý và giải pháp về khoa học và công nghệ.
1. Giải pháp về quản lý
1.1. Xây dựng, điều chỉnh, bổ sung các Quy hoạch chăn nuôi phù hợp đề án tái cơ cấu ngành chăn nuôi
Quy hoạch chăn nuôi trâu, bò: tại quyết định 2038/QĐ.UBND.NN ngày 12/5/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển đàn trâu, bò trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020;  Quy hoạch chăn nuôi lợn: Quyết định 2037/QĐ.UBND.NN ngày 12/5/2009 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển đàn lợn trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020; Quy hoạch cơ sở giết mổ tập trung: Quyết định số 5008/QĐ.UBND ngày 12/12/2012 của UBND tỉnh V/v phê duyệt Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
1.2. Tổ chức triển khai thực hiện tốt các đề án đã được phê duyệt
Đề án phát triển chăn nuôi đại gia súc và chế biến sữa tỉnh Nghệ An đến năm 2015 tại QĐ số: 4294/QĐ-UBND ngày 26/9/2013; Đề án phát triển chăn nuôi và kinh tế vườn hộ tỉnh Nghệ An giai đoạn 2013-2020 tại QĐ số 6252/QĐ-UBND ngày 23/12/2013; Đề án phát triển cây, con chủ yếu, gắn với cơ chế quản lý đất đai, tạo vùng nguyên liệu chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020 tại QĐ số: 3079/QĐ-UBND ngày 03/7/2014; Đề án Thí điểm Quản lý, giám sát dịch bệnh gia súc, gia cầm hằng ngày tại 03 huyện thuộc tỉnh Nghệ An, giai đoạn 2013 – 2015 tại Quyết định số 5101/QĐ-UBND ngày 17/02/2012.
1.3. Điều chỉnh, bổ sung tổ chức thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi
Theo Quyết định 09/2012/QĐ.UBND, ngày 04/2/2012 của UBND Tỉnh Nghệ An: V/v ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 – 2015 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành tại Nghị quyết Số: 125/2014/NQ-HĐND ngày 12/7/2014 về một số chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
1.4. Tổ chức thực hiện các giải pháp kỹ thuật
+  Giải pháp về giống: Tăng cường công tác giống vật nuôi; Tổ chức triển khai các quy định pháp quy về quản lý giống vật nuôi phù hợp điều kiện chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh Nghệ An; Tiếp tục triển khai các chương trình cải tạo giống trâu, bò: Thực hiện TTNT cải tiến giống bò theo hướng Zê bu hóa, lai cải tiến giống trâu bằng TTNT tinh trâu Murah với trâu nội ở vùng đồng bằng và vùng núi thấp; hỗ trợ mua trâu bò đực giống nhảy trực tiếp (vùng miền núi cao); Cải tiến đàn lợn theo hướng nạc hóa theo hai phương thức: nhập đàn lợn ngoại và lai cải tiến các giống lợn, ưu tiên phát triển chăn nuôi gia cầm.
+ Tăng cường công tác quản lý thức ăn chăn nuôi: Tổ chức triển khai các quy định pháp quy về quản lý thức ăn chăn nuôi phù hợp điều kiện chăn nuôi trên địa bàn Tỉnh Nghệ An; Thường xuyên kiểm tra phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn trên địa bàn Nghệ An; Kiểm định định kỳ chất lượng thức ăn chăn nuôi tại các nhà máy, cơ sở sản xuất chế  biến thức ăn, các cơ sở dịch vụ, đại lý thức ăn chăn nuôi.
+ Giải pháp về thú y và phòng chống dịch bệnh: Tập trung chỉ đạo công tác phòng và chống dịch. Hạn chế tối đa dịch bệnh xẩy ra. Đặc biệt là dịch tai xanh, LMLM, cúm gia cầm; Tăng cường công tác giám sát, phát hiện bệnh sớm, có các biện pháp can thiệp kịp thời nhằm giảm tổn thất kinh tế tối đa do dịch bệnh gây ra; Triển khai khử trùng tiêu độc theo kế hoạch của UBND tỉnh, mỗi năm tổ chức 2-3 đợt vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi trên toàn tỉnh, Triền khai thực hiện tốt các nội dung: Đề án thí điểm giám sát dịch bệnh hàng ngày tại 18 xã của 3 huyện để làm mô hình nhân ra diện rộng và Quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020;Thực hiện tốt công tác kiểm dịch nội, ngoại tỉnh, kiểm dịch tại các trạm, chốt đầu mối giao thông và các chợ có mua bán vật nuôi, trọng điểm là chợ Ú- huyện Đô Lương. Kiểm tra chặt chẽ vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm. Xử lý nghiêm trường hợp vi phạm theo quy định.;Thực hiện tốt công tác kiểm dịch thủy sản ngay từ đầu vụ nuôi. Phối hợp chặt chẽ với Chi cục Nuôi trồng thủy sản tuần tra, kiểm tra nguồn tôm giống nhập vào và xuất ra khỏi tỉnh; kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp không có giấy chứng nhận kiểm dịch.
- Triển khai xây dựng và nhân rộng mô hình chăn nuôi Vietgap nông hộ của dự án Lifsap, đồng thời phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại,chăn nuôi nông hộ theo hình thức công nghiệp, áp dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
2. Giải pháp về khoa học và công nghệ
2.1. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật và Công nghệ trong chăn nuôi
- Triển khai tập huấn các quy trình công nghệ mới trong lĩnh vực chăn nuôi, xây dựng hệ thống chuồng trại theo tiêu chuẩn Vietgap để tăng năng suất trong chăn nuôi.
- Tổ chức tập huấn, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật theo ph­ương pháp khuyến nông 2 chiều, từng chuyên đề cho nông dân để vận dụng vào sản xuất.
- Ứng dụng khoa học công nghệ thông tin, tin học vào quản lý giống vật nuôi, quản lý thức ăn chăn nuôi và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
2.2. Nâng cao chất lượng giống
- Đối với bò
+ Bổ sung thêm  đàn đực giống bò ngoại có năng suất, chất lượng cao
+ Tạo giống bò bằng thụ tinh nhân tạo (TTNT): Sử dụng tinh nhóm bò Zebu (Red Sind, Sahywan) bò hướng thịt (Brahman, Limousine,..) để phối giống.
+ Tiếp tục cải tạo đàn bò bằng nhảy trực tiếp: Sử dụng bò đực lai Zebu 50 -75% máu ngoại để phối giống nhảy trực tiếp. Nhập nuôi một số giống bò thuần hướng thịt.
- Đối với bò sữa
+ Chăn nuôi trang trại: Giống bò sữa chủ yếu Bò HF thuần chủng (các trang trại bò sữa TH và Vinamilk)
+ Chăn nuôi nông hộ sử dụng bò thịt HF hoặc bò lai F2,F3 HF (từ 3/4- 7/8 máu HF).
- Đối với trâu
+ Bổ sung đàn đực giống trâu ngoại có năng suất, chất lượng cao
+ Sử dụng giống trâu địa phương là chính trên cơ sở điều tra, bình tuyển, chọn lọc đàn trâu cái, trâu đực có chất lượng tốt để phối giống. Sử dụng tinh trâu Murrah để cho lai cải tạo nâng cao tầm vóc chất lượng đàn trâu.
+ Thực hiện biện pháp chéo dòng đực giống giữa các vùng miền kết hợp mua một số trâu đực giống tốt ở các tỉnh khác để làm tươi máu đàn trâu.
- Đối với lợn
+ Trước mắt kiểm tra, giám định, bình tuyển và loại thải đực giống không đảm bảo chất lượng. Sau đó xây dựng đàn đực giống đạt tiêu chuẩn chất lượng và được quản lý chặt chẽ.
+ Nâng cao chất lượng đàn giống cụ kỵ, ông bà; tạo đực cuối cùng có năng suất cao.
+ Nâng cấp các trung tâm sản xuất giống, tinh dịch, khảo kiểm nghiệm, kiểm dịch.
+ Tiếp tục triển khai chương trình nạc hoá đàn lợn trên hai phương thức:
Nuôi giống lợn ngoại được Bộ Nông nghiệp & PTNT công bố, như: lợn Landrace, Yorkshire, Duroc và con lai (đực Ngoại lai cái Ngoại) v.v...
Tăng tỷ lệ máu lai ngoại trên đàn nái nền địa phương thông qua lai tạo, trong đó: sử dụng Đực giống: Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain v.v.. và các giống được bộ nông nghiệp kết luận và phổ biến; Nái nền sử dụng các giống: Móng cái, nái lai (đực Ngoại lai Móng cái).
- Đối với gia cầm
+ Nâng cao chất lượng đàn giống dòng thuần, ông bà để sản xuất gà, vịt bố mẹ có chất lượng cao
+ Các cơ sở nuôi giống bố, mẹ phải nằm trong hệ thống giống và có đăng ký với chính quyền cấp xã; không được phép lưu hành con giống nằm ngoài hệ thống con giống.
+ Quản lý chặt chẻ chất lượng con giống; không sử dụng gà, vịt thương phẩm làm giống bố, mẹ; các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống
+ Kiểm soát chặt chẻ các cơ sở ấp trứng gia cầm, sản xuất và cung ứng giống
+ Nâng cao chất lượng đàn vịt bằng việc nhân nhanh các giống vịt ngoại siêu trứng để nâng cao sản lượng trứng; nhập các giống vịt ngoại có năng suất cao để sinh sản, cung cấp giống vịt con nuôi thịt, thay thế dần đàn vịt địa phương.
2.3. Tăng cường sản xuất, chế biến thức ăn thô xanh tại chỗ kết hợp với các loại thức ăn bổ sung
- Thức ăn tinh
+ Tiếp tục phát huy hết công suất nhà máy chế biến thức ăn gia súc nhãn hiệu Sao Vàng (Khu CN Bắc Vinh) công suất 24.000 tấn/năm, nhà máy Gà Vàng (Khu CN Quỳnh Giang – Quỳnh Lưu) công suất 20.000 tấn/năm; nâng cấp công suất nhà máy chế biến thức ăn gia súc Con Heo Vàng (Khu CN Nam Cấm) từ 12.000 tấn/năm 2010 lên 24.000 tấn/năm 2020; đồng thời thu hút đầu tư xây dựng mới các nhà máy, cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi ở khu công nghiệp Nam Cấm, Nghĩa Đàn, với tổng công suất đạt 20.000 tấn/năm vào năm 2020.
+ Khuyến khích phát triển các cơ sở chế biến quy mô nhỏ phục vụ nhu cầu tại chỗ (thông qua việc hỗ trợ máy chế biến công suất nhỏ). Mở rộng mạng lưới dịch vụ cung cấp thức ăn công nghiệp có sự kiểm soát, quản lý của Nhà nước .
+ Tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp chủ yếu sử dụng trong các hộ nuôi nhỏ lẻ phân tán, vùng xa không có điều kiện nuôi tập trung.
- Thức ăn thô xanh
+  Chuyển đổi 1 số diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiệu quả thấp sang trồng cỏ, trồng đa dạng các giống cỏ phục vụ chăn nuôi.
+ Áp dụng công nghệ sinh học trong chế biến thức ăn để tăng hiệu quả sử dụng.
+ Tận thu các phụ phẩm Nông nghiệp (rơm, rạ...), phụ phẩm của công nghiệp chế biến bã dứa, bã sắn, rỉ mật... để chăn nuôi, áp dụng các phư­ơng pháp chế biến bảo quản và dự trữ thức ăn cho trâu bò.
+ Hình thành các chợ buôn bán, trao đổi cỏ, các phụ phẩm nông  nghiệp.
+ Tập huấn kỹ thuật chế biến, bảo quản thức ăn xanh bằng các mô hình ủ chua, chế biến cỏ khô, cỏ đóng bánh, cỏ nghiền tạo viên, ủ rơm với urê, làm bánh dinh dưỡng, tiến tới phổ biến rộng rãi cho người chăn nuôi.
2.4. Tăng cường công tác thú y, vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường
 - Về công tác thú y
+ Kiểm soát, phòng chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan; khống chế, tiến tới thanh toán một số bệnh nguy hiểm ở động vật, bệnh truyền nhiểm lây từ động vật sang người; kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y trong quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc bảo đảm an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; tăng cường quản lý thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và hóa chất dùng trong thú y bảo đảm chất lượng an toàn và hiệu quả.
+ Xây dựng và chỉ đạo mạng lưới thú y cộng đồng.
+ Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy trình kỹ thuật phòng chống dịch bệnh cho các cơ sở chăn nuôi; kiểm soát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm cho các cơ sở giết mổ, chế biến.
- Về chuồng trại, vệ sinh môi trường.
+ Đối với chăn nuôi Nông hộ: xây dựng chuồng trại đảm bảo thuận tiện, hợp vệ sinh, đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực chăn nuôi trâu, bò.
+ Đối với chăn nuôi Trang trại, gia trại: Chuồng trại phải xây dựng đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo quy định vệ sinh môi trường.
2.5. Tổ chức sản xuất
- Xây dựng các mô hình sản xuất theo chuổi giá trị sản phẩm sạch, an toàn từ chăn nuôi đến thị trường tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua, chế biến, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuổi.
- Tiếp tục phát triển hình thức chăn nuôi tập trung quy mô lớn; đồng thời duy trì hình thức chăn nuôi vừa và nhỏ, tạo điều kiện để tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt, chi phí đầu tư rẻ; tận dụng được lao động nhàn rỗi và có thể chủ động  phát triển  chăn nuôi lớn khi điều kiện thuận lợi.
- Mỗi huyện cần xây dựng và mở rộng 50 - 70 trang trại, gia trại… về chăn nuôi trâu bò có quy mô tối thiểu 20 con. Trong từng trang trại phải xây dựng ít nhất một mô hình chăn nuôi bò lai sinh sản, để nhân giống với quy mô 20 con chăn nuôi theo quy trình tiên tiến./.










 

Tác giả bài viết: Trần Văn Toản

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây