MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHIẾN THỰC PHẨM Ở NGHỆ AN CHƯA CÓ CHỖ ĐỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG

Thứ hai - 05/09/2022 20:33 334 0
MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN KHIẾN THỰC PHẨM Ở NGHỆ AN CHƯA CÓ CHỖ ĐỨNG TRÊN THỊ TRƯỜNG
Nghệ An đang ngày càng mở rộng và tăng quy mô diện tích sản xuất, dựa trên chủ trương xây dựng theo sản phẩm OCOP mỗi xã một sản phẩm theo chương trình Nông thôn mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tạo nên các sản phẩm mới nhằm nâng cao chất lượng trên cùng một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân, đang được các cấp chính quyền và người dân hưởng ứng mạnh mẽ, trong thời gian qua, các cơ quan chức năng liên quan tỉnh Nghệ An cùng với người dân cùng vào cuộc để tháo gỡ những khó khăn, như trợ giá, mở hội thảo, hội chợ, siêu thị,…nhằm giải quyết bài toán ấy.

Tuy đã có rất nhiều cố gắng, nhưng cũng chỉ là trên đà hoàn thiện để phát triển, sản phẩm của Nghệ An đã bắt đầu và ngày càng bén duyên, nhưng số lượng cung cấp ra thị trường chưa nhiều chưa đồng bộ.
Nếu ta đi một vòng vào các siêu thị, các chợ nhất là khu vực thành thị, để tìm hiểu thị thực phẩm ngoài thị trường và nhu thì sản phẩm và sử dụng của người dân là rất đa dạng, hàng chủ yếu là được nhập từ ngoài tỉnh về để phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng, sản phẩm trong tỉnh chiếm một phần rất ít, thậm chí là một số sản phẩm được công nhận là OCOP ở Nghệ An vẫn chưa có mặt ở những thị trường này.
Ông Trần An Khang - Giám đốc siêu thị BigC Vinh cho biết: “Mặc dù nông sản, đặc sản trên địa bàn Nghệ An rất nhiều, trên thực tế mới đưa vào siêu thị BigC Vinh chiếm một phần rất nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, chủ yếu là do hồ sơ pháp lý, quá nhiều sản phẩm tương đồng; nông sản trên địa bàn tỉnh còn thiếu tính cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, giá cả so với các tỉnh bạn...”.
 Vậy nguyên nhân do đâu?
 Theo hệ quy chiếu và nhu cầu thực tế thì đã sinh ra hàng hóa, thì sẽ có nhu cầu người tiêu dùng, vậy khi hàng hóa mà chưa có mặt trên thị trường, và chưa được người tiêu dùng biết đến và sử dụng thì phải có một nguyên nhân nhất định, bởi có các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Hàng hóa của người dân sản xuất là nhỏ lẻ, làm theo kinh nghiệm thiếu căn cứ khoa học, nên khó được thương lái chấp nhận để thu mua, mặt khác số lượng sản phẩm manh mún, giá thành và lợi nhuận thấp nên khó trở thành hàng hóa giao thương, so với các khu sản xuất tập trung ở tỉnh khác nên bị cạnh tranh về giá cả và chất lượng.
Thứ hai: Khi người tiêu dùng bỏ tiền ra mua về sử dụng, họ có quền được lựa chọn, sản phẩm đó phải đạt được những tiêu chuẩn cho phép, có gắn mác và tem truy xuất nguồn gốc để đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, thì ta nay mới đần hình thành các cơ sở sản xuất như vậy.
Thứ ba: Trong lúc nhu cầu của thị trường sử dụng đa dạng sản phẩm, thì ở Nghệ An sản xuất ra một số sản phẩm là đang hạn chế, một phần là do khí hậu thổ nhưỡng và điều kiện tự nhiên, một phần là kiến thức khoa học kỷ thuật vào sản xuất của người dân chưa cao, dẫn đến các sản phẩm khi sản xuất ra không đúng và trúng với thị trường đang cần.
Thứ tư: Người dân chỉ mới đưa ý tưởng và thực hành sản xuất trong sự non trẻ, chưa có thời gian đầu tư và tiếp cận thị trường để sản xuất hàng hóa theo tâm lý người tiêu dùng, công tác truyền thông, quảng cáo chưa mạnh, nên người tiêu dùng chưa hiểu rõ được sản phẩm của mình có lợi ích gì, mua ở đâu, dẫn đến hoạt động rất khó và cầm chừng, khó lớn mạnh.
Để có một thị trường lớn mạnh, cần có một hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển đồng bộ đồng bộ, khi đã xác định được điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của nó, cần thể hiện một số giải pháp đồng bộ sau:
Thứ nhất: Đầu tiên phải xác định được dòng sản phẩm chủ lực mà mình sẽ sản xuất, nhận định về tính bền vững của nó cả chiều rộng, chiều sâu và tính lâu dài, đối tượng khách hàng, sau đó đi tìm hiểu và khảo sát thị trường, lập đề án và hoạch toán chi tiết, càng chi tiết thành công càng cao.
Thứ hai: Liên hệ với cơ quan chức năng liên quan để tìm sự tư vấn hỗ trợ về chuyên môn ,về chính sách, xu thế hiện nay là thành lập công ty, hợp tác xã kiểu mới,…để đi theo dòng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGAP,…ứng dụng khoa học công nghệ, qua chế biến, bảo quản để cho sản phẩm đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đề ra.
Thứ ba: Dùng các kênh phân phối để tuyên truyền và quảng bá sản phẩm, hiện nay kênh phân phối Facebook rất hiệu quả, nếu người sản xuất có chiến lược Makerting tốt, thì sản phẩm của mình nhanh chóng tiếp cận đến người kinh doanh và người tiêu dùng trong và ngoài nước, người mua được tìm hiểu tận gốc lấy được sản phẩm từ nhà sản xuất rất yên tâm, đồng thời giảm được giá thành Logistics, ngoài ra có thể tham gia các hội chợ thương mại, tìm hiểu để đưa sản phẩm vào các siêu thị, chợ truyền thống,….
Thiết nghĩ các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức xã hội liên quan, cần quan tâm hỗ trợ các chính sách, tuyên truyền, động viên, cổ vũ giúp đỡ người sản xuất, tạo điều kiện cho người tiêu dùng, có được sản phẩm chất lượng ngay chính trên may đất quê hương, là tạo động lực cho xã hội phát triển trong phong trào xây dựng Nông thôn mới hiện nay.

Tác giả bài viết: Thế Thắng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây