Dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh điện tử: Người dân được thụ hưởng nhiều tiện ích

Thứ năm - 16/01/2025 05:09 26 0
Trong thời gian qua, các nền tảng số, phần mềm dùng chung của tỉnh đều được triển khai trên các nền tảng điện toán đám mây bảo đảm vận hành hiệu quả, an toàn thông tin; 100% cán bộ, công chức toàn tỉnh có máy tính sử dụng, kết nối mạng LAN, mạng Internet. 100% các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã được kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng với trên 849 điểm kết nối. 
Xác định một trong các mục tiêu, nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu là phát triển dữ liệu số và được UBND tỉnh cụ thể hóa tại Kế hoạch chuyển đổi số của tỉnh hàng năm. UBND tỉnh đã ban hành danh mục cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh. 100% các thủ tục hành chính (TTHC) đã được công bố, công khai trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh; 100% thủ tục hành chính đã xây dựng, phê duyệt quy trình nội bộ, quy trình điện tử để thiết lập trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh; 100% hồ sơ TTHC tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả giải quyết hồ sơ TTHC được công khai minh bạch trên Hệ thông tin giải quyết TTHC tỉnh. Đến nay, Hệ thống này đã cung cấp 1.921 TTHC. Tỷ lệ số hồ sơ giải quyết đúng hạn của Sở, ngành cấp tỉnh đạt trên 98%, UBND cấp huyện đạt trên 96%, UBND cấp xã đạt trên 97%. 
Trên cơ sở Dữ liệu quốc gia về dân cư “đúng, đủ, sạch, sống”, Công an tỉnh đã chủ động phối hợp với các đơn vị có liên quan để làm sạch dữ liệu chuyên ngành và cập nhật vào Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với 4.210.106 dữ liệu. 
“Cổng thông tin du lịch và ứng dụng du lịch thông minh tỉnh Nghệ An trên thiết bị di động” đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21/01/2022 và phát huy hiệu quả. Đến nay, đã thu thập, tạo lập, chuyển đổi thông tin điện tử và số hóa thông tin các dữ liệu về du lịch đối với 244 điểm du lịch/lễ hội. Ngoài ra, cập nhật thông tin về 350 cơ sở lưu trú du lịch, 400 địa điểm mua sắm, ẩm thực, giải trí, vui chơi, 1.705 các tiện ích hỗ trợ du khách như địa điểm ATM, điểm dừng xe buýt, trạm y tế,… Đến nay, Cổng thông tin du lịch tỉnh đã có hơn 7,1 triệu lượt truy cập, trung bình hơn 5.000 lượt/1 ngày; ứng dụng du lịch thông minh trên thiết bị di động hơn 1.000 lượt tải.  
Thực hiện số hóa 3D hiện vật và triển khai Hệ thống phần mềm bảo tàng số 3D tại Bảo tàng Nghệ An, qua đó công chúng có thể từ các thiết bị như máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng để tham quan, tương tác và trải nghiệm. 9 tháng đầu năm 2024, Bảo tàng Nghệ An đón tiếp 23.000 lượt khách tham quan (trong đó có 270 lượt khách nước ngoài).
100% cơ sở đào tạo, sát hạch lái xe trên địa bàn tỉnh được trang bị và sử dụng phần mềm đào tạo lái xe; phần mềm quản lý Giấy phép lái xe, phần mềm thi sát hạch lý thuyết, mô phỏng, thực hành lái xe,...
Tỷ trọng kinh tế số năm 2024 ước đạt 9,03%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 81,6%; tỷ lệ hộ gia đình người có điện thoại thông minh ước đạt 94,4%; tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân hàng hoặc tổ chức được phép khác ước đạt 80%. Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân ước đạt 13,95%. Tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt 68%.  
Đóng góp cho kinh tế số tại tỉnh hiện chủ yếu là kinh tế số ICT (khoảng 50-58%); các hoạt động kinh tế số ngành lĩnh vực khác cũng đóng góp cho kinh tế số (khoảng 20-24%).
UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo Sở Công Thương hỗ trợ 21 huyện, thành, thị mở các gian hàng cấp huyện trên sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT) Nghệ An với hơn 300 sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu, sản phẩm OCOP,… được đăng tải. Đến nay, Sàn giao dịch TMĐT Nghệ An đã hỗ trợ được hơn 470 doanh nghiệp và thương nhân đăng ký thành viên tham gia và thiết lập gian hàng; thu hút trên 9,2 triệu lượt truy cập; giới thiệu và chào bán 3.723 các sản phẩm và dịch vụ.
Nhiều tiện ích từ dữ liệu dân cư, căn cước công dân, định danh điện tử (VNeID) đã được cung cấp, người dân và xã hội được thụ hưởng ngày càng tốt hơn, như: 100% người đủ điều kiện trên địa bàn tỉnh đã được cấp thẻ Căn cước công dân và với 2,01 triệu tài khoản định danh điện tử được kích hoạt thành công đã tích hợp cho người dân trên địa bàn tỉnh đầy đủ các giấy tờ bảo đảm hoạt động, công việc hàng ngày và trên môi trường mạng; các tiện ích được tích hợp trên ứng dụng VneID…
Bên cạnh đó, những ngành có tác động lớn đến kinh tế xã hội hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư như: BHXH tỉnh đã xác thực công dân trên địa bàn tỉnh tham gia BHXH với dữ liệu dân cư 2.919.999/2.927.358 đạt 99,75%; ngành Tư pháp số hóa xong 2.022.185 dữ liệu, đạt 91,95%; chuyển 1.958.365 dữ liệu vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử để khai thác sử dụng, đạt 96,84%...
Thanh toán không dùng tiền mặt trong ngành Giáo dục đạt kết quả cao khi 100% trường học trên địa bàn tỉnh đã triển khai thu nộp học phí, thanh toán tiền lương, phụ cấp cho học sinh, cán bộ, giáo viên. Hàng tháng, các cơ sở khám, chữa bệnh đã tiếp nhận thanh toán không sử dụng tiền mặt trung bình 120 tỷ đồng; 100% cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh đã sử dụng thẻ Căn cước thay thế BHYT trong thăm khám, chữa bệnh…

Tác giả bài viết: PVTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây