TƯ VẤN CHÍNH SÁCH AN TOÀN MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI CHO DỰ ÁN “HIỆN ĐẠI HÓA NGÀNH LÂM NGHIỆP VÀ TĂNG CƯỜNG TÍNH CHỐNG CHỊU VÙNG VEN BIỂN (FMCR)”

Thứ tư - 01/02/2023 04:18 304 0
  1. Giới thiệu chung về dự án FMCR
Dự án “Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và Tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR)” được Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ. Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được khoản tài trợ tín dụng số 6079-VN triển khai dự án với mục tiêu cải thiện quản lý rừng ven biển trong các tỉnh được lựa chọn.
    1. Mục tiêu tổng thể:
Cải thiện quản lý rừng ven biển tại các tỉnh dự án nhằm tăng khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan và nước biển dâng.
1.2 Mục tiêu cụ thể:
  • Sử dụng các cách tiếp cận hiện đại để tăng cường công tác quy hoạch không gian rừng ven biển;
  • Tổ chức quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên;
  • Áp dụng các biện pháp lâm sinh trong việc trồng, chăm sóc và quản lý rừng hiệu quả để tăng khả năng chống chịu trước các hiện tượng thời tiết cực đoan;
  • Tạo ra các cơ chế khuyến khích hộ gia đình, cộng đồng, doanh nghiệp và chính quyền địa phương tham gia quản lý và bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên hiện có.
1.4 Địa bàn thực hiện
Địa bàn thực hiện dự án trải dài trên 257 xã của 47 huyện thuộc 8 tỉnh, thành phố ven biển Bắc Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng) và Bắc Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị), với sự tham gia, hưởng lợi của 900 cộng đồng (tương đương khoảng 27.000 hộ gia đình). i
1.5 Kết quả chính của dự án: trồng mới 9.000ha rừng phòng hộ ven biển (ngập mặn và trên cạn); phục hồi 10.000ha rừng phòng hộ ven biển; bảo vệ rừng ven biển bền vững thông qua hình thức giao 50.000ha rừng cho nhóm hộ/cộng đồng quản lý lâu dài theo cơ chế đồng chia sẻ lợi ích.
  1.  Giới thiệu chung về dự án thành phần FMCR tỉnh Nghệ An
2.1 Tên dự án thành phần
Dự án Hiện đại hóa ngành Lâm nghiệp và tăng cường tính chống chịu vùng ven biển (FMCR) tỉnh Nghệ An
2.2 Chủ đầu tư
Tên chủ đầu tư: Ban Quản lý Dự án FMCR tỉnh Nghệ An
Địa chỉ: Số 2A, đường Trần Huy Liệu, phường Hưng Phúc, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An.
2.3 Mục tiêu của dự án thành phần
Mục tiêu tổng thể:
Mục tiêu tổng thể của dự án là khôi phục, phát triển và quản lý bền vững rừng ven biển tại các huyện dự án nhằm tăng cường khả năng chống chịu trước bất lợi của các hiện tượng thời tiết cực đoan, nước biển dâng của vùng ven biển tỉnh Nghệ An.
Mục tiêu cụ thể:
  • Cải thiện quản lý rừng ven biển, ven sông ở các huyện; hỗ trợ các bên liên quan ở huyện, thị xã, thành phố bảo vệ và phát triển bền vững các dịch vụ của hệ sinh thái rừng.
  • Góp phần tái cấu trúc ngành lâm nghiệp.
  • Tăng cường khả năng chống chịu của vùng ven biển.
  • Tăng tuổi thọ và giảm chi phí xây dựng, duy tu, bảo dưỡng đê biển và các hợp, du lịch sinh thái và liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp.
2.4 Các hợp phần của dự án thành phần tỉnh Nghệ An
Hợp phần 1: Quản lý hiệu quả rừng ven biển (Hợp phần này do Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện)
Hợp phần 2: Phát triển và phục hồi rừng ven biển, rừng ngập mặn ven sông
Tỉnh Nghệ An sẽ trực tiếp triển khai các nội dung của hợp phần trên địa bàn 38 xã/phường thuộc 06 huyện, thị xã, thành phố: huyện Diễn Châu, thị xã Cửa Lò, thị xã Hoàng Mai, huyện Nghi Lộc, huyện Quỳnh Lưu, TP. Vinh,
Hợp phần 3: Tạo lợi ích bền vững từ rừng ven biển
Hợp phần 4: Quản lý, giám sát và đánh giá dự án
Liên danh Viện Môi trường và biến đối khí ISC (thuộc Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) và Trung tâm Môi trường và Phát triển xã hội được tỉnh Nghệ An giao nhiệm vụ tư vấn chính sách an toàn môi trương-xã hội cho dự án.
3 Giới thiệu về nhiệm vụ tư vấn
3.1 Mục tiêu
Mục tiêu tổng thể:
Cung cấp dịch vụ tư vấn để hỗ trợ Ban quản lsy dự án cấp tỉnh (PPMU) chuẩn bị va giám sát thực hiện các kế hoạch đảm bảo an toàn môi trường xã hội đối với các tiểu dự án được tài trợ theo dự án FMCR tại tỉnh Nghệ An tuân thủ chính sách an toàn môi trường và xã hội của WB và theo quy định của Chính phủ Việt Nam.
Các mục tiêu cụ thể:
Các mục tiêu cụ thể của nhiệm vụ tư vấn bao gồm, nhưng không giới hạn, như sau:
  • Phối hợp với PPMU tỉnh Nghệ An thực hiện đánh giá sàng lọc bảo vệ môi trường và xã hội để xác định đủ điều kiện cho các hoạt động được đề xuất và đề xuất các biện pháp lập kế hoạch phù hợp với khung môi trường và xã hội dự án nêu trên.
  • Xây dựng các tài liệu chính sách an toàn môi trường – xã hội để chuẩn bị đầy đủ các công cụ ESS cho tất cả các tiểu dự án đủ điều kiện tại tỉnh Nghệ An;
  • Hỗ trợ PPMU trong giám sát thực hiện và giám sát nội bộ việc tuân thủ các công cụ an toàn môi trường - xã hội.
3.2 Phạm vi nhiệm vụ tư vấn
Hoạt động 1: Hỗ trợ PPMU trong việc thực hiện sàng lọc tính hợp lệ và tác động môi trường- xã hội cho các đề xuất đầu tư thuộc hợp phần 2 và hợp phần 3, đánh giá an toàn môi trường và xã hội của các đề xuất đầu tư của dự án thành phần.
Hoạt động 2: Hỗ trợ PPMU chuẩn bị các công cụ đảm bảo an toàn môi trường – xã hội cho tiểu dự án.
Trên cơ sở kết quả sàng lọc tác động môi trường xã hội được Nhà tài trợ thông qua, bao gồm các tài liệu an toàn môi trường xã hội cần chuẩn bị cho hoạt động đầu tư.
Tư vấn sẽ thực hiện các hoạt động thực địa và văn phòng thu thập và phân tích thông tin về nhận thức và hành động của dân địa phương đối với bảo vệ môi trường và rừng và các vấn đề, khó khăn của người dân vùng dự án phát sinh từ nhận thức và hành động của họ.
Chuẩn bị, xây dựng các tài liệu an toàn môi trường và xã hội (ESMPs), các kế hoạch hành động tái định cư (RAP), Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) nếu có. Các Kế hoạch hành động giới (GAP), Kế hoạch phát triển thôn bản (VDP), kế hoạch đồng quản lý (COP), chiến lược truyền thông và bảo vệ sức khỏe cộng đồng sẽ xây dựng chung cho cả dự án thành phần;
Phối hợp với với tư vấn chính sách an toàn môi trường xã hội do Ban quản lsy dự án Trung ương (CPMU) tuyển chọn kiểm tra chất lượng các tài liệu được tư vấn lập trước khi CPMU đệ trình lên WB xem xét thông qua.
Hỗ trợ PPMU xem xét, rà soát thiết kế chi tiết môi trường và các biện pháp giảm thiểu môi trường trong thi công của các gói thầu được triển khai trong suốt giai đoạn chuẩn bị dự án và có nhận xét, đề xuất cần thiết để cải tiến trong ESIA/ESMP. Đưa ra các khuyến nghị để cải thiện chất lượng của kế hoạch thực hiện.
Hỗ trợ PPMU công khai các tài liệu dự án, nhiệm vụ khác trong phạm vi nhiệm vụ tư vấn và theo yêu cầu của dự án;
Các kế hoạch đảm bảo an toàn nêu trên sẽ được gửi PPMU, và đệ trình CPMU và WB xem xét và không phản đối.
Hoạt động 3: Hỗ trợ PPMU trong theo dõi, giám sát và đánh giá nội bộ đảm bảo an toàn môi trường và xã hội của tiểu dự án đề xuất
Chuẩn bị các hình thức giám sát nội bộ về an toàn môi trường, xã hội ở cấp tiểu dự án. Xác lập quy trình lập, trình, xem xét, phê duyệt và quản lý nội bộ về các loại hồ sơ, báo cáo về môi trường-xã hội;
Tổ chức chuyến giám sát thực địa đến các khu vực thực hiện dự án thành phần để đảm bảo việc thực hiện các kế hoạch hoạt động phù hợp với khung quản lý môi trường của dự án;
Trợ giúp PPMU trong việc triển khai các hoạt động quản lý an toàn xã hội, môi trường trong việc trồng rừng, phát triển mô hình sinh kế và các công trình hỗ trợ khác. Hướng dẫn chuẩn bị, quản lý và cập nhật các biểu mẫu giám sát và báo cáo, tập huấn về cách sử dụng vv;
Đánh giá năng lực quản lý, giám sát môi trường và xã hội của PPMU, như cán bộ, chuyên gia được huy động về năng lực, kinh nghiệm, đào tạo,... Trên cơ sở đó, thực hiện các chương trình đào tạo tăng cường năng lực, hướng dẫn các cơ quan tham gia thực hiện dự án thực hiện chính sách bảo vệ môi trường và xã hội. Hoạt động này sẽ thực hiện ngay trong giai đoạn khởi động của dự án;
Tập huấn, hướng dẫnsử dụng các công cụ và kỹ năng nhận biết các vấn đề MTXH dựa trên danh mục đầu tư, hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp cho PPMU và các cán bộ liên quan kỹ năng giám sát hiện trường và lập báo cáo;
Hỗ trợ PPMU thực hiện giám sát nội bộ về việc triển khai ESMP, RAP, EMDP, GAP, đưa ra các thông báo và giải pháp để các nhà thầu hoặc chủ sở hữu tiểu dự án giải quyết các vấn đề phát sinh một cách thích hợp với các yêu cầu hoặc khiếu nại từ chính quyền địa phương và cộng đồng;
Tư vấn sẽ hỗ trợ PPMU trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng và các nhóm đối tượng trọng tâm trong công tác quản lý và báo cáo về quản lý môi trường của nhà thầu tại các khu vực thi công dự án;
Trợ giúp PPMU trong việc hoàn thiện các hướng dẫn liên quan đến vấn đề quản lý môi trường trong việc chăm sóc cây rừng sau khi trồng, dọn thực bì các khu vực trồng và phục hồi rừng, bảo vệ rừng.
Xây dựng hệ thống thông tin quản lý môi trường và xã hội để theo dõi và trình bày về tiến độ, thực hiện, dữ liệu được giám sát.
Chuẩn bị các báo cáo giám sát nội bộ về việc tuân thủ chính sách an toàn môi trường và xã hội của các tiểu dự án.
Hoạt động 4: Phối hợp với đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu để đảm bảo tuân thủ các công cụ an toàn môi trường – xã hội.
Tư vấn sẽ phối hợp với PPMU tham gia thực hiện ESMPs, đồng thời hỗ trợ PPMU giám sát Tư vấn của PPMU làm dịch vụ giám sát (CMC) về quản lý các hoạt động trồng rừng, giám sát trồng rừng, thi công xây dựng, triển khai các gói hỗ trợ nhằm đảm bảo rằng các biện pháp giảm thiểu nêu trong ESMP được thực hiện.
Hỗ trợ PPMU phối hợp các hoạt động bảo vệ môi trường và xã hội để đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các hoạt động liên quan nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực tiềm ẩn đến mọi người và tối đa hóa lợi ích.
Hoạt động 5: Theo yêu cầu phải tham gia các Đoàn đánh giá về đảm bảo an toàn của WB và CPMU.
Các báo cáo/tài liệu là sản phẩm đầu ra của tư vấn, các báo cáo chính sách an toàn (RAP, EMDP) được yêu cầu lập dựa trên cơ sở kết quả báo cáo sàng lọc của dự án thành phần được Ngân hàng thế giới thông qua và căn cứ tiến độ thực hiện các giai đoạn đầu tư của dự án:
Báo cáo khởi đầu;
Các báo cáo sàng lọc an toàn môi trường và xã hội và Kế hoạch quản lý môi trường và xã hội của các đề xuất đầu tư thuộc dự án thành phần;
Báo cáo đánh giá tác động xã hội (SA);
Kế hoạch hành động giới (GAP) cho dự án thành phần;
Kế hoạch hành động tái định cư (RAP) cho đề xuất đầu tư (nếu có);
Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) cho đề xuất đầu tư (nếu có);
Kế hoạch phát triển thôn (VDP) và/Kế hoạch đồng quản lý (COP);
Các báo cáo giám sát đánh giá nội bộ thực hiện an toàn môi trường xã hội
Báo cáo tổng kết;
Các báo cáo khác...
Hiện nay, Liên danh nhà thầu ISC và CESD đã thực hiện được trên 70% khối lượng cộng việc. Đảm bảo đúng tiến độ hợ đồng. Góp phần đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ dề ra./.

Tác giả bài viết: Hoàng Xuân Trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây