Điều trị đau đầu bằng Đông Y

Chủ nhật - 18/09/2022 21:17 999 0
Đau đầu là chứng bệnh thường gặp hiện nay. Bệnh thường phát ra từng đợt, dễ tái phát. Đau đầu còn là một triệu chứng khi nhiễm SARS-CoV-2 và hậu COVID-19...
1 Nguyên nhân gây đau đầu
Y học hiện đại cho rằng, nguyên nhân gây đau đầu là do sự co thắt dị thường của mạch máu trong não gây nên.
 Đông y gọi đau đầu là bệnh "đầu thống" và phân chia thành 2 loại chính:
 Ngoại thương đầu thống (đau đầu do tác nhân bên ngoài gây nên): chủ yếu liên quan đến những biến động về thời tiết khí hậu, như mưa bão, gió lạnh, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh…
Nội thương đầu thống (đau đầu do những tổn thương ở bên trong cơ thể):  chủ yếu liên quan đến thể chất suy yếu và trạng thái tinh thần u uất, gây cản trở sự vận hành của khí huyết, khiến cho kinh mạch, thanh khiếu bế tắc mà sinh bệnh.
2. Vị trí và tác dụng của huyệt
Phương huyệt chủ yếu để chữa các chứng bệnh trên là ấn đường, ế phong, thái dương, phong trì, nội quan, ngoại quan.
2.1. Huyệt Ấn đường
Vị trí huyệt: Nằm ở phía trước trán, chính giữa hai đầu lông mày, thẳng sống mũi lên.
Huyệt này có tác dụng định thần chí, khu phong. Ngoài tác dụng chữa nhức đầu còn có thể chữa cảm mạo, động kinh, ngạt mũi...
2.2. Huyệt Ế phong
Vị trí huyệt: Nằm ở góc xương hàm, ngay chính dưới đỉnh dái tại (là chỗ lõm khi há mồm sau dái tai, khi ấn vào huyệt thấy đau tức).
Huyệt vị này có tác dụng điều khí cơ của tam tiêu, thông khiếu, khu phong tiết nhiệt, sơ phong thông lạc... Thường được áp dụng chữa nhiều bệnh như nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, đau mắt, đau răng...
3.3 Huyệt Thái dương
Vị trí huyệt: Nằm ở vùng thái dương nên có tên gọi là thái dương, là giao điểm của đường thẳng nối giữa đuôi mắt với đuôi lông mày.
Huyệt này có tác dụng sơ giải đầu phong, thanh nhiệt, minh mục (sáng mắt); thường được áp dụng chữa các bệnh nhức đầu, đau nửa đầu, các bệnh về mắt, đau dây thần kinh số V. Kinh nghiệm của tiền nhân thường phối huyệt vị này với huyệt ế phong chữa nhức đầu có hiệu quả.
Kinh nghiệm hiện nay thường phối với huyệt hợp cốc, ấn đường chữa nhức đầu do cảm mạo. Nếu có điều kiện châm cứu có thể châm nặn ra chút máu.
2.4.Huyệt Phong trì
Vị trí huyệt: Nằm ở hõm sau gáy, có tác dụng khu phong, trấn thống (giảm đau), khu tà thanh nhiệt, thông nhĩ minh mục (tỏ tai, sáng mắt).
Kinh nghiệm tiền nhân thường phối hợp với huyệt hợp cốc chữa đau đầu có hiệu quả tốt. Trong thực hành bấm huyệt nên bấm cả hai huyệt cùng lúc, dùng cả hai đầu ngón tay cái của cả hai bàn tay để bấm huyệt.
2.5. Huyệt Nội quan
Vị trí huyệt: Nằm ở mặt trước cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay 1/6 khoảng cách từ lằn chỉ cổ tay đến nếp lằn khuỷu tay, chính giữa hai gân cơ ở cẳng tay.
Huyệt vị này có tác dụng định tâm, an thần, trấn thống...
Soulié de Morant, một châm cứu gia người Pháp cho rằng huyệt vị này còn có tác dụng chữa bệnh suy nhược thần kinh, bệnh tâm thần (kích động, sợ hãi, lo lắng, cảm xúc quá độ, buồn bã u sầu, trí nhớ kém, không tập trung chú ý...).
Quan niệm của cổ nhân cho đối xứng với huyệt nội quan ở mặt trước. Huyệt vị này có tác dụng khu lục dâm ở biểu tà, sơ uất nhiệt ở tam tiêu, thông kinh lạc... Thường được dùng để chữa nhức đầu, ù tai...
Tiền nhân thường dùng phép châm xuyên hai huyệt ngoại quan và nội quan để phối hợp điều hòa âm dương, nâng cao hiệu quả điều trị. Trong thực hành bấm huyệt cũng nên bấm cả hai huyệt vị này cùng lúc. Có thể dùng ngón tay cái bấm huyệt nội quan, ngón tay trỏ bấm huyệt ngoại quan.
Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, nếu nhức đầu do thời tiết chỉ bấm hai huyệt nội quan và ngoại quan đã có kết quả tốt, giảm đau nhanh.
3. Cách bấm huyệt
Bạn có thể tự bấm huyệt cho chính mình bằng cách dùng đầu ngón tay cái bấm thẳng góc vào các huyệt vị nói trên.
Mỗi huyệt day bấm 1-3 phút, nên bấm huyệt cả hai bên. Ngày 2 lần.
Nếu nhức đầu kéo dài nên bấm huyệt thường xuyên hàng ngày kết hợp với dùng thuốc để đạt được hiệu quả điều trị.
4. Món ăn hỗ trợ điều trị đau đầu
4.1.Đau đầu do ngoại tà, thời tiết thay đổi
Đối với những người bị đau đầu do thời tiết thay đổi, để dự phòng, có thể thêm xuyên khung vào nước trà uống hàng ngày hoặc dùng 1 trong 2 món ăn bài thuốc sau:
Bài 1: Đầu cá 250g, xuyên khung 6g, bạch chỉ 6g, gừng tươi 5 lát; tất cả cho vào nồi nấu nhừ, ăn cá, uống nước canh, bỏ bã thuốc; ăn liền trong 3-5 ngày.
Bài 2: Trứng gà 2 quả, xuyên khung 6g, hành 5 củ, gừng tươi 2 lát; tất cả cho vào nồi, thêm nước nấu đến khi trứng chín; bóc bỏ vỏ trứng, ăn trứng uống canh, ăn liền trong 3-5 ngày.
4.2. Đau đầu do nội thương
Đau đầu do nội thương có các chứng trạng khác với đau đầu do ngoại cảm.
Chứng đau thường phát ra từ từ, trong thời gian dài, đau âm ỉ, khi mệt nhọc thì cơn đau tăng lên.
Bệnh thường gặp ở những người lao động trí óc tuổi trung niên - do làm việc căng thẳng, tinh thần không được thoải mái, khiến cho khí huyết không điều hòa sinh ra đau đầu.
Phòng trị chủ yếu cần chú trọng bồi bổ cơ thể, nâng cao sức đề kháng, có thể dùng 1 trong 2 món ăn bài thuốc sau:
Bài 1: Óc lợn 1 cái, thiên ma 10g, thạch quyết minh 15g; thêm nước 600 ml, đun nhỏ lửa còn 300ml, bỏ bã thuốc, chia làm 3 lần ăn trong ngày.
Bài 2: Thịt lợn nạc 50g, hạ khô thảo 15g; nấu thành canh, chia ăn trong ngày.

Tác giả bài viết: BS Vũ Quốc Trung

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây