Lợi ích nhai lá trầu không vào buổi tối

Thứ ba - 18/06/2024 23:50 200 0
Lợi ích nhai lá trầu không vào buổi tối
Lợi ích nhai lá trầu không vào buổi tối

Trầu không là loại cây quen thuộc với người Việt Nam, trước đây rất phổ biến do tục lệ ăn trầu của người dân... Đây là loại cây có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Trầu không giàu thành phần hoạt tính sinh học, có lợi cho sức khỏe như thúc đẩy hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp vệ sinh răng miệng, và tốt cho sức khỏe đường ruột…

1. Lợi ích khi nhai lá trầu không

Theo Ayurveda, nhai lá trầu không vào buổi tối có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe:
- Giúp cải thiện tiêu hóa: Nếu bạn đang gặp vấn đề về tiêu hóa, nhai một lá trầu không vào buổi tối sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn. Lá trầu không chứa nhiều tinh dầu giúp kích thích giải phóng các enzyme tiêu hóa, từ đó thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa các vấn đề như đầy hơi và tăng axit.
- Tăng cường sức khỏe răng miệng: Lá trầu còn được biết đến với đặc tính kháng khuẩn, có thể giúp chống nhiễm trùng răng miệng và duy trì vệ sinh răng miệng. Theo Ayurveda, nhai lá trầu vào buổi tối ngay sau khi ăn có thể làm hơi thở thơm mát, ngăn ngừa sâu răng, giảm nguy cơ mắc bệnh nướu răng.
Lá trầu không được trồng phổ biến ở nước ta.
- Giảm căng thẳng và lo lắng: Theo Ayurveda, lá trầu chứa một số hợp chất có tác dụng làm dịu tâm trí và cơ thể. Nhai lá trầu trước khi đi ngủ có thể giúp thư giãn hệ thần kinh, giảm mức độ căng thẳng, thúc đẩy giấc ngủ ngon hơn.
- Giải độc cơ thể: Lá trầu được biết đến với đặc tính giải độc. Nhai lá trầu vào ban đêm có tác dụng như một chất giải độc tự nhiên, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
- Hỗ trợ sức khỏe hô hấp: Lá trầu giúp long đờm, làm giảm các vấn đề về hô hấp như ho, nghẹt mũi. Bạn có thể cân nhắc nhai những chiếc lá này vào buổi tối (sau bữa ăn tối) làm thông đường hô hấp, dịu cổ họng, giúp thở dễ dàng hơn.
- Hỗ trợ trao đổi chất lành mạnh: Sự trao đổi chất lành mạnh là rất quan trọng để duy trì cân nặng và mức năng lượng tối ưu. Theo Ayurveda, nhai lá trầu vào buổi tối sau bữa ăn, giúp tăng cường trao đổi chất, hỗ trợ hấp thụ chất dinh dưỡng và sản xuất năng lượng tốt hơn.

2. Tác dụng của lá trầu không

Theo Y học cổ truyền, trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, quy vào các kinh phế, tỳ, vị; có tác dụng trừ phong thấp, chống lạnh, hạ khí, tiêu đờm, tiêu viêm, sát trùng.
BSCK2. Huỳnh Tấn Vũ, BV Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh, Cơ sở 3 cho biết, trầu không có tác dụng chữa hàn thấp nhức mỏi, đau bụng, đầy hơi, vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau, hen suyễn khi thời tiết thay đổi, đờm nhiều khó thở, cảm mạo, bỏng, mụn nhọt, hắc lào, mề đay, ghẻ ngứa, viêm quanh răng, viêm tai, viêm họng. Ngày dùng 8-16g dưới dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, đắp lá tươi giã nát hoặc ngâm lá với nước để rửa.
Lá trầu không và gừng sống ép lấy nước uống chữa ho, khó thở, đầy bụng. Súc miệng hàng ngày với nước có dịch chiết lá trầu không giúp phòng viêm họng.
Lá trầu không vò nát đắp chữa hắc lào, mày đay, ghẻ ngứa, sâu kiến đốt. Ở Ấn Độ, lá và tinh dầu trầu không dùng điều trị các bệnh xuất tiết, bệnh phổi và làm thuốc đắp, thuốc súc miệng. Lá trầu không có trong thành phần của chế phẩm thuốc cổ truyền Ấn Độ cùng với một số dược liệu khác dùng để trị hen suyễn.

3. Ai không nên dùng lá trầu không?

Lá trầu không là một loại thảo dược phổ biến được sử dụng trong y học dân gian với nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp nên cân nhắc trước khi sử dụng lá trầu không:
- Phụ nữ mang thai: Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá trầu không, vì có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
- Người đang cho con bú: Nên thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng lá trầu không, vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé.
- Người mắc bệnh dạ dày: Lá trầu không có thể gây kích ứng dạ dày ở một số người, đặc biệt là người có vấn đề về dạ dày như loét dạ dày hoặc viêm dạ dày. Trong trường hợp này, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng lá trầu không.
- Người dị ứng với lá trầu không: Người có tiền sử dị ứng với lá trầu không hoặc các thành phần trong lá trầu không nên sử dụng để tránh phản ứng dị ứng.
- Trước khi dùng lá trầu không vào thói quen hàng ngày, đặc biệt là khi dùng chữa bệnh , nạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ đông y để được dùng đúng cách và an toàn.
TH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây