Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?

Thứ ba - 11/06/2024 21:22 161 0
Người đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
Nước chanh là một loại nước giải khát quen thuộc đối với mọi người. Uống nước chanh có rất nhiều công dụng như tăng khả năng miễn dịch của cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, giúp giảm cân, chống trầm cảm. Tuy vậy, người bệnh đau dạ dày có nên uống nước chanh không?
Nguyên tắc người mắc bệnh dạ dày cũng không nên sử dụng nhiều loại nước này vì có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Đặc biệt, người thường bị trào ngược, ợ chua cũng không nên uống để tránh làm tổn thương cơ thể.
Một điều đáng lưu ý, người mắc bệnh đau dạ dày tuyệt đối không nên dùng khi bụng đói. Vì uống nước chanh lúc đói sẽ ảnh hưởng không tốt đến dạ dày, có thể bào mòn tế bào niêm mạc ngoài cùng dạ dày khiến tình trạng đau trầm trọng hơn.
Người đau dạ dày không nên uống nước chanh nhiều nhất là khi bụng đói dễ khiến tình trạng nặng thêm.
Vậy, người đau dạ dày nên uống nước chanh vào lúc nào? Các khuyến cáo cho thấy với người bệnh dạ dày thời điểm tốt nhất để uống nước chanh là sau khi ăn no khoảng 30 phút.
Người bị đau dạ dày không nên uống nước chanh đậm đặc nguyên chất, cần pha loãng với nước ấm nhiều trước khi uống để giảm nồng độ axit và vị chua. Điều này giúp đảm bảo niêm mạc dạ dày không bị kích thích hay kích ứng.
Nước chanh cũng mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa do đó, người bị đau dạ dày cũng có thể uống nước chanh nhưng với một liều lượng vừa phải, uống đúng cách và vào thời điểm phù hợp. Không nên lạm dụng uống nhiều nước chanh vì sẽ khiến triệu chứng của bệnh đau dạ dày trở nên nặng hơn.
Thói quen ăn uống khi bị đau dạ dày cần tránh
Khi bị đau dạ dày, người bệnh cũng cần lưu ý tới một số vấn đề liên quan tới ăn uống như:
Không nên ăn nhiều món ăn cay, đối với những người viêm loét dạ dày – tá tràng, sẽ gây hại cho niêm mạc dạ dày, gây tổn thương, dẫn đến viêm loét dạ dày rất nguy hiểm.
Ngay cả người không mắc bệnh nếu sử dụng quá nhiều chất cay nóng trong một thời quá dài có thể gây hại cho dạ dày. Đặc biệt là việc sử dụng ớt đỏ, nếu ớt bị nhuộm màu có thể chứa chất sudan hoặc ớt tươi bị mốc còn chứa aflatoxin gây ngộ độc và ung thư.
Không nên ăn quá nhiều trong một bữa, có thể chia nhỏ bữa chính thành nhiều bữa hơn, để đảm bảo dinh dưỡng mà không phải ăn nhiều trong 1 bữa.
Ăn uống không đúng giờ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đau dạ dày. Vì vậy, cần ăn uống đúng bữa, tránh để bụng bị đói gây tăng tiết axit, dạ dày co bóp mạnh hơn gây ra các cơn đau dạ dày.
Cần tránh vừa ăn vừa uống nước vì đây là thói quen không hề tốt cho sức khỏe. Bởi vì, khi cùng lúc có nhiều thức ăn và chất lỏng đi vào dạ dày thì việc tiêu hóa sẽ bị đình trệ. Vì vậy, dù là nước lọc hay nước trái cây cũng đều gây hại cho dạ dày.
Ngoài ra, có nhiều người có thói quen chan canh cũng là vấn đề đáng lo ngại. Thói quen này sẽ khiến bạn lười nhai và nuốt nhanh hơn. Thức ăn chưa được tiêu hóa kịp, vẫn còn ở dạng cứng nên dạ dày phải hoạt động nhiều hơn để nghiền nát thức ăn, tình trạng này duy trì lâu dài sẽ kéo theo các cơn đau dạ dày mãn tính rất nguy hiểm.
Việc thường xuyên ăn các thực phẩm cứng, chứa nhiều chất xơ hoặc thực phẩm chứa nhiều axit cũng là những thói quen ăn uống có hại cho dạ dày mà chúng cần tránh càng sớm càng tốt. Để giúp dạ dày không phải làm việc quá nhiều, tốt nhất chúng ta nên hạn chế ăn những thức ăn cứng, dai. Vì những thực phẩm này sẽ gây cọ xát với niêm mạc dạ dày hoặc bắt dạ dày phải co bóp để nghiền nhiều gây tổn thương.
Để giảm gánh nặng cho dạ dày, mọi người cũng không nên ăn quá nhiều các thức ăn chế biến dạng chiên, xào, nướng, trộn hay những thức ăn chứa nhiều chất xơ như măng, rau cần, những thực phẩm chứa tính axit cao, chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, cà chua, sữa chua, đặc biệt là không nên ăn khi bụng đói.
TH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây