Mô hình “Ngôi nhà trí tuệ” - Sức sống mới cho nhà văn hoá cộng đồng tại Hà Tĩnh

Thứ hai - 11/09/2023 23:27 201 0
Mô hình “Ngôi nhà trí tuệ” tích hợp trong nhà văn hóa cộng đồng là sáng kiến của Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh. Mô hình đã và đang có sức lan tỏa mạnh mẽ ở địa phương này. “Ngôi nhà trí tuệ” là tiền đề để Hà Tĩnh hoàn thiện tiêu chí Cơ sở vật chất văn hóa theo Quyết định 318/QĐ-TTg và Quyết định 319/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8/3/2022 về bộ tiêu chí xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025.
Mô hình “Ngôi nhà trí tuệ” - Sức sống mới cho nhà văn hoá cộng đồng tại Hà Tĩnh

Bài 1: Trăn trở với công năng sử dụng Nhà văn hóa của dân
Ghi nhận thực tế ở nhiều thôn, xã tại tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị, nhà văn hóa (NVH) cộng đồng còn nhiều ngày trong tình trạng “cửa đóng, then cài”. Cá biệt, có những nơi, NVH chỉ sử dụng 5-7 ngày/tháng, trong khi nguồn lực để xây dựng được một NVH đạt chuẩn NTM rất lớn.
Hai địa phương này đang loay hoay tìm giải pháp tháo gỡ bất cập của NVH và chưa định hình được mô hình phù hợp để tạo điểm nhấn cho xã NTM nâng cao, kiểu mẫu.
Thứ nhất, Khát khao được đổi thay: Trong quá trình xây dựng NTM, người dân ở tỉnh Thừa Thiên - Huế hay Quảng Trị dồn sức lực, tiền của, cùng chung tay xây dựng NVH với chi phí hàng trăm triệu đồng, thậm chí là hàng tỷ đồng. Nhân dân kỳ vọng, NVH sẽ là nơi sinh hoạt văn hóa, là chốn để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa địa phương nhưng thực tế lại không được như kỳ vọng.
Khi được hỏi về NVH thôn, bà Đặng Thị Bé (55 tuổi, thôn Trung An, xã Phú Thuận, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) cho biết, NVH thôn Trung An được xây dựng cách đây khoảng 4 năm. Trong vài năm trở lại đây, ngoài việc tổ chức hội, họp thì NVH của thôn thỉnh thoảng có các gia đình thuê để tổ chức đám cưới.
“Ngoài hội, họp thì trong khuôn viên NVH không có hoạt động gì, trong khi trẻ con muốn có chỗ vui chơi mà không có” - bà Bé nói.
Cách thôn An Phú không xa, NVH thôn Xuân An cũng chung tình trạng. Theo bà Lê Thị Trúc (47 tuổi, thôn Xuân An), thời điểm mưa bão, NVH thôn sẽ được mở cửa cho các hộ dân bị ảnh hưởng đến tránh trú nhưng tần suất thì tùy mỗi năm. Cách đây ít hôm, NVH thôn là nơi để tổ chức Đại hội Đoàn thanh niên của địa phương xong đóng cửa mấy ngày liên tục.
“Đám cưới thì cũng chỉ có trước và sau Tết Nguyên đán mới nhiều, còn lại tháng vài ba lần, có tháng chẳng có đám cưới nào diễn ra tại đây” - bà Trúc cho hay.
Khảo sát nguyện vọng của người dân thôn An Dương 1 (xã Phú Thuận), chúng tôi nhận thấy, người dân nơi đây luôn mong mỏi NVH thay đổi, có nhiều hoạt động, có chỗ vui chơi, học tập cho các tầng lớp nhân dân.
Ông Trương Viết Nghê (68 tuổi, trú thôn An Dương 1, xã Phú Thuận) bày tỏ: NVH thôn rất tiện lợi vì đây làm địa điểm tổ chức họp hành, lễ hội hay các hoạt động đông người của địa phương. Tuy nhiên, những ngày NVH thôn “cửa đóng, then cài” vẫn rất nhiều và cần có phương án để sử dụng tốt hơn.
Tương tự, tại các xã thuộc tỉnh Thừa Thiên, Huế như: Phong Bình (huyện Phong Điền), Quảng Lợi (huyện Quảng Điền) và tại tỉnh Quảng Trị như: Thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh), xã Hải Ba, xã Hải Lâm (huyện Hải Lăng), xã Triệu Thành (huyện Triệu Phong),… NVH thôn cũng chung tình trạng.
Trao đổi với PV, ông Đặng Tiến Tùy - Chủ tịch UBND xã Phú Thuận cho biết, đến hiện tại, trên địa bàn xã có 4 NVH thôn. Sắp tới, địa phương đang xin chủ trương để xây dựng thêm 2 NVH cho 2 thôn còn lại.
Cũng theo ông Tùy, NVH thôn tại địa phương được đầu tư xây dựng khang trang, kiên cố và đến nay đang phục vụ tốt cho nhu cầu của người dân tại thôn, xóm trong các nội dung họp hành, lễ hội hay tránh trú mưa bão… nhưng về tần suất có khi các địa điểm này chỉ sử dụng trung bình khoảng 10-15 ngày/tháng.
Còn ông Nguyễn Hữu - Chủ tịch UBND xã Giang Hải (Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) chia sẻ, hiện tại trên địa bàn xã có 6 NVH thôn và đều được xây dựng từ đầu những năm 2000. Những năm qua, các NVH này chủ yếu được cải tạo, sửa chữa chứ chưa được xây dựng lại, dẫu vậy, các địa điểm này vẫn đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động hội họp. Nhưng, tần suất sử dụng NVH thôn tại xã Giang Hải thì còn rất thấp với khoảng 3 - 4 ngày/tháng.
Theo ông Nguyễn Xuân Phương - Chủ tịch UBND thị trấn Cửa Việt (Gio Linh, Quảng Trị), sau khi sáp nhập, tại địa phương có 7 NVH phục vụ sinh hoạt cộng đồng của 7 khu phố. Các NVH khu phố tại đây là nhà cấp IV và được xây dựng từ những 2003-2004. Ước tính, mỗi tháng các NVH khu phố nơi đây cũng chỉ sử dụng hơn 10 ngày.
Trao đổi về vấn đề này, ông Đào Mạnh Hùng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Trị cho biết, thực tế hiện nay các NVH thôn tại địa phương vẫn chưa được sử dụng hết công suất, số ngày đóng cửa vẫn còn rất nhiều. Phía Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Trị nói riêng và lực lượng chức năng tỉnh vẫn đang trăn trở, tìm phương án để sử dụng hiệu quả hơn nữa các NVH của người dân. Đặc biệt là tìm mô hình phù hợp để thực hiện quy định mới về tiêu chí xã NTM nâng cao, xã NTM kiểu mẫu.
Các nhà văn hóa tại xã Giang Hải (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế) còn đơn sơ, thiếu thốn
Thứ hai, Tìm hướng khai thác hiệu quả: Trước thực trạng NVH thôn còn nhiều ngày đóng cửa im lìm không sử dụng, anh Võ Đức Tài (24 tuổi, trú tại xã Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ, Quảng Trị) nhìn nhận: Để phát huy hiệu quả hơn nữa các NVH cộng đồng thì bên cạnh việc xây dựng nơi đây một cách khang trang, sạch đẹp, các ban, ngành, đoàn thể cũng cần tổ chức được những chương trình thiết thực gắn liền với nhu cầu và lợi ích chính đáng của người dân.
Khi trò chuyện về vấn đề làm sao để nâng tần suất, công năng sử dụng NVH cộng đồng thôn một cách hợp lý, hiệu quả, ông Nguyễn Xuân Phương cho biết, địa phương vẫn chưa có phương án cụ thể cho việc nâng cao hiệu suất sử dụng NVH thôn trên địa bàn và mong muốn có mô hình hay, hiệu quả để học tập theo.
Chủ tịch UBND huyện Hải Lăng (Quảng Trị) Lê Đức Thịnh phân tích, những NVH thôn gần đây thường được đầu tư xây dựng 2 tầng thay vì nhà cấp 4 như trước đó để kết hợp cho bà con tránh trú mùa mưa bão. Hiện tại, nhiều nơi thì NVH thôn được kết hợp để làm trụ sở của hợp tác xã nhưng đó là số ít và dường như không phù hợp với chức năng của NVH.
Theo ông Thịnh, nhiều NVH thôn được xây dựng khang trang, 2 tầng hẳn hoi nhưng chuyện đóng cửa không sử dụng trong nhiều ngày, lãng phí nguồn lực đầu tư là việc nhãn tiền.
“Thời gian tới, chúng tôi sẽ tìm hiểu, cho cán bộ đi học tập các mô hình hay tại địa phương khác để về áp dụng, xây dựng mô hình mới tại địa phương” - ông Thịnh cho biết thêm.
Trăn trở với việc phát huy công năng, giá trị của NVH, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Nam Tiến cho rằng, nhiều NVH thôn tại địa phương đã được xây dựng lâu năm, hệ thống cơ sở vật chất bên trong cũng chưa được trang bị đầy đủ nên có phần thiếu phù hợp với thực tế.
“Muốn phát huy hết công năng của các NVH, trước tiên cần rà soát lại tình trạng và trang bị phương tiện phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Ít nhất ở đó cũng có sân chơi, có một số bộ dụng cụ tập thể dục, thể thao…” - ông Tiến nói.
Nhà chống bão, lũ thôn Vinh Quang (xã Sơn Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) được xây dựng khang trang nhưng chưa phát huy hết công năng 
Bài 2: Bất cập trong xây dựng và sử dụng nhà văn hóa cộng đồng
 

Tác giả bài viết: PVTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây