CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BĐKH TRONG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NGÀNH TRỒNG TRỌT TỈNH NGHỆ AN

Thứ sáu - 29/01/2021 04:13 620 0
Các số liệu và phân tích cho thấy BĐKH có những tác động tiềm tàng đến các lĩnh vực, các địa phương và các cộng đồng khác nhau của Việt Nam. BĐKH làm tăng khả năng bị tổn thương và tạo nguy cơ làm chậm hoặc đảo ngược quá trình phát triển. Những người nghèo nhất, thường tập trung ở các vùng nông thôn, đặc biệt ở dải ven biển và các khu vực miền núi là đối tượng chịu nguy cơ tổn thương lớn nhất do BĐKH.
Khả năng tổn thương cần được đánh giá đối với từng lĩnh vực, khu vực và cộng đồng, cả hiện tại và tương lai. Khả năng tổn thương do BĐKH (bao gồm cả biến động khí hậu, nước biển dâng và các hiện tượng khí hậu cực đoan) đối với một hệ thống phụ thuộc vào tính chất, độ lớn, mức độ biến động khí hậu và những áp lực do BĐKH mà hệ thống đó phải hứng chịu, tính nhạy cảm cũng như thích ứng của hệ thống đó. Năng lực thích ứng của một hệ thống phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường của hệ thống đó. Tác động tổng hợp của BĐKH đối với hệ thống càng lớn và năng lực thích ứng của hệ thống càng nhỏ thì khả năng tổn thương càng lớn.
Ở Việt Nam, những lĩnh vực/đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm: nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ, nơi cư trú, nhất là ven biển và miền núi.
Các khu vực dễ bị tổn thương bao gm dải ven biển (kể cả những đồng bằng, đặc biệt là những vùng hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão, nước dâng do bão, lũ lụt), vùng núi, nhất là những nơi thường xảy ra lũ quét, sạt lở đất.
Có thể nói, về mặt tiêu cực, BĐKH làm tăng tính ác liệt của thiên tai, cả về cường độ lẫn tần suất.
Các cộng đồng dễ bị tổn thương bao gồm: nông dân, ngư dân (nhất là ở những khu vực dễ bị tổn thương), các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, ph nữ, trẻ em và các tầng lớp nghèo nhất ở các đô thị là những đối tượng ít có cơ hội lựa chọn.
Chuyên đề này đề xuất các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu trong ngành trồng trọt tại Nghệ An.
Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm  thích ứnggiảm nh BĐKH.

Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con ngưi đối với hoàn cảnh hoặc  môi trường thay đổi, nhằm mục đích  giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại.

Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm  giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí nhà kính.


1. Các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu
a) Điều chỉnh cơ cấu cây trồng và thời vụ phù hợp với hoàn cảnh BĐKH
Đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên thiên nhiên.
Dự kiến tác động tổn thương đối với cơ cấu cây trồng trong từng thời vụ.
Dự kiến các cây trồng có khả năng chống chịu với hoàn cảnh mới (chống hạn, chống nắng, chống nóng).
Dự kiến các cây trồng có hiệu quả cao.
Lập kế hoạch điều chỉnh cơ cấu cây trồng.
Lập kế hoạch điều chỉnh thời vụ.
b) Đa dạng hóa hoạt động xen canh, luân canh
Đánh giá tác động của BĐKH đối với tài nguyên thiên nhiên.
Dự kiến các công thức luân canh, xen canh trong hoàn cảnh BĐKH.
Thử nghiệm các công thức luân canh, xen canh mới.
Kiến nghị các giải pháp kỹ thuật liên quan.
c) Cải thiện hiệu quả tưới tiêu nông nghiệp
Dự kiến tác động của BĐKH đến sản xuất lúa và các loại cây trồng.
Dự kiến nhu cầu tưới tiêu theo cơ cấu mùa vụ mới.
Đánh giá khả năng đáp ứng của hệ thống các phương tiện tưới tiêu.
Điều chỉnh hệ thống tưới tiêu và thay thế mới một số phương tiện tưới tiêu hiệu suất cao hơn.
d) Tổ chức cảnh báo lũ lụt, hạn hán
Dự kiến tác động của BĐKH đến điều kiện thời tiết và nguồn nước.
Lập bản đồ hạn hán và bản đồ ngập lụt trong từng khu vực tương đối chi tiết.
Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo lũ lụt.
Xây dựng chỉ tiêu cảnh báo hạn hán.
2. Các giải pháp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu
          Giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu là cả một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự đóng góp và tham gia nhiệt tình của tất cả các ngành, các cấp, các địa phương và cộng đồng dân cư cả về tài chính, kỹ thuật, nhân lực và cơ chế hỗ trợ.
a. Xây dựng cơ chế chính sách
- Rà soát, bổ sung và xây dựng mới các văn bản pháp luật, xây dựng các chính sách về nông nghiệp, nông thôn và nông dân theo hướng hỗ trợ để chủ động ứng phó và khắc phục hậu quả của biến đổi khí hậu.
- Xây dựng các cơ chế chính sách nghiên cứu, bảo vệ và sử dụng các nguồn gen địa phương, bản địa quý hiếm phục vụ công tác chọn giống cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu.
+ Thực hiện tốt các chính sách hiện hành theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính Phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn; Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg của Chính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Chính sách Hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An theo Quyết định số 87/2014/QĐ-UBND ngày 17/11/2014 của UBND tỉnh Nghệ An,...
b. Tăng cường năng lực
          Trước hết, cần đề cập dến việc tăng cường nhận thức cho cả các cấp chính quyền và người dân dịa phương về biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu nhằm thúc dẩy các địa phương chủ động trong việc xây dựng và triển khai các hành động phù hợp. 
          Mục tiêu của giải pháp chiến lược này là nhằm phát huy nội lực và tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế để nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và thích ứng với biến đổi khí hậu cho địa phương:
          - Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng truyền hình, đài, báo, phát thanh,...về BĐKH, về các nguy cơ của BĐKH trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng để nâng cao ý thức và tạo tâm lý chủ động phòng tránh và thích ứng với BĐKH cho mọi người.
-  Xây dựng chương trình  đào tạo, tập huấn,  mở các hội nghị, hội thảo, in ấn phát tờ rơi,...cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà khoa học và người sản xuất về tác động của BĐKH, những định hướng và chủ trương của tỉnh đối với lĩnh vực sản xuất trồng trọt để thích ứng với BĐKH.  Nâng cao hiểu biết về biến đổi khí hậu, các giải pháp hạn chế biến đổi khí hậu, hướng cho người dân gắn sản xuất nông nghiệp với đảm bảo môi trường sinh thái, nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời nâng cao ý thức cho người dân trong việc gìn giữ, bảo vệ môi trường,...
c. Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến ngành trồng trọt làm cơ sở xây dựng các biện pháp để chủ động ứng phó
- Đánh giá, phân tích tác động của các yếu tố thời tiết cực đoạn đến sự sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng để làm cơ sở chủ động né tránh và thích ứng. Xây dựng bản đồ: hạn hán, xâm nhập mặn, phân bố lượng mưa,…làm cơ sở để bố trí, chuyển đổi cơ cấu cây trồng hợp lý, thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Giao các cơ quan chuyên môn phối hợp với một số dự án như Dự án Rừng và đồng bằng, dự án sản xuất nông nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu,…để nghiên cứu, đề xuất tham mưu giải pháp ứng phó với BĐKH đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng của tỉnh.
d. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất
          Giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất cần kết hợp với việc đa dạng hóa sinh kế để đảm bảo thu nhập trong điều kiện rủi ro thiên tai gia tăng. Sinh kế của người dân trong khu vực hiện nay là tương đối nghèo nàn, kém hiệu quả và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và rất dễ gặp bất lợi trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn ra khó lường như trong thời gian qua. Do đó, việc đa dạng hóa sinh kế tạo sinh kế thích nghi với biến đổi khí hậu, giảm bớt sự phụ thuộc vào thiên nhiên để giảm thiểu các rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra là rất cấp thiết.
          Trong điều kiện biến đổi khí hậu, nhiều yếu tố thời tiết sẽ có sự diễn biến cực đoan, việc chuyển đối cơ cấu cây trồng cho phù hợp là một giải pháp khá tích cực. Năm 2010, diện tích đấtt trồng lúa toàn tỉnh 105.151 ha, dự kiến đến năm 2015 còn 98.500 ha, năm 2020 còn 93.000 ha và năm 2030 chỉ còn 89.000 ha, giảm 6.000 ha chủ yếu trên vùng đất gieo cấy lúa chờ nước trời, lúa nương rẫy bấp bênh, năng suất thấp ở các huyện trung du miền núi, chuyển sang trồng hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả, trồng cỏ chăn nuôi, trồng rừng.
e. Quy hoạch lại cơ cấu sử dụng đất
          Với mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực, từ nay đến năm 2020 vẫn cần duy trì diện tích đất nông nghiệp ổn định nhằm đảm bảo đủ lương thực cơ bản nhưng cần từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cải tạo giống, chất lượng đồng ruộng và sắp xếp lịch mùa vụ một cách hợp lí để tăng năng suất và thích ứng với biến đổi khí hậu.
          - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các loại cây trồng hợp lý theo hướng lợi thế đối với sản xuất nông nghiệp Nghệ An.
- Trên cơ sở dự tính dự báo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tiến hành rà soát lại các nguồn tài nguyên đất hiện có, qua đó điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch các vùng sản xuất cây lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả cho phù hợp với tác động của biến đổi khí hậu trên tất cả các vùng với tiêu chí đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trên địa bàn toàn tỉnh, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất, nước của tỉnh.
+ Đẩy mạnh chương trình xây dựng nông thôn mới, dồn điền đổi thửa, tích lũy ruộng đất để có cơ sở áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới, cơ giáo hóa vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất.
+ Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 6593/QĐ-UBND ngày 31/12/2013 Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Về việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Nghệ An theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2013- 2020.
- Trên cơ sở rà soát, điều chỉnh đất đai xây dựng phương án chủ động bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý để né tránh tác động của biến đổi khí hậu. Vùng cao hạn chuyển sang trồng các loại cây trồng cạn, giống chịu hạn để giảm áp lực về nước tưới. Vùng ngập sử dụng các giống chịu úng, chịu phèn,…
+ Xây dựng đề án quy hoạch sản xuất Chè gắn với cơ sở chế biến; Đề án sản xuất Lúa chất lượng cao; Rau an toàn; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất Ngô,...Nhằm thích ứng với điều kiện BĐKH và nâng cao giá trị sản xuất.
f. Nghiên cứu, phát triển các giống và kỹ thuật trồng trọt mới
- Biến đổi khí hậu sẽ gây ra các biến đổi bất lợi cho sản xuất nông nghiệp như hiện tượng xâm nhập mặn vào diện tích cây trồng hiện có, thiếu hụt nguồn nước tưới bởi hạn, xói mòn, thoái hóa đất,...do đó phải tập trung vào công tác nghiên cứu và phát triển các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện canh tác mới như chọn giống ưu thế lai có sức sinh trưởng khỏe, chống chịu ngoại cảnh tốt, giống chịu hạn có khả năng sử dụng tiết kiệm nước, giống chịu mặn, chống chịu sâu bệnh, chịu lạnh, giống có thời gian sinh trưởng ngắn và cực ngắn để có thể tăng vụ, chuyển vụ, né tránh thiên tai.
- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, trao đổi tài nguyên di truyền thực vật, duy trì và chọc lọc các nguồn gen cây trồng bản địa để tạo ra các giống cây trồng có nguồn gen như mong muốn, phù hợp với điều kiện canh tác và cơ cấu cây trồng của từng vùng.
- Nghiên cứu các biện pháp canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sử dụng ít nước hơn, chịu hạn hơn. Đa dạng hóa hoạt động xen canh/luân canh với cây trồng có khả năng che phủ đất và cải tạo đất, đồng thời thử nghiệm các công thức luân canh xen canh mới thích ứng với hoàn cảnh biến đổi khí hậu. Nghiên cứu, thử nghiệm giống ngắn ngày để né tránh thiên tai, nghiên cứu sản xuất các loại phân bón, các chế phẩm tăng cường khả năng chống chịu của cây trồng đối với điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
- Cải thiện hiệu quả tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp, điều chỉnh hệ thống tưới tiêu và thay thế mới một số phương tiện tưới tiêu hiệu suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu tưới tiêu theo cơ cấu mùa vụ mới.
g. Áp dụng tiến bộ khoa học và kỹ thuật
Thực hành nông nghiệp theo tiêu chuẩn Vietgap, thâm canh lúa cải tiến (SRI), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý dinh dưỡng (INM) và quản lý nước (IWM).
Nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng các công nghệ tiên tiến (công nghệ sinh học, cơ giới hóa, các tiến bộ kỹ thuật,...) trong nước và thế giới để đầu tư phát triển sản xuất lúa theo quy trình ứng dụng công nghệ cao phù hợp điều kiện sản xuất của từng vùng, từng địa phương với hiệu quả cao và bền vững.

Tác giả bài viết: Hoàng Xuân Trường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây