III.1. Thời vụ:
Trong trồng trọt thời vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Từ xưa tổng kết về sản xuất cha ông ta đẫ có câu ” Nhất thì, nhì thục” Vì vậy bố trí thời vụ cho mỗi loại cây trồng nói chung và cây mía nói riêng vô cùng quan trọng và cần được quan tâm. Có thể xem thời vụ như một yếu tố kỷ thuật cần thiết và góp phần nâng cao năng suất và chất lượng mía. Đối với cây mía tùy thuộc vào sản xuất để bố trí thời vụ thích hợp. Vụ Đông xuân từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Tốt nhất tháng 2
III.2. Làm đất : Cũng như các loại cây trồng khác làm đất là một biện pháp kỷ thuật quan trọng bà con cần quan tâm.
- Cày sâu 30 – 40 cm. Tốt nhất cày bằng máy
- Bừa kỹ đảm bảo đất tơi xốp, nhỏ
III.3. Thiết kế ruộng mía
- Hàng cách hàng 0,8 - 1,2 m.
- Rạch hàng sâu 25 - 30cm.
- Hàng theo hướng đông tây, đất thấp xung quanh phải có rạnh thoát nước
- Đất đồi: thiết kế theo đường đồng mức
III.5. Lượng giống và mật độ trồng
- Lượng giống: 1.600-1.700 hom/ sào
- Khoảng cách và mật độ: Có 3 cách đặt hom
- Đặt 1 hàng nối tiếp
- Đặt 2 hàng cặp đôi, 2 hàng so le theo kiểu nanh sấu
- Đặt kiểu xương cá
- Lấp đất: Đây là việc làm hết dức đơn giản nhưng không thực hiện đúng sẽ ảnh hưởng đến sự nẩy mầm và phát triển bộ rẻ của cây mía. Đặt hom bằng phẳng, lấp đất sâu 4 – 5 cm, dẫm chặt để hom mía để khi rể phát triển dể tiếp xúc với đất và phân bón
III.4. Phân và phương pháp bón: Phân bón là yếu tố quan trọng trong thâm canh mia. Song lượng phân và cách bón như thế nào là nhiều bà con chưa thật sự quan tâm đặc biệt mía đồi
- Đầu tư thâm canh
+ Lượng phân cho 1 sào Trung bộ
: Bón phân đơn |
Bón phân hỗn hợp |
Vôi bột |
50 kg |
Vôi bột |
50 kg |
Phân chuồng / HCVS |
500-1000 kg |
Phân chuồng / HCVS |
500-1000 kg |
Urê |
20kg-250 kg |
Urê |
7,5 kg |
Lân |
40-50 kg |
Ka li |
7,5 kg |
Ka li |
15-20 kg |
NPK 16:16:8 |
30 kg |
|
|
NPK 17: 10: 17 |
20 kg |
+ Phương pháp bón:
Bón phân đơn |
Bón phân hỗn hợp |
Bón lót |
100 % phân hữu cơ, vôi bột, 20 % urê, 25 % kali |
Bón lót |
100 % phân hữu cơ, vôi bột,15 kg NPK :16:16:8 |
Thúc lần 1 khi mía 1,5-2 tháng tuổi |
50% urê, 50% lân, 25 % kali |
Thúc lần 1 khi mía 1,5-2 tháng tuổi |
5 kg urê, 15 kg NPK 16:16:8, 5 kg kali |
Thúc lầ 2 khi mía 4- 5 tháng tuổi |
Số phân còn lại |
Thúc lầ 2 khi mía 4- 5 tháng tuổi |
2,5 kg urê, 2,5 kg kali, 20 kg NPK 7:10:17 |
- Đầu tư đại trà: (Khuyến nghị của TT Khuyến nông, Khuyến ngư Nghệ An)
Loại phân |
Đơn vị tính |
Tổng lượng |
Thời điểm bón và lượng phân |
Bón lót |
Thúc lần1 mía 4-5 lá |
Thúc lần 2 khi mía kêt đẻn hánh |
Phân chuông |
Tạ |
7 |
7 |
0 |
0 |
Đam urê |
Kg |
9-10 |
9-10 |
|
|
Lân Super |
Kg |
15 |
15 |
|
|
Kali clorua |
Kg |
7,5 |
7,5 |
|
|
NPK- 8:3:5 |
Kg |
45 |
|
45 |
25 |
NPK- 11:1:8 |
Kg |
12.5 |
|
12,5 |
15 |
Cách bón phân thúc cho mía
- Bón thúc lần 1: Khi mía được 4 - 5 lá (khoảng 35 ngày sau mọc), bón 1/3 lượng đạm (Đạm: 140 - 160kg urê/ha hoặc có thể dùng 900 kg phân vi sinh hữu cơ loại 8:3:5 chuyên dùng cho mía hoặc 450 kg NPK loại 11:1:8) để thúc cho mía đẻ nhánh mạnh, đảm bảo mật độ cây/m2.
- Bón thúc lần 2: Khi mía kết thúc đẻ nhánh (9 - 12 lá), bón 1/3 lượng đạm với 1/2 lượng kali còn lại (Đạm: 120 -130kg urê, kali còn lại hoặc có thể dùng 500kg phân vi sinh hữu cơ 8:3:5 chuyên dùng cho mía hoặc 300kg NPK loại 11:1:8) để cây vươn lóng tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh và tích luỹ đường cho cây.
Lưu ý: Đối với phân hỗn hợp NPK
Cách bón: Trộn đều phân với đất rải theo rãnh lấp đất rồi mới đặt hom.
- Khi đã bón đủ lượng phân trên nếu mía xấu có thể bón bổ xung 2,5-5 kg urê
- Việc bón phân phải kết thúc trước khi thu hoạch ít nhất 1,5 tháng
- Khi mía bị bệnh ngừng bón phân