Phòng bệnh cho lươn

Thứ năm - 18/11/2021 23:31 483 0
Lươn là động vật thuỷ sản có hiện tượng sinh sản lưỡng tính, chúng sinh sản và phát triển mạnh trong môi trường tự nhiên. Do đặc tính tạp ăn, dễ nuôi nên đã được bà con trong Tỉnh hưởng ứng nuôi rộng rãi.
Hiện nay trên địa bàn Nghệ an Lươn được nuôi nhiều nhất là các huyện Nam Đàn, TX Cửa Lò, Yên Thành... Bắt đầu từ năm 2007 đối tượng này đã được Trung tâm KN-KN đưa vào nuôi thử nghiệm tại Huyện Nam Đàn và đến này đã được bà con trong Tỉnh chấp nhận và đựơc nuôi đại trà. Nghề nuôi lươn hiện nay đang trên đà phát triển mạnh mà nguồn lươn giống tự nhiên không đủ cung cấp cho người dân nuôi nhất là về chất lượng giống khi thả. Trong khi đó các hộ nuôi lại thả với mật độ khá giày vì thế đã nảy sinh vấn đề dịch bệnh làm cho lươn chết nhiều, tỷ lệ sống giảm sút ảnh  hướng tới hiệu quả kinh tế. Đây chính là mối quan tâm hiện nay của nhiều người nuôi.  Theo tìm hiểu một số hộ nuôi tại các huyện Hưng nguyên,TX Cửa lò… thì giai đoạn đầu lươn phát triển khá tốt nhưng đến thời gian sau tỷ lệ lươn chết trong bề tăng dần. Mặc dù đã được người dân xử lý nhưng hiệu quả vẫn không cao.  Những nguyên nhân phát sinh bệnh trên lươn nuôi là do chất lượng nguồn giống ban đầu đưa vào nuôi không tốt, kích cỡ đưa vào nuôi không đồng đều. Bên cạnh đó còn do một số nguyên nhân khác nữa như khâu kỹ thuật vận chuyển con giống chưa đúng kỹ thuật nên lươn bị xây sát, thời tiết thay đổi đột ngột  làm ảnh hưởng tới sức đề kháng của lươn. Nhưng vấn đề quan trong nhất ở đây là khâu quản lý môi trường nước trong bể nuôi không tốt do quá trình chăm sóc nên nguồn nước bị nhiễm bẩn đó là cơ hội cho các mầm bệnh và ký sinh trùng gây bệnh cho lươn.  Trong quá trình nuôi lươn thì có một số bệnh thường xẩy ra mà bà con cần lưu ý như sau:
 
1. Bệnh sốt nóng, Nguyên nhân do nuôi với mật độ dày, dịch nhờn lươn tiết ra lên mem và khi nhiệt độ nước tăng lên hàm lượng oxy giảm. Lươn bị xáo động trong bể, quấn vào nhau, dịch nhờn tiết vào trong nước, độ nhớt của nước tăng lên, đầu lươn sưng phồng trong, lươn chết hàng loạt. Khi gặp phải bệnh này, người nuôi nên giảm mật độ nuôi, thay nước, thả vài con cá trê để chúng ăn thức ăn thừa đề phòng lươn cuốn vào nhau, đảm bảo tốt chất lượng nước. Nâng mực nước lên cao vào thời điểm nắng nóng để giảm nhiệt độ nước trong bể xuống.  Khi phát hiện bệnh có thể dùng dung dịch Sunphat đồng 0,07%/m3 nước, tưới 5mldd/ toàn bể.

  
2. Bệnh lở loét: Nguyên nhân thường do ký sinh trùng, vi trùng bám vào vết thương. Triệu chứng trên mình lươn xuất hiện nhiều vết tròn hay hình bầu dục. Da lươn bị lở loét còn gọi là bệnh đóng dấu, nếu bị nặng đuôi lượn bị rụng đi, bơi lội khó khăn, đầu lươn ngóc lên khỏi mặt nước, bệnh này thường xẩy ra vào tháng 5 – tháng 9. Để Phòng bệnh, trước khi nuôi bà con nên sát trùng bể bằng vôi, vào mùa hay mắc bệnh cần phun thuốc Streptomicin ở toàn bể, dung 250.000UI/m2. Cứ 50kg lươn dùng 0,5g Suphamin trộn vào thức ăn cho lươn, mỗi ngày 1 lần, điều trị mỗi đợt 5-7 ngày trực tiết bôi Potassium permanganate (thuốc tím ) vào vết loét.

  
3. Bệnh nấm thuỳ mi:  Nguyên nhân do mốc ký sinh trùng trên mình hay trứng lươn gây ra, thường xẩy ra vào mùa  thu, sợi hình bông bám vào lươn để hút dinh dưỡng.  Để phòng bệnh trước khi thả lươn cần vệ sinh bể nuôi 100 -150g vôi hoà tan tưới vào bể. Ngâm lươn vào nước muối 3-5% trong vòng 3-5 phút, Ngâm trứng lươn vào dung dịch Xanhmetilen 1/50.000 trong 10 -15 phút lên tục 2 ngày, mỗi ngày 1 lần.

 
Tuy lươn là đối tượng dễ nuôi nhưng nguồn giống lại đánh bắt ngoài tự nhiên dưới nhiều hình thức nên người nuôi cấn lựa chọn những cơ sở cung ứng giống có uy tín, và đã được thuần hoá. Bên cạnh đó bà con nên áp dụng biện pháp phòng bệnh ngày từ giai đoạn mới thả. Đồng thời tuân thủ đúng các biện pháp kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi. Hy vọng rằng với những khuyến cáo trên đây, một phần nào đó giúp đỡ cho bà con nông dân sẽ giảm bớt rủi ro và thành công hơn trong nuôi lươn.

Tác giả bài viết: Trung Thành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây