Quai bị ở trẻ em - bệnh phổ biến khi thời tiết giao mùa

Thứ bảy - 19/12/2020 23:11 605 0
Thời tiết giao mùa, chuyển lạnh chính là khoảng thời gian lý tưởng cho bệnh quai bị ở trẻ em bùng phát. Đây là căn bệnh rất hay thường gặp ở trẻ, đặc biệt là những trẻ từ 6-10 tuổi. Vậy căn bênh này có nguy hiểm và có điều trị được triệt để hay không?
Nguyên nhân gây bệnh quai bị ở trẻ em
Khi thời tiết chuyển lạnh, trẻ em dễ mắc phải các căn bệnh về đường hô hấp và quai bị cũng là một mối lo ngại vì trẻ em rất dễ mắc phải. Nguyên nhân gây ra bệnh chính là vi rut paramyxovirus hay vi rut cúm, tụ cầu khuẩn…Ngoài ra những yếu tố khác như chế độ ăn quá nhiều tinh bột của trẻ, hay trẻ bị mắc một số bệnh như xơ gan, suy dinh dưỡng… cũng là nguyên nhân gây ra bệnh. Bệnh có thể lây lan qua những tiếp xúc trực tiếp qua dịch mũi và họng của người bệnh nên rất dễ lây từ trẻ này sang trẻ khác.
Triệu chứng của bệnh quai bị ở trẻ em
-Trẻ em khi bị mắc quai bị sẽ có những triệu chứng phổ biến như sốt, quai hàm bị sưng, tuyến nước bọt mang tai bị đau hay bị sưng tuyến dưới lưỡi, tuyến dưới hàm trên. Vì thế, các bậc cha mẹ nên quan sát và khi thấy trẻ có các biểu hiện bị sưng đau như ở trên trong vòng hơn 2 ngày thì cần nghĩ đến nguy cơ trẻ bị mắc bệnh quai bị và cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế ngay để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
-Một số trường hợp nếu phát hiện không kịp thời có thể gây ra những biến chứng cho trẻ nam đó là tình trạng sốt cao trên 39 độ và tinh hoàn bị sưng đỏ và đau.
Điều trị bệnh quai bị ở trẻ em
Bệnh quai bị chưa có thuốc đặc trị, cách điều trị phổ biến hiện nay đó là điều trị triệu chứng và nâng đỡ cơ thể. Vì thế, các phương pháp điều trị tốt nhất đó là:
-Cần cho trẻ cách ly khi bị bệnh trong khoảng từ 10-15 ngày để tránh tình trạng lây lan sang cho các trẻ khác.
-Cho trẻ nằm nghỉ nếu có bị sưng tinh hoàn -Nên vệ sinh thường xuyên miệng họng cho trẻ, nếu trẻ bị viêm tinh hoàn nên cho trẻ mặc quần lót nâng tinh hoàn để giúp giảm đau và cho trẻ dùng các loại thuốc điều trị theo chỉ định của bác sỹ. -Chế độ ăn cho trẻ nên cho trẻ ăn các thức ăn lỏng, dễ nuốt, đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
-Khi trẻ có những biểu hiện sốt cao, nôn mửa, các bậc phụ huynh cần chú ý đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để điều trị đê tránh gây ra những biến chứng khôn lường như viêm não, viêm tinh hoàn, buồng trứng… nếu kéo dài sẽ dễ dẫn tới vô sinh sau này.
Cách phòng ngừa bệnh quai bị ở trẻ em
Chính vì hiện nay chưa có thuốc đặc trị dành riêng cho bệnh quai bị nên cách tốt nhất đó là các bậc cha mẹ chú ý các biện pháp phòng bệnh cho trẻ:
-Thiết lập chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho trẻ cân bằng giữa các hoạt động, đối với trẻ bị bệnh thì cần nghỉ ngơi hoàn toàn
-Chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ là đầy đủ chất, đồ ăn mềm, dễ nuốt, cho trẻ uống nhiều nước
-Khi trời trở lạnh, tránh cho trẻ ra ngoài trời nhiều, nên giữ ấm cho trẻ, tránh gió -Vệ sinh cá nhân cho trẻ thường xuyên, đặc biệt là vệ sinh răng miệng
-Tiến hành cho trẻ tiêm vacxin để phòng ngừa quai bị khi trẻ 12 tháng tuổi và khi trẻ 4 tuổi.
-Tránh để trẻ tiếp xúc với các bệnh nhân bị quai bị để tránh lây lan cho trẻ. Như vậy, kết hợp chế độ ăn uống nghỉ ngơi cho trẻ cùng các biện pháp bảo vệ trẻ khi thời tiết chuyển mùa, tiêm phòng đầy đủ cho trẻ sẽ góp phần giúp phòng bệnh cho trẻ tốt nhất.

Tác giả bài viết: TN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây