THÀNH PHẦN LOÀI THỰC VẬT LÀM THUỐC CẦN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN

Thứ ba - 04/05/2021 04:45 438 0
  1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong 20 năm qua, công tác bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc đã thu được những kết quả khả quan như phát hiện 3.948 loài thực vật và nấm lớn dùng làm thuốc. Theo Võ Văn Chi (2012)[2] hiện nay nước ta có khoảng 4.700 loài thực vật có thể làm thuốc (90% là cây mọc tự nhiên, chỉ có gần 10% là cây trồng). Tuy nhiên, có khoảng 600 loài cây thuốc quý đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Một số loài cây thuốc quý có giá trị kinh tế và chữa bệnh cao như: Lan kim tuyến, Hoàng tinh hoa trắng,  Sì tô, Bách bệnh, Hoàng liên chân gà, Sâm vũ điệp, Bình vôi,... đến nay bị suy giảm nghiêm trọng hoặc đưa vào Sách Đỏ Việt Nam.     
Nguyên nhân chính của tình trạng trên là cây thuốc bị khai thác một cách ồ ạt, tận thu, tận diệt, không được kiểm soát buôn bán cây thuốc… Mặt khác, cũng chưa có những chính sách ưu đãi để khuyến khích người dân bảo vệ nguồn giống cây làm thuốc.
Chính vì vây, được sự hộ trỡ của chương trình nghiên cứu đa dạng sinh học khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt từ năm 2015-2016 chúng tôi đã tiến hành điều tra nguồn tài nguyên thực vật nói chung và nguồn tài nguyên cây thuốc nói riêng, nhằm lưu giữ kho tàng nguồn gen quý cho hôm nay và cho mai sau. Bài báo này nhằm cung cấp những dẫn liệu về các loài cây làm thuốc quý hiếm ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt cho công tác bảo tồn, phát triển và khai thác hợp lí cũng như bảo vệ một cách bền vững các hệ sinh thái rừng nhiệt đới.
  1. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng là các loài thực vật làm thuốc phân bố tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An. Thời gian được thực hiện từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 10 năm 2016
Mẩu vật được thu thập và xử lí theo phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008)[6]
Định loại được thực hiện với việc sử dụng theo phương pháp hình thái so sánh, dựa vào các tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (2000)[4] Thực vật chí Trung Quốc (2003)[7]
Xác định các loài bị đe dọa theo Sách Đỏ Việt Nam (2007)[1], Nghị Định 32/NĐ-CP/2006 [3] .
Xác định giá trị sử dụng làm thuốc của loài dựa vào các tài liệu: Từ điển cây thuốc Việt Nam của Võ Văn Chi (2012)[2] . Điều tra giá trị sử dụng theo kiến thức bản địa dựa vào phương pháp có sự tham gia của người dân (PRA: Participatory Rural Apraisal )
  1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
  1. Đa dạng các loài cây làm thuốc có nguy cơ tuyệt chủng.
Kết quả điều tra, nghiên cứu thành phần loài cây làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt bước đầu chúng tôi đã xác định được 52 loài cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng. Có thể nói sự có mặt các loài cây thuốc quý này tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt chứng tỏ hệ thực vật ở đây rất đa dạng và phong phú mà từ trước tới nay nhiều tài liệu của Việt Nam thống kê chưa đầy đủ và công trình nghiên cứu này của chúng tôi chắc hẳn còn bổ sung thêm nữa (bảng 1)
Bảng 1: Các loài cây thuốc có nguy cơ tuyệt chủng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An
TT Tên khoa học Tên Việt Nam Tình trạng trạng bảo tồn
SĐVN NĐ32 GTSD
1 Fokienia godginsii A. Henry & H.H. Thomas Pơ mu   II.A T,E,M
2 Cunninghamia konishii Hayata Sa mu dầu VU II.A T,E,M
3 Nageia fleuryi (Hickel ) de Laub. Kim giao VU   T,E,M
4 Canarium tramdenum Dai & Yakovlev Trám đen VU   T,F,M
5 Sindora cochinchinensis H. Baill. Gõ mật EN II.A T,M
6 Hopea odorata Roxb. Sao đen EN   T,M
7 Dalbergia hancei Benth. Trắc Hance VU   T,M
8 Cinnamomum parthenoxylon (Jack.) Meisn. Re hương CR II.A T,E,M
9 Cinnamomum camphora H. Lecomte Re căm pot VU   T,E,M
10 Aquilaria crassna Pierre ex Lecomte Trầm hương EN   T,E,M
11 Podocarpus neriifolius D.Don Thông tre lá dài VU   T,M,E
12 Markhamia stipulata ( Wall.) Seem. ex Schum. Thiết đinh VU   M
13 Melientha suavis Pierre Rau sắng VU   M
14 Euonymus chinensis Lindl. Độ trọng nam EN   M
15 Cycas pectinata Buch.-Ham. Tuế lược VU II.A M
16 Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pit. Ba gạc căm pot VU   M,E
17 Dipterocarpus tuberculatus Roxb. Dầu đồng VU   M,E
18 Strychnos ignatii P.J. Bergius Mạ tiền lông VU   M
19 Strychnos lucida  R. Br.  Mạ tiền sáng EN   M
20 Coscinium fenestratum (Gaertn.) Colebr. Vàng đắng VU II.A M
21 Fibraurea tinctoria Lour. Hoàng đằng   II.A M
22 Stephania hernandiifolia (Willd.) Walp. Dây mối   II.A M
23 Stephania longa Lour. Lọi tiền   II.A M
24 Stephania rotuda Lour. Củ binh vôi   II.A M
25 Ardisia silvestris Pit. Khôi tía VU   M
26 Micromelum nitidum (G.Forst.) vWight & Arn. Kim sương EN   M,E
27 Callicarpa bracteata Lam. Tử châu lá bắc CR   M
28 Disporopsis longifolia Craib Hoàng tinh cách EN II.A M
29 Peliosanthes teta Andrews Cẩu tử thảo VU   M
30 Curculigo orchioides Gaertn. Sâm cau EN   M
31 Anoectochilus setaceus Blume Lan gấm EN I.A M
32 Dendrobium bilobulatum Seidenf Phiến đờn EN   M
33 Smilax elegantissma Gagnep K.C thanh lịch VU   M
34 Smilax glabra Roxb. Thổ phục linh VU   M
35 Drynaria fortunei (Kuntze et Mett.) J. Sm. Cốt bổ toái EN   M,E
36 Stemona cochinchinonsis Gagnep. Bách bộ VU   M
37 Alangium tonkinense Gagnep. Thôi chanh VU   M
38 Rauvolfia micrantha Hook.f. Ba gạc lá mỏng VU   M,E
39 Rauvolfia verticilata  (Lour.) Baill. Ba gạc lá vòng VU   M,E
40 Stemona tuberusa Gagnep. Bách bộ đứng VU   M
41 Tacca subflabellata P.P. Ling et C.T.Ting Ngải lượm VU   M,E
42 Smilax petelotii T. Koyama Kim cang Petelot CR   M
43 Smilax poilanei gagnep. Kim cang Poilanei CR   M
44 Paris chinensis Franch. bảy lá một hoa EN   M
45 Codonopsis javanica (Blume) Hook.f. Đẳng sâm VU   M
46 Morinda officinalis How Ba kích EN   M
47 Stephania brachyandra Diels Bình vôi núi cao EN   M
48 Achillea millefolium L. Cỏ thị VU   M
49 Polygonalum kingianum Coll.et  Hemsl. Hoàng tinh vòng EN   M
50 Drynaria bonii C.Christ Tắc kè đá VU   M,E
51 Melodinus erianthus Pit. Dom Trung bộ VU   M
52 Talinum paniculatum  (Jacp.) Gaertn. Thổ nhân sâm VU - M,E

Ghi chú: CR: rất nguy cấp, EN: Nguy cấp, VU: sẽ nguy cấp, LR: ít nguy cấp, IA: nghiêm cấm khai thác, IIA: Hạn chế khai thác.
GTSD: giá trị sử dụng: M: làm thuốc, T: cho gỗ, E: cho tinh dầu,  F: ăn được
Bảng trên cho thấy trong 52 loài thực vật làm thuốc quý hiếm đã xác định được ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt có trong Sách Đỏ Việt Nam: 28 loài ở cấp VU (Vulnerable), 14 loài ở cấp EN (Endangerd), 4 loài ở cấp CR (Critically Endangered). Theo Nghị Định 32CP: 11 loài IIA Hạn chế khai thác, 1 loài IA nghiêm cấm khai thác.
  1. Đa dạng về giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng dựa theo quá trình điều tra thực tế và dựa các tài liệu của Võ Văn Chi (2012)[2], Trần Đình Lý và cs (1993)[5],… Kết quả được trình bày ở bảng 2.
Bảng 2. Giá trị sử dụng của các loài cây thuốc quý hiếm tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
TT Giá trị sử dụng Số loài* Tỉ lệ (%)
1 Cây cho tinh dầu (E) 16 30,77
2 Cây cho gỗ (T) 11 21,15
3 Làm thuốc (M) 52 100
5 Cây cho quả ăn được (F) 1 1,92
*Một loài có 1 đến nhiều giá trị sử dụng khác nhau
Kết quả bảng trên cho thấy: cây làm thuốc với 52 loài ( chiếm 100% ), tiếp đến là cây cho tinh dầu với 16 lượt loài ( chiếm 30,77%), cây cho gỗ có 11 lượt loài ( chiếm 21,15% tổng số loài), thấp nhất là cây cho quả ăn được với 1 loài ( chiếm 1,92% ) Như vậy, trong các nhóm giá trị sử dụng thì nhóm cây thuốc quý hiếm 52 loài, trong đó có 16 lượt loài cho tinh dầu và 11 lượt loài cho gỗ quý như loài Pơ mu: Fokienia godginsii, Sa mu dầu: Cunninghamia konishii, Kim giao: Nageia fleuryi, Gõ mật: Sindora cochinchinensis, Sao đen: Hopea odorata, Re hương: Cinnamomum parthenoxylon, Thông tre lá dài: Podocarpus neriifolius. Đây là những loài cây cho gỗ tốt có giá trị xuất khẩu lớn nên cần phải bảo vệ nghiêm ngặt vì chúng là những loài cây tham gia tổ thành thảm thực vật quan trọng ở các khu rừng nhiệt đới.
  1. KẾT LUẬN
  1. Đã xác định được 52 loài cây thuốc quý hiếm ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
trong đó có trong Sách Đỏ Việt Nam: 28 loài ở cấp VU, 14 loài ở cấp EN , 4 loài ở cấp CR. Theo Nghị Định 32CP: 11 loài IIA: Hạn chế khai thác, 1 loài IA: nghiêm cấm khai thác.
  1. Cây làm thuốc với 52 loài ( chiếm 100% ), tiếp đến là cây cho tinh dầu với 16 lượt loài ( chiếm 30,77%), cây cho gỗ có 11 lượt loài ( chiếm 21,15% ), thấp nhất là cây cho quả ăn được với 1 loài ( chiếm 1,92% )
  2. Đề nghị cần bảo vệ nghiêm ngặt các loài cây thuốc quý hiếm ở trên và phát triển đi đôi với khai thác hợp lý để đảm bảo bền vững cho hệ sinh thái rừng khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ Khoa học và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần II-Thực vật, Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
[2]. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, tập 1-2, Nxb Y học, Hà Nội.
[3]. Chính phủ Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006, Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội.
[4]. Phạm Hoàng Hộ (1999-2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1-3, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
[5]. Trần Đình Lý (1993), 1900 loài cây có ích, Nxb Thế Giới, Hà Nội.
[6].Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Phương pháp nghiên cứu thực vật, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7]. Pitard in Lecomte, 1923. Flore Generale de L’ Indo-Chine, Pari, 3: 44-53

Tác giả bài viết: PGS.TS. Phạm Hồng Ban, TS. Nguyễn Anh Dũng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây