Xã Quỳnh Liên thị xã Hoàng Mai hiệu quả từ mô hình biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh

Chủ nhật - 18/08/2024 22:37 87 0
Quỳnh Liên là một xã nằm ở vùng bãi ngang thuộc thị xã Hoàng Mai, có hơn 370 ha chuyên canh trồng rau màu các loại trong đó rau màu như: su su, cà rốt hơn, hành hoa, rau cải ngọt, ... Các loại rau màu được bà con nông dân sản xuất gối vụ quanh năm, do vậy các loại phụ phẩm, phế phẩm từ sản xuất nông nghiệp rất lớn.
Xã Quỳnh Liên thị xã Hoàng Mai hiệu quả từ mô hình biến phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ vi sinh
Nhằm để tận dụng nguồn phụ phẩm, phế phẩn từ sản xuất rau màu để ủ thành phân bón hữu cơ vi từ đó giúp cho cán bộ hội viên và người dân giảm được chi phí sản xuất tạo ra sản phẩm an toàn, góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế sự sinh sôi, phát triển của các bệnh truyền nhiễm từ rác gây ra. Được sự quan tâm Hội Nông dân thị xã lựa chọn xã Quỳnh Liên triển khai xây dựng mô hình. Đồng thời  phối hợp với Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Nghệ An tổ chức các tập huấn cho hội viên về quy trình kỹ thuật sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ phế phẩm, phụ phẩm; phương pháp sử dụng chế phẩm sinh học để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp; tư vấn hướng dẫn hỗ trợ, xây dựng hố ủ sử dụng hệ thống ống làm thông khí cho hộ gia đình đế sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh. Để triển khai mô hình điểm, BTV Hội Nông dân xã đã lựa chọn 7 hộ dân tham gia, hỗ trợ máy thổi hơi, men vi sinh, hướng dẫn kỹ thuật xây dựng các hố ủ phân tại gia đình. Sau khi tập huấn về kiến thức cơ bản Hội đã tổ chức tham quan mô hình ủ phân vi sinh, các hội viên được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh Nghệ An hướng dẫn quy trình, tỷ lệ pha men vi sinh, nước, đạm lân, kali với các nguyên liệu phụ phẩm, phế phẩm, rác thải từ sản xuất nông nghiệp, chăn như: rơm rạ, các loại thân cây ngô, đậu, lạc, su su, cà rốt, phân trâu, bò, gà,.. kết hợp với vôi bột được ủ trong thời gian 1 tháng sẽ cho ra sản phâm hữu cơ vi sinh đạt chất lượng.
https://ngheandost.gov.vn/uploads/news/2024_08/image-20240817180148-1.jpeg

Sau thành công của mô hình điểm năm 2023, Hội Nông dân tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình cho toàn thể cán bộ, hội viên trong xã Quỳnh Liên. Hội Nông dân đã tập trung tuyên truyền cho cán bộ hội viên nông dân về kiến thức, kỹ năng quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, hiểu biết về vai trò, tác dụng của phân bón hữu cơ vi sinh đối với sản xuất nông nghiệp. Qua đó giúp cho bà con nông dân vừa tận dụng được lượng phế, phụ phẩm nông nghiệp, vừa tiết kiệm chi phí sản xuất lại giảm tác hại đến môi trường.
Hiệu quả mô hình đã thực hiện cho thấy việc sử dụng phân bón hữu cơ đã làm tăng năng suất, hạn chế sâu bệnh hại cho cây trồng, tăng độ tơi xốp, màu mỡ cho đất giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, nâng cao thu nhập cho người dân.

Để thực hiện tốt việc nhân rộng Mô hình, Hội Nông dân xã Quỳnh Liên đã phối hợp với MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể xã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân và hội viên thực hiện phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà. Bước đầu công tác tuyên truyền gặp rất nhiều khó khăn bởi việc bỏ rác sinh hoạt chung vào một thùng rác là thói quen của hầu hết người dân. Hội đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền và thành lập các nhóm tuyên truyền nòng cốt tới từng gia đình, hướng dẫn các hộ thực hiện đúng các bước phân loại rác, quy trình ủ rác thành phân bón hữu cơ. Đến nay, Mô hình đã thu hút được gần 50 hộ gia đình tham gia thực hiện ủ phân hữu cơ tại nhà.
Hội Nông Dân phối hợp với và UBND, các đoàn thể xã tổ chức ra mắt mô hình mô hình “Phân loại và xử lý rác thải từ phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu cơ” cho các hộ dân trên tuyến đường Trần Ái thuộc thôn Đại Đồng Và Liên Hải. Thông qua việc ra mắt mô hình sẽ tạo sự lan tỏa rộng rãi trong cán bộ, hội viên và cá tầng lớp nhân dân để mọi người dân tích cực hơn trong việc phân loại rác thải đầu nguồn, giảm tối đa mức thấp nhất lượng rác thải ra môi trường, cùng chung tay góp phần bảo vệ môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp. Đồng thời tạo ra nguồn phân bón hữu cơ vi sinh lớn để phục vụ sản xuất sau màu cho rang suất, chất lượng hiệu quả cao theo tiêu chuẩn Vietgap, xây dựng các sản phẩm rau màu Quỳnh Liên đạt tiêu chuẩn thương hiệu Ocoop từ đó nâng cao thu nhập và đời sống cho bà con nông dân Quỳnh Liên./.
TH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây