Công trình tượng đài và quảng trường Hồ Chí Minh – Nơi thể hiện tình cảm thiêng liêng của nhân dân Nghệ An với Bác Hồ kính yêu

Thứ hai - 26/10/2020 04:43 585 0
Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Người là niềm tự hào của người xứ Nghệ, là nhà cách mạng ưu tú nhất của mảnh đất ngoan cường này, dẫu rằng Ngwòi chỉ khiên tốn nhận mình là “Người con quê hương”.
Xa quê bao nhiêu năm, buôn ba khắp năm châu, tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, thông thạo nhiều thứ tiếng, nhiều phong tục khác nhau song trong Bác vẫn in đậm những nét dáng, những thói quen, những phẩm chất tốt đẹp quen thuộc của con người xứ Nghệ, những phẩm chất được đào luyện từ vùng quê Nghệ An. Mặc dầu “Quê hương nghĩa trọng tình cao” nhưng từ khi xa quê đến khi về gặp “cụ Các Mác, cụ Lê nin”, quê hương chỉ được đón Bác hai lần về thăm. Tình yêu quê hương của Bác Hồ vô cùng sâu nặng như tấm lòng thành kính cảu người dân xứ Nghệ đối với Người. Đã là ngươi xứ Nghệ, dù có đi đau hay sinh sống trên mảnh đất quê hương, không ai không tự cho mình một niềm tự hào la “người quê Bác”, “Xứ Nghệ có Bác Hồ”.
Đã rất lâu, kể từ khi Bác mất, nhân dân Nghệ An luôn khát khao mơ ước được dựng tượng đài Bác trên quê hương mình ngày ngày con cháu ngắm nhìn Bác, được gần hơn với Bác, để sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương bác. Xứ Nghệ quê Bác còn nghèo, tuy vậy, ngay từ nhiệm kỳ khóa XIV, tỉnh ủy Nghệ An đã quan tâm và bàn về nguyện vọng tha thiết của toàn Đảng bộ và nhân dân. Năm 1997, nhân dịp tổng bí thư Lê Khả Phiêu về làm việc tại Nghệ An, Ban Thường vụ Tnh ủy đã đề đạt nguyện vọng với Bộ Chính trị, cho phép Nghệ An được xây dựng tượng Bác trên quê hương. Nguyện vọng đó của Đảng bộ và nhân dân Nghệ An đã được Bộ Chính trị phê chuẩn. Ngày 17/5/1997, Nghị quyết 05-NQ/TU đã quyết định chọn thành phố Vinh làm địa điểm xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh.
Trong đề nghị của Tỉnh ủy  chỉ xin phép xây dựng tượng Bác ở quy mô vừa phải, dừng lại ở cấp tỉnh. Tuy nhiên sau khi thảo luận, Bộ chính trị đã cho phép xây dựng một “công trình văn hóa có tầm cỡ quốc gia, là một tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, đặt ở vị trí trang trọng, tài hoa, thể hiện được tấm lòng kính yêu của nhân dân Nghệ An và nhân dân cả nước đối với vị lãnh tụ vĩ đại của cả dân tộc”.
Trải qua 3 năm lựa chọn phác thảo và địa điểm xây dựng và 3 năm nữa để xây dựng, ngày 19/5/2003, tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã cắt băng khánh thành Tượng đài Bác Hồ nhân chào mừng dinh nhật lần thứ 113 của Người. So với các công trình tượng đài trong cả nước, Tượng đài Bác Hồ ở Thành Vinh là tượng đài đẹp nhất, có kích thước lớn nhất bà được đặt ở trong tổng thể khuôn viên cũng lớn nhất nước ta.
Tượng đài Bác Hồ được nhà điêu khắc Đỗ Như Cẩn thiết kế dựa theo tứ trong bức ảnh của cố Nghệ Sỹ văn đồng chụp trong Bác về thăm quê thứ hai. Tượng Bác cao 18 m (kể cả đế và bệ) được ghép từ 32 phiến đá Granit Bình Định. Tượng đài dược thể hiện hết sức có hồn, sinh động và gần gũi. Vẫn bộ quần áo ka ki bốn túi, vẫn đôi dép cao su quen thuộc, vẫn dáng vẻ thanh tao... Bức tượng làm ta có cảm giác như Người đang bước đi giữa nhân dân quê nhà, tay đút túi áo, ánh mắt nhìn trìu mến thân thương, trong ánh mắt ấy chứa chan niềm vui mừng bùi ngùi xúc động khi trở về thăm quê sau bao nhiêu năm xa cách.
Phí sau tượng đài là Núi Chung mô phỏng. Đây là công trình phát sinh trong quá trình lất ý kiến đóng góp của nhân dân và xây dựng tượng đài. Núi dược xây dựng với ý nghĩa nơi đây đã nuôi dưỡng tuổi thơ của Người, nơi người lớn lến với bao kỷ niệm thời thơ ấy, nơi người cùng bạn bè chơi kéo co, thả diều,... Núi được xây dựng hình vòng cung tựa như vòng tay quê hương ôm ấp che chở Bác trong suốt quãng đời hoạt động xa quê và núi cũng là nền, là điểm tựa cho tượng đài thêm hoành tráng. Đất để tạo nên Núi Chung được lấy từ Núi Dơi (Nam Giang) gần nơi có phần mộ thân mẫu Bác – cụ Hoàng Thị Loan. Trên núi Chung, hàng ngàn cây quý được đưa từ mọi miền đất nước về đây trồng lưu niệm với ý nghĩa “cháu con cùng về bên Người”. Quảng trường Hồ Chí Minh với quy mô rộng chừng 11 ha với nhiều hạng mục công trình như: Lễ đài, đường hành lễ, sân khấu lễ, sân hành lễ, hồ Elip với đài phun nước nhạc màu hiện đại...
Kể từ khi đi vào hoạt động, quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh đã trở thành điểm văn hóa của tỉnh Nghệ An, là nơi tổ chức các sự kiện trọng đại, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động văn hóa... Đây là địa điểm đông đúc nhất, thu hút được lượng khách du lịch và nhân dân viếng thăm nhiều nhất trong toàn Thành phố Vinh. Trên thực tế, nhân dân đến đây không phải chỉ để tham quan Quảng Trường, mà mục đích đầu tiên là đến thăm viếng Bác Hồ. Họ đến Quảng trường vì ở đây có Bác. Mặc dầu Ngwòi đã đi song tình cảm của nhân dân Nghệ An với Bác vẫn rất sâu nặng nghĩa tình và cảm động.
Khi từ biệt thế giới này, Bác “để lại muôn vàn tình thương yêu cho toàn Đảng, toan dân, cho toàn thể bộ đội, các cháu thiếu niên và nhi đồng...”. Chính sự vĩ đại và giản dị của Bác đã đi vào lòng người Việt Nam nói chung và người Nghệ An nói riêng, biến thành niềm tôn kính, sự ngưỡng vọng và kể từ khi Bác mất nó đã được chuyển vào sự tín ngưỡng, đi vào đời sống tâm linh của mọi thế hệ nhân dân. Họ tôn vinh Bác trờ thành một vị thánh hiển linh của dân tộc song cũng thân thương trìu mến như người thân trong gia đình. Lịch sử hình thành Quảng trường và Tượng đài Hồ Chí Minh bắt đầu từ nguyện vọng của nhân dân. Hiện nay, đông đảo nhân dân viếng thăm Quảng trường và tượng đài thường xuyên cũng vì lẽ đó. Điều ấy xuất phát từ nhu cầu biểu thị tình cảm chân thành cảu mình đối với Bác Hồ và đặc biệt hơn nữa nó phát triển thành nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân. Ông Phan Xuân Ngũ – Trưởng ban quản lý Quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh kể lại rằng, hai lần Bác về thăm quê không thể thỏa lòng mong nhớ của nhân dân đối với Người, không thể bù đắp những tình cảm chứa chan cảu nhân dân đối với Người. Khi Tượng đài chưa hoàn thành, có cụ già chừng 70 tuổi đi ở tư thế quỳ từ dường hành lễ đến trước Tượng đài Bác, vừa quỳ, nước mắt vừa rưng rưng xúc động như thể gặp mặt người thân trong gia đình mình sau nhiều năm xa cách. Hay có cụ già khác khi tới thăm tượng đài cứ nằng nặc đòi gặp được các chú ở ban quản lý để hỏi một điều rất giản dị, mộc mạc, chân thành và cảm động “vì răng các chú không xây nhà cho Bác ở mà để Bác đứng giữa trời rứa?”. Các cháu bé tuổi còn rất nhỏ, được sinh ra khi Bác không còn nữa nhưng khi được bố mẹ cho đến thăm Quảng trường và tượng đài vẫn luôn bi bô gọi Bác Hồ, Bác Hồ của cháu. Những người đi tập thể dục buổi sáng và buổi tối ở Quảng trường vẫn thường xuyên đến trước tượng đài Bác cúi đầu và vái ba vái khi mới đến và khi sắp sửa ra về. Tăng ni, phật tử, ngày sóc, vọng vẫn mang hoa tới đây dâng Bác. Ngày đám cưới là ngày hạnh phúc nhất của đời người, nhiều đôi trai gái bẫn dành thời gian trước khi cử hành hôn lễ để cùng nhau tới những gì Bác đã làm cho đất nước, cho cuộc sông của họ, mong muốn chia ơn tới những gì Bác đã làm cho đất nước, cho cuộc sống của họ, mong muốn chia sẻ niềm hạnh phúc lớn lao đối với Bác và mong Bác chứng kiến, phù hộ cho họ một cuộc sống hạnh phúc bền vững. Các cơ quan đoàn thể, các cháu thiếu niên nhi đồng hằng năm vẫn tới đây dâng hoa báo cáo công với Bác. Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm Quảng trường Hồ Chí Minh đón tiếp khoảng gần 5000 đoàn khách có tổ chức cùng hàng triệu đồng bào nhân dân từ mọi miền đất nước và trong tỉnh viếng thăm người.
Rõ ràng, trong suy nghĩ của nhân dân, Bác trở thành chỗ dựa về mặt tinh thần, anh linh người vẫn ở đây, tiếp sức cho họ nghị lực và niềm tin, vẫn theo dõi cháu con sông chiến đấu, lao động và học tập. Từ tình cảm sâu nặng, tha thiết của nhân dân đối với Bác đã chuyển thành tín ngưỡng, đi vào thế giới  tâm linh của mỗi con người. Điều đó có tác động hết sức tích cực đối với đời sống  tình came suy gnhĩ và hành động của các thế hệ nhân dân, có tác dụng lớn đối với việc giáo dục tư tưởng chính trị, sự hướng thiện, lòng tôn kính đối với lãnh tụ, với sự nghiệp đấu tranh giải đất nước cũng như góp phần tạo mảnh đất màu mỡ để hình thành nên những nhân cách, lý tưởng và những tình cảm tốt đẹp của con người. Nhân dân tin rằng, Bác Hồ là một vị thánh của dân tộc, họ thần thánh hóa Bác Hồ, bởi vậy khi tới đây họ có cảm giác che chở, yên bình, tìm được cảm xúc thanh thản sau những ngày lao động vất vả. Từ những suy nghĩ đậm tính tâm linh đó, họ tin rằng, Bác chứng kiến và dõi theo tất cả những việc họ làm, bởi vậy, nó có tác dụng mạnh mẽ trong việc giáo dục, noi gương Người, hướng con người tới những giá trị chân, thiện, mỹ đầy tính nhân văn.
Những tình cảm khác thường song rất đối tự nhiên mà nhân dân quê hương dành cho Bác đã thể hiện vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong đời sống tình cảm, tinh thần của nhân dân Nghệ An. Đồng thời, nó cũng thể hiện vai trò của công trình Quảng trường – Tượng đài Hồ Chí Minh trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tình cảm và lối sống đối với đông đảo các thế hệ nhân dân. Hệ quả giáo dục đó đối với xã hội là không nhỏ. Để kết lại, người viết xin trích lại lời hứa với Bác của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết kho đồng chí tới Nghệ An viếng Người tại Quảng trường vào ngày 22/7/2006, đây cũng là lới hứa từ tận đáu lòng của nhân dân xứ Nghệ: “chúng con nguyện tiếp tục con đường mà Bác và Đảng đã chọn dù phải vượt qua bao nhiêu gian lao thử thách nhưng nhất định sẽ giành được thắng lợi”.
 

Tác giả bài viết: Tôn Nữ Hải Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây