HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CANH NÔNG TRONG PHÁT TRIỂN NỔNG NGHIỆP Ở NGHỆ AN

Thứ hai - 29/06/2020 05:03 532 0
Xu thế phát triển nông nghiệp thời gian tới là làm sao để tăng được giá trị sản xuất, sản phẩm phải chế biến sâu và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm do đó các cụm từ như: Nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ,...đang được ngành nông nghiệp và các địa phương tích cực triển khai. Bên cạnh đó thời gian gần đây thì nhiều địa phương, nhiều nhà vườn, người nông dân đang có hướng đi mới đó là phát triển các mô hình nông nghiệp gắn với điểm tham quan du lịch, thưởng thức sản phẩm tại vườn và mua bán sản phẩm an toàn tươi sống tại chỗ cho người tiêu dùng.
Với lợi thế đất đai rộng thích hợp với nhiều loại cây trồng và chăn nuôi. Nông nghiệp Nghệ An có tiền năng lớn để phát triển nông nghiệp đi theo hướng gắn với du lịch tham quan. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi muốn nêu một số vẫn đề mang tính gợi mở cung cấp thông tin để mọi người tham khảo.
1: Một số điểm “du lịch canh nông” hiện nay ở Nghệ An.
- Đảo chè huyện Thanh Chương: Đảo chè thuộc xã Thanh An, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Tại đây, có khoảng 180 hộ dân trồng chè với diện tích khoảng 420 ha. Đảo chè được bao phủ bởi đập Cây Cau nước trong xanh tạo nên một phong cảnh vô cùng thoáng mát. Theo dòng nước đập Cây Cau, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ những đồi chè thiết kế thoai thoải hay những luống chè được canh tác theo hình cánh cung vô cùng đẹp mắt. Đến tham quan đảo chè, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên và thích thú bởi cảnh sắc "non xanh nước biếc như tranh họa đồ" mà còn bởi phong cảnh yên bình, thơ mộng. Du khách cũng sẽ được chiêm ngưỡng những đồi chè hay ốc đảo chè trải dài xanh mướt đến tận cuối trời mang đến một cảm giác nhẹ nhàng, khiến ta muốn thả hồn theo sắc màu thiên nhiên.
- Cánh đồng hoa Nghĩa Đàn:
+ Cánh đồng hoa hướng dương nằm ở nông trường 19/5, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An, nằm ngay sát đường Hồ Chí Minh. Khi cánh đồng hoa bạt ngàn nở rộ, nơi đây lại trở thành điểm dừng chân thú vị cho du khách mong muốn được khám phá vẻ đẹp rạng rỡ, thuần khiết của hoa mặt trời, ngỡ thấy sức sống kỳ diệu của loài hoa này mà người ta thường chỉ có những hình dung trong các câu chuyện cổ tích, hay ở những miền đất xa lạ nào đó. Nay ở ngay tại miền Trung nắng gió quý khách đã có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp đặc sắc của biển hoa mặt trời.
+ Hoa Cánh Bướm, Túy Điệp,.. Tại xã Nghĩa Long cách đường mòn Hồ chí Minh khoảng 500m. Thời điểm hoa nở trùng với dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 cũng là điểm thu hút mê hoặc du khách tìm đến vãn cảnh, chụp hình.
- Hoa tam giác mạch, hoa cánh bướm Thị Xã Thái Hòa: Tại xã Đông Hiếu (thị xã Thái Hòa) cách đường Hồ Chí Minh 500m sẽ nở rộ để đón khách du lịch vào tháng 11 tháng 12 dương lịch, cũng là điểm thu hút hàng ngàn du khách đến vãn cảnh, chụp hình khi mùa hoa nở.
- Vườn cam huyện Con Cuông: Điển hình là mô hình phát triển du lịch cộng đồng gắn liền với chuỗi sản xuất các sản phẩm từ trái cam tại bản Pha, xã Yên Khê;  Mô hình ở thôn Tân Lập, xã Bồng Khê,…là điểm thu hút du khách trải nghiệm thăm thưởng thức chất lượng Cam và tăng cường công tác quản bá sản phẩm cho sản xuất nông nghiệp.
2. Tiềm năng lợi thế:
          Nghệ An là tỉnh sản xuất nông nghiệp lớn, có nhiều vùng miền đa dạng về cây con nên có rất nhiều sản phẩm đây là lợi thế lớn của Tỉnh để thúc đẩy loại hình phát triển “Du lịch canh nông’. Có thể phân chia theo vùng sau: 
- Vùng Thành Phố Vinh và phụ cận (Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Cửa Lò): Đã có các làng nghề Hoa cây cảnh Nghi Ân, Nghi Liên, vùng nuôi tôm Hưng Hòa, sản xuất Nấm ở Hưng Lộc, khai thác chế biến thủy sản ở TX Cửa Lò, Vùng sản xuất rau ở Nghi Liên, Nghi Kim, Nghi Long, Mô hình trồng Hoa ở Hưng Long, Hưng Xá, Chanh, Rươi, Dê leo núi, các trang trại chăn nuôi,…nếu được hoạch định, kết nối tốt giữa địa phương và có sự đầu tư bài bản thì sẽ tạo ra các điểm tham quan thú vị cho du khách khi đến Nghệ An, đặc biệt là du khách về tắm biển Cửa Lò, thăm Thành Phố Vinh, các nhà trường, cơ quan đơn vị muốn trải nghiệm thưởng thức sản phẩm tại thực tế nhà vườn, trang trại chăn nuôi,…
- Vùng Huyện Nam Đàn: Quê hương chủ tịch Hồ Chi Minh có Khu di tích Kim Liên, Đền thờ Vua Mai, Chùa Đại Tuệ,…quanh năm đều có du khách đến thăm. Vùng này có Cây Sen gắn với làng Sen quê nội Bác Hồ và cây sen cũng được trồng ở nhiều xã khác trong huyện, gần đây đã có dự án phát triển sản phẩm Trà Sen bước đầu được khách hàng ưa thích. Vùng này có nhiều đồi núi với những cây tự nhiên bản địa như Sim, mua, lau,...Cây ăn quả “Hồng ngâm, Mít, chuối, chanh, ổi,…” cây ăn củ “các loại khoai, sắn,…” Các loại rau “hoa thiên lý,…), Tương Nam Đàn, Giò me,…nổi tiếng là những sản phẩm nông nghiệp được mọi người yêu thích nếu được hoạch định, đầu tư, kết nối tốt sẽ tạo thêm điểm đến cho du khách tham quan trải nghiệm viễn cảnh, chụp hình, thưởng thức sản phẩm,…
- Vùng huyện Thanh Chương + Đô Lương: Điểm chính là khu di tích Truông Bồn, các đền thờ,…Có Đảo chè Thanh Chương là điểm thu hút du khach đến thăm lâu nay. Vùng này nổi tiếng bởi các sản phẩm nông nghiệp như: Gà chỉ, Trám Đen, Cam, Cá Mát sông giăng, Nhút Thanh Chương, Bánh đa Đô Lương,…là những lợi thế lớn để vùng này phát triển mạnh loại hình “du lịch canh nông”  trong thời gian tới.
- Vùng huyện Con Cuông + Anh Sơn + Tân Kỳ: Nổi tiếng bởi cảnh đẹp của núi rừng khe suối, văn hóa dân bản thiểu số, Vườn Quốc Gia Phú Mát,…Nông nghiệp có Cây Chè gắn với nhà máy chế biến, cây mía gắn với nhà máy sản xuất, cây Cam, nhút, cá mát, gà đi bộ, thổ cẩm, mây tre đan,...Nếu được đầu tư hợp lý sẽ tạo thêm nhiều sản phẩm phục vụ cho khách khi về thăm vùng này.
- Vùng huyện Tương Dương + Kỳ Sơn: Có Chè San Tuyết, Mận, Chanh Leo, xoài, các sản phẩm gắn với núi rừng, Lợn nít, gà đi bộ, cá khe, Lúa + Nếp địa phương, Tỏi, Cây dược liệu, Rừng Sang Lẻ,…Là lợi thế để phát triển loại hình “Du lịch canh nông” trong thời gian tới.
- Vùng huyện Diễn Châu + Quỳnh Lưu + Yên Thành, TX Hoàng Mai: Có bãi tắm Diễn Thành, Quỳnh Phương, Đền miếu,….Là vùng đồng bằng ven biển có diện tích lớn cho sản xuất lúa, Lạc, Rau màu,…Có sản xuất nấm Rơm, trồng Nghệ, Cam Yên Thành nổi tiếng, Hoa cây cảnh, nuôi Hươu, Nuôi Tôm, chế biến Nước Mắm, Đánh bắt hải sản, Các Hồ nước thủy lợi,…là tiềm năng lớn để phát triển trong thời gian tới.
- Vùng TX Thái Hòa, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp: Là vùng đất đỏ ba gian trù phú cho sản xuất các cây ăn quả như: Cam, Bưởi, Ổi, Bơ,…cây công nghiệp như Mía, Cao Su, Cà Phê,…Gần đây có sự đầu tư lớn của Tập đoàn TH với trang trại Bò sữa lớn nhất Châu Á cho ra nhiều sản phẩm sữa phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Tập đoàn TH đầu tư vùng sản xuất rau an toàn có thương hiệu FVF; Là vùng trồng Hoa Hướng Dương, Hoa Tam giác Mạch, Hoa Cánh Bướm,…thu hút hàng vạn khách thăm quan trong thời gian vừa qua,…Ngoài ra hệ thống sông, hồ, đập thủy lợi như: Sông Sào, đập Khe Đá,…cũng rất đẹp cho du khách viễn cảnh,… 
- Vùng Quỳ Châu, Quế Phong: Nổi tiếng với điểm du lịch Thác Sao Va, Hang Bua,…Các sản phẩm nông nghiệp có Vịt bầu, Hương trầm Quỳ Châu, Chanh Leo Quế Phong, các sản phẩm từ rừng, gạo bản địa, nếp cẩm, cây dược liệu,…là tiền năng lớn phục vụ du khách khi về thăm vùng này.
3. Hướng phát triển thời gian tới:
Với tiềm năng lợi thế nêu trên chúng ta chưa hy vọng trong thời gian ngắn cùng một lúc có thể khai thác hết tất cả các vùng cũng như các sản phẩm, chúng ta cần phải có cách nhìn tổng thể cho trước mắt cũng như lâu dài để từ đó tập trung đầu tư.
- Đối với sản xuất Hoa cây cảnh:
+ Vùng Hoa đã có (Hoa Hướng Dương, Hoa Tam giác mạch, Hoa Cánh Bướm,…ở Thái Hòa, Nghĩa Đàn, Hưng Nguyên,…) cần được duy trì và phải mở rộng thêm về diện tích, đặc biệt đầu tư thêm nhiều thứ khác để du khách thỏa mãn về ngắn cảnh, chụp hình, nghỉ ngơi, thưởng thức sản phẩm từ nông nghiệp vùng này và của tập đoàn TH,…Và cũng cần nghiêm cứu thử nghiệm mở rộng thêm các ở các vùng khác đã có điểm du lịch để có thêm sản phẩm cho du khách tham quan;
+ Vùng sản xuất hoa cây cảnh Nghi Ân (TP Vinh), Nghi Liên(Nghi Lộc),…Lựa chọn một số nhà vườn có tiềm năng để liên kết đầu tư làm điểm nhấn đủ hấp dẫn như “Vườn lan, vườn cúc,…” cho du khách tham quan trong tổng thể của vùng sản xuất và mua bán sản phẩm hoa, cây cảnh tại chỗ,…
+ Nghiên cứu phát triển mở rộng vùng Hoa Sen ở huyện Nam Đàn (hiện đã có SP Trà Sen quê Bác,…) và Các loài hoa bản địa như: Hoa Sim, Mua, Lau,…Thành đồi lớn để du khách tham quan ngắm cảnh chụp hình,… 
- Đối với sản xuất Lúa, cây rau màu:
+ Đầu tư phát triển thương hiệu gạo “Xứ Nghệ” với các loại gạo chất lượng cao, gạo + nếp bản địa từ các vùng quê, các sản phẩm chế biến từ cây lúa (như công ty NTHH KHCN Vĩnh Hòa đang làm). Bên cạnh kết hợp xây dựng vùng sản xuất tập trung “cánh đồng lớn” cho sản xuất một vài giống có chất lượng cao và hình thành các đề mô sản xuất lúa với hình tượng như “bản đồ Việt Nam, Cờ Tổ Quốc,…(công ty NTHH KHCN Vĩnh Hòa đã làm);
+ Vùng sản xuất rau màu: Cũng cần đầu tư khu sản xuất có điểm nhấn, nhất là sản xuất rau hưu cơ, rau công nghệ cao trong nhà lưới, rau an an toàn ngoài đồng,…đồng thời phải xây dựng được thương hiệu rau cũng như tăng cường chế biến sản phẩm,…từ đó kết nối các nhà hàng, điểm trưng bày giới thiệu mua bán sản phẩm,…
- Đối với các vùng có sản xuất Chè, Mía, Dứa, Chanh Leo, cây ăn quả khác: Nhà nước cùng các Công ty, nhà máy cần lựa chọn những nhà vườn, hộ gia đình, khu sản xuất thuận lợi đường giao thông, có vị trí đẹp để đầu tư sản xuất bài bản tạo điểm nhấn hấp dẫn làm nơi dừng chân tham quan cho du khách trong tổng thể sản xuất chung. Đặc biệt là phải đầu tư công nghệ để chế biến sâu ra nhiều sản phẩm phục vụ nhu cầu đa dạng cho du khách gắn với xây dựng các nhà hàng, điểm bán trưng bày giới thiệu sản phẩm cho du khách thưởng thức và mua bán,…và gắn với tham quan nahf máy sản xuất,…
- Đối với các sản phẩm từ chăn nuôi: Xây dựng những trang trại chăn nuôi bài bản, sạch sẽ,…(trang trại Bò sữa của tập đoàn TH,…) làm điểm tham quan, đặc biệt là đầu tư công nghệ chế biến ra nhiều sản phẩm có thương hiệu, có sự khác biệt gắn với đặc điểm sản phẩm riêng của các vùng miền (đặc sản riêng) từ đó xây dựng chuối nhà hàng gắn với các điểm du lịch để phục vụ du khách khi đến thăm thưởng thức ẩm thực đặc sản vùng quê, mua về làm quà,…
- Đối với các sản phẩm khác: Cũng phải đầu tư tổ chức sản xuất, khai thác, làm thương hiệu một cách bài bản, cụ thể gắn kết tốt với các điểm du lịch trong tổng thể chung thì sẽ phát huy được hiệu quả, nâng cao được giá trị.
Tóm lại: Lợi thế thì đã có nhưng do còn manh mún, nhỏ lẻ, tự phát, chưa kết nối tốt, sản phẩn chế biến chưa sâu,…do đó chúng ta cần đánh giá đúng để hoạch định đầu tư sản xuất, chế biến bài bản cho từng vùng, cho từng sản phẩm và có sự kết nối tốt giữa người sản xuất và người làm du lịch trong tổng thể chung làm sao khi khách về mỗi điểm du lịch Nghệ An đều được thỏa mãn “Tham quan, ngắm cảnh, chụp hình, nghỉ ngơi, thưởng thức ẩm thực sản phẩm bản địa và mua bán làm quà,…” để du khách lưu lại thời gian lâu và tiêu càng nhiều tiền./.

Tác giả bài viết: Nguyễn Đình Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây