Nghệ An: Triển khai 08 nhóm giải pháp để phát triển nuôi thủy sản đặc sản

Thứ tư - 01/02/2023 04:32 1.070 0
Những năm gần đây, Nuôi trồng thủy sản Nghệ An không ngừng phát triển cả về hình thức nuôi và đối tượng nuôi, đặc biệt là việc đem vào nuôi nhiều đối tượng mới có giá trị kinh tế cao như: Cá chình, lăng, leo, trắm đen, cá vược, lươn đồng...bước đầu cho hiệu quả cao
Nhằm hướng tới mục tiêu Khai thác tiềm năng, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, diện tích mặt nước ao hồ, sông, suối, hồ đập (thủy lợi, thủy điện); phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái của mỗi vùng miền, địa phương, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ nuôi tiên tiến vào sản xuất. Đa dạng hóa các loài nuôi có giá trị kinh tế cao, nhằm nâng cao năng suất, sản lượng và giá trị sản xuất hàng hóa. Giải quyết vấn đề thị trường, chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm; xây dựng thương hiệu gắn với nhận diện sản phẩm thủy sản đặc sản, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái và xây dựng nông thôn mới.
Mà cụ thể là Phấn đấu đến năm 2025 đạt: Giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa đạt khoảng 530-550 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2020-2025 đạt 21,4-22,2%/năm, chiếm 12,3- 12,5% tỷ trọng GTSX ngành NTTS; Làm chủ công nghệ và chủ động sản xuất được con giống thủy sản đặc sản nội địa là 10,5-11,0 triệu con, trong đó: cá giống là 4,4-4,6 triệu con (cá Lăng 1,9-2,0 triệu con, cá Leo 1,4-1,5 triệu con, cá Trắm đen 0,5-0,6 triệu con, cá Vược 0,18-0,2 triệu con); Lươn đồng là 6,0-7,0 triệu con; cung cấp cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa khoảng 160ha, 1.200 lồng và nuôi bể 30.000m2; sản lượng đạt khoảng 4.900-5.000 tấn. Trong đó: Nuôi ao hồ khoảng 160ha, sản lượng đạt 2.000-2.050 tấn. Nuôi lồng trên sông, hồ đập khoảng 1.200 lồng (100% lồng công nghệ cao) với thể tích 60.000- 65.000m(50-100m3/lồng); sản lượng đạt 2.313-2.350 tấn. Nuôi trong bể diện tích khoảng 30.000m2, sản lượng đạt 500-550 tấn. Tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động thường xuyên và thời vụ, dịch vụ cung ứng phục vụ nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa và có 100% các tổ chức, hộ gia đình tham gia nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa được tham gia các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức cơ bản về nuôi các đối tượng thủy sản đặc sản nội địa.
Để đạt được mục tiêu trên Nghệ An cũng đã đưa ra một số giải pháp cụ thể:
Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ: Hoàn thiện các quy trình sản xuất giống, nghiên cứu và nhập công nghệ sản xuất giống cá Chình, cá Lăng, tạo ra những con giống có năng suất, chất lượng cao, tạo sản phẩm hàng hóa. Các đơn vị sản xuất giống cấp 1, cấp 2 cần tập trung sản xuất đủ giống các đối tượng thủy sản đặc sản nội địa, phải đảm bảo về chất lượng, kích cỡ phù hợp với nuôi trong ao, nuôi lồng và nuôi bể. Mở rộng quy mô các trại sản xuất giống cấp 1 và nâng cấp các trại sản xuất giống cấp 2 tại các vùng nuôi cá có quy mô lớn, tập trung, để cung cấp nguồn giống tại chỗ cho người nuôi. Tiếp tục nghiên cứu, sản xuất và chuyển giao công nghệ các đối tượng có giá trị kinh tế như cá Lăng, cá Leo, Lươn đồng,… nhằm đáp ứng nhu cầu thả nuôi cho người dân. Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất giống trong tỉnh cần có sự liên kết với các Viện nghiên cứu, các doanh nghiệp sản xuất giống có uy tín, nhằm đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi.
Tăng cường chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong NTTS đặc sản; tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng về công nghệ nuôi giống mới và sử dụng thức ăn công nghiệp, bảo vệ môi trường, phòng ngừa dịch bệnh; tập trung đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho người nuôi, hàng năm mở các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật tới hộ dân.
Đối với nuôi ao hồ: Đẩy mạnh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình kỹ thuật nuôi VietGAP; chấp hành NTTS đặc sản nội địa theo chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và PTNT để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm. Không sử dụng các loại kháng sinh bị cấm, hạn chế sử dụng hóa chất ở tất cả các phương thức nuôi và các khâu trong chuỗi sản xuất, lưu thông sản phẩm.
Đối với nuôi cá lồng: Áp dụng quy trình công nghệ nuôi lồng Na Uy (lồng HDPE), Nhuộm lưới chống bám bẩn, làm mái che giảm nhiệt độ, lắp đặt hệ thống quan trắc tự động mặt nước.
 Nuôi bể: Sử dụng công nghệ nuôi ít thay nước, sử dùng hệ thống lọc tuần hoàn, nhằm tái sử dụng nguồn nước, bổ sung chế phẩm sinh học,…và hạn chế sử dụng thức ăn tươi sống.
Về áp dụng khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ: Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ, để hạ giá thành sản phẩm; phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa thành sản phẩm hàng hóa, đạt giá trị cao, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, xử lý môi trường ao nuôi, lồng nuôiphòng trừ dịch bệnhcông nghệ sản xuất thức ăn và các sản phẩm xử lýcải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản. Tổng kết và nhân rộng các mô hình tiên tiến như cá Chình, cá Lăng, Lươn đồng,... Tăng cường công tác đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, để trang bị kiến thức cơ bản cho người dân về kỹ thuật quản lý ao nuôi, lồng nuôi và bể nuôi.  Ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ về sản xuất giống sạch bệnh, chất lượng cao, nhằm chủ động con giống cho người nuôi trong tỉnh. Xã hội hóa công tác sản xuất giống thủy sản, khuyến khích các thành phần kinh tế nghiên cứu phát triển, ứng dụng công nghệ mới.
Giải pháp về quản lý chất lượng sản phẩmTăng cường công tác kiểm tra, giám sát, phân tích, đánh giá kịp thời về vệ sinh, an toàn thực phẩm đối với từng đối tượng, từng vùng nuôi. Hàng năm, xây dựng kế hoạch, kiểm tra dư lượng hóa chất, tạp chất đối với sản phẩm đặc sản nội địa (cá Lăng, cá Leo, cá Chình, cá Trắm đen, cá Vược, Lươn đồng,...) trên thị trường. Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn liên quan đến Chương trình kiểm soát VSATTP cho cán bộ quản lý và người nuôi trên địa bàn các huyện, thị. Tăng cường phối hợp triển khai sâu, rộng công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về ATTP đối với người nuôi, thu mua và chế biến, nhằm nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và làm thay đổi thói quen, tập quán sử dụng thực phẩm không an toàn của người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp về thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu: Tập trung liên kết sản xuất đặc biệt là kêu gọi thu hút doanh nghiệp lớn đầu tư vào sản xuất, bao tiêu sản phẩm, để mở rộng thị trường tiêu thụ. Xây dựng Website giao giới thiệu bán sản phẩm, xúc tiến thị trường; lồng ghép các Chương trình thương mại khác của tỉnh để quảng cáo sản phẩm, qua đó góp phần từng bước mở rộng giao dịch, mở rộng thị trường. Tập trung khai thác hiệu quả thị trường nội địa: nhà hàng, khách sạn, siêu thị, chợ..., đồng thời liên kết, mở rộng thị trường ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Khai thác thị trường gắn với du lịch canh nông. Thu hút các doanh nghiệp tham gia liên kết vào chuỗi giá trị sản xuất NTTS đặc sản thông qua các khâu: Nuôi trồng - chế biến, bảo quản tươi sống - thị trường tiêu thụ sản phẩm. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu, chỉ dẫn địa lý các sản phẩm thủy sản đặc sản như: Lươn (Yên Thành), cá Lăng, cá Chình (Tương Dương, Con Cuông).
Giải pháp về vốn đầu tưHuy động các nguồn vốn: Vốn ngân sách nhà nước, vốn doanh nghiệp, vốn tự có của nhân dân. Vận dụng và triển khai kịp thời, hợp lý các mô hình sản xuất, có liên quan đến lĩnh vực thủy sảnđể tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa.
Giải pháp về nguồn nhân lực: Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa có trình độ chuyên môn cao, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa tại các địa phương. Tổ chức đào tạo cho người dân nuôi trồng thủy đặc sản nội địa các kiến thức về quy trình kỹ thuật nuôi, công tác chăm sóc và phòng bệnh, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức quản lý cộng đồng, quản lý sản xuấtkinh doanh, bảo quản và xử lý làm sạch sản phẩm. Đồng thời, tuyên truyền những kiến thức về bảo tồn nguồn lợi và bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực và trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành, gắn với đào tạo bồi dưỡng các cán bộ chuyên môn như: khuyến ngư, sản xuất giống,... Tạo điều kiện cho người dân tham quan, học tập các quy trình, công trình nuôi ở các tỉnh bạn, để học tập những kinh nghiệm trong công tác đầu tư, chăm sóc và quản lý để về áp dụng tại địa phương, nhằm thúc đẩy sự phát triển sản xuất thủy sản đặc sản nội địa.
 Giải pháp về cơ chế, chính sách: Giảm các thủ tục hành chính trong giao đất, cho thuê mặt nước nuôi trồng thuỷ sản đối với các tổ chức, cá nhân; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh; Nghị Quyết số 14/2017/NQ-HĐND ngày 20/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh nghệ An về một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 15/2018/QĐ-UBND ngày 30/3/2018 của UBND tỉnh Ban hành quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 48/2017/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc Quy định chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Nghệ An; Quyết định số 04/2019/QĐ-UBND ngày 19/2/2019 của UBND tỉnh Nghệ An về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 48/QĐ-UBND ngày 05/6/2017 của UBND tỉnh Nghệ An về việc hỗ trợ sản xuất nông nghiệp vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh; Tiếp tục nghiên cứu bổ sung các chính sách hỗ trợ kinh phí nâng cấp trại sản xuất giống, hỗ trợ mô hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm Lươn đồng trong bể như chính sách hỗ trợ xây dựng lồng bè nuôi cá. Chính sách về tín dụng: Thực hiện Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Giải pháp bảo vệ môi trườngCác tổ chức, cá nhân tham gia nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa, phải thực hiện đúng các quy định của Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH 13 ngày 23/6/2014; Nghị định số 35/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và cần tuân thủ tốt các quy định về phòng ngừa và quản lý môi trường của ngành thủy sản. Tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn các cơ sở nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa tuân theo quy định về bảo vệ môi trường, đảm bảo phù hợp với quy hoạch NTTS trên địa bàn. Chú trọng đến công tác quy hoạch, rà soát định kỳ số lượng lồng nuôi trên địa bàn, tránh tình trạng nuôi cá lồng tự phát, thiếu quy hoạch. Giãn đúng khoảng cách giữa các lồng, quy định cụ thể về khoảng cách tối thiểu giữa các giàn bè nuôi phải từ 15-20m, đảm bảo tốc độ dòng chảy, tránh làm ô nhiễm nguồn nước. Thường xuyên quan trắc môi trường nước ở những vùng, vị trí lấy nước theo quy định để phân tích, có những cảnh báo về rủi ro dịch bệnh, thu thập đầy đủ thông tin về chất lượng nước, kịp thời có các khuyến cáo giúp người nuôi thực hiện tốt việc sản xuất và bảo vệ môi trường. Ngoài ra, cần hướng dẫn, vận động các hộ nuôi áp dụng đúng quy trình nuôi; thay đổi tư duy sản xuất từ kinh nghiệm sang ứng dụng khoa học kỹ thuật. Người nuôi có sự đồng thuận trong tổ chức sản xuất, áp dụng các biện pháp khoa học để quản lý môi trường nuôi, thực hiện các công nghệ nuôi sạch, an toàn về môi trường và dịch bệnh góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường, tạo sản phẩm sạch có giá trị cao, góp phần giảm thiểu thiệt hại do dịch bệnh xảy ra. Bố trí ao nuôi, vị trí đặt lồng, bể nuôi, cơ cấu đàn cá nuôi, đối tượng nuôi và mật độ phù hợp với đặc điểm của từng loại thủy vực, để tránh hiện tượng ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thuỷ sản đặc sản và đảm bảo được khả năng tự làm sạch của thuỷ vực.
Giải pháp về tổ chức sản xuấtTổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm từ cung cấp dịch vụ đầu vào, vùng nuôi, đến thị trường tiêu thụ, trong đó doanh nghiệp thu mua, bảo quản, tiêu thụ đóng vai trò hạt nhân liên kết và tổ chức chuỗi. Khuyến khích phát triển hình thức ký kết hợp đồng giữa doanh nghiệp đầu tư NTTS, người tiêu thụ với người nuôi hoặc với đại diện của nhóm hộ nuôi; Tổ chức sản xuất theo hình thức quản lý có sự tham gia của cộng đồng, trong đó chú trọng các mô hình kinh tế hợp tác, nhằm tăng cường giúp đỡ nhau trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ về vốn, đồng thời chung tay bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững. Củng cố lực lượng khuyến ngư viên cơ sở, cán bộ phụ trách nuôi trồng thủy sản ở địa phươngđáp ứng đủ năng lực về chuyên môncũng như chính sách hợp lý để tạo mối liên kết với các cơ quan liên quan trong việc thực hiện Đề án. Thành lập các tổ cộng đồng tham gia nuôi trồng thủy sản đặc sản nội địa ở các địa điểm được chọn để.

 

Tác giả bài viết: PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây