Kinh tế

Hội thảo: Phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Tân Kỳ

Thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 – 2020 và định hướng đến năm 2030” và vấn đề phát triển đặc sản thành hàng hóa

  •   12/12/2021 10:31:59 PM
  •   Đã xem: 659
  •   Phản hồi: 0
Trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh Nghệ An luôn xác định phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn là nội dung cốt lõi của chương trình. Ngay từ khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 490/QĐ-TTg ngày 09/5/2018 về việc phê duyệt chương trình Quốc gia “Mỗi xã một sản phẩm” Nghệ An xác định đây là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị là giải pháp nhiệm vụ quan trọng trong Tái cơ cấu ngành nông nghiệp và triển khai thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới gắn với xây dựng NTM bền vững. Để thực hiện Chương trình MTQG “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) Nghệ An đã Ban hành Đề án số 729/QĐ-UBND ngày 12/3/2019 Phê duyệt đề án Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 -2020 định hướng đến năm 2030. Sản phẩm tham gia Chương trình OCOP là các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ, cụ thể:
Hôi thảo: Phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở  huyện Tân Kỳ

Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, phát triển chuỗi cửa hàng nông sản sạch trong phát triển kinh tế tập thể, HTX trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

  •   12/12/2021 10:20:24 PM
  •   Đã xem: 666
  •   Phản hồi: 0
Chúng ta phải khẳng định rằng trước sự phát triển không ngừng của sản xuất; tốc độ gia tăng dân số, đô thị hóa mạnh mẽ; và yêu cầu ngày càng cao về chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng và thị trường quốc tế thì vấn đề quản lý, kiểm soát, xây dựng chuỗi giá trị sản xuất đến hệ thống tiêu thụ sản phẩm và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như an toàn thực phẩm nông sản càng được đặt ra hết sức cấp bách, đòi hỏi phải có chiến lược đồng bộ, mang tính định hướng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát hữu hiệu hoạt động sản xuất nông sản thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế ngành nông nghiệp.
Phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Tân Kỳ

BÀI PHỎNG VẤN ĐỒNG CHÍ NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG: Phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An nói chung và huyện Tân Kỳ nói riêng

  •   12/12/2021 10:14:10 PM
  •   Đã xem: 919
  •   Phản hồi: 0
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Nghệ An khóa VI, nhiệm kỳ 2019- 2024 và kế hoạch công tác năm 2021. Ngày 27/10/2021, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Nghệ An phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Tân Kỳ tổ chức Hội thảo khoa học: “Giải pháp phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An”.Để giúp độc giả nắm rõ hơn về các sản phẩm cây, con đặc sản chủ lực tại Nghệ An nói chung, huyện Tân kỳ nói riêng, phóng viên (P.V) Tạp san Khoa học và Ứng dụng có cuộc phỏng vấn đồng chí (Đ/C) Nguyễn Thị Thu Hường, UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Nghệ An về vấn đề này!
Toàn cảnh hội thảo

PHÁT TRIỂN ĐẶC SẢN HÀNG HÓA CỦA TÂN KỲ THÀNH SẢN PHẨM OCOP GÓP PHẦN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

  •   12/12/2021 10:07:55 PM
  •   Đã xem: 666
  •   Phản hồi: 0
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) có thể nói là không mới trên thế giới. Trước đây, đã có chương trình “Làng mới” của Hàn Quốc, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của Nhật Bản,… cũng có nhiều nội dung tương tự. Nhưng những chương trình này thường bao hàm nhiều nội dung phát triển ở nông thôn, từ hạ tầng, cơ sở sản xuất, vai trò chủ thể của người dân,… Sau này, Thái Lan được coi là quốc gia thành công nhất về OCOP khi hình thành được 72.000 sản phẩm với nhiều kênh phân phối hiệu quả sau 16 năm triển khai chương trình.

PHÁT TRIỂN CÁC ĐẶC SẢN, SẢN PHẨM TRUYỀN THỐNG NGHỆ AN – THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

  •   12/12/2021 10:04:24 PM
  •   Đã xem: 1365
  •   Phản hồi: 0
Hiện nay, “đặc sản” là thuật ngữ mà trên thế giới và tại Việt Nam chưa có một quy định hay định nghĩa nào thật sự chính xác và bao hàm hết được các ý nghĩa. Theo cách hiểu được công nhận khá rộng rãi hiện nay, “Đặc sản” là tên gọi chỉ chung về những sản vật, sản phẩm, hàng hóa (thường là nông sản) mang tính đặc thù hoặc có nhiều điểm đặc biệt, riêng có mà xuất xứ từ những vùng, miền, địa phương và tạo nên những nét đặc trưng của một vùng, miền hay một địa phương nào đó. Khái niệm đặc sản cũng không nhất thiết chỉ về những sản phẩm, sản vật được ra đời đầu tiên tại vùng, miền hay địa phương nhưng nó mang tính chất thông dụng, phổ biến tại địa phương hay có chất lượng cao hơn hẳn những sản phẩm cùng loại và được nhân dân địa phương coi như sản phẩm truyền thống của địa phương mình.

Một vài chia sẻ về vai trò của yếu tố kỹ thuật công nghệ trong phát triển sản phẩm hàng hóa, truyền thống tại địa phương Hà Tĩnh.

  •   12/12/2021 09:52:32 PM
  •   Đã xem: 895
  •   Phản hồi: 0
Hà Tĩnh là tỉnh giáp ranh với Nghệ An, là “anh em” chung một nôi văn hóa, một đặc sản “khí hậu”, diện tích Hà Tĩnh hiện nay hơn 6.000km2 (gần bằng 1/3 diện tích Nghệ an), dân số gần 1,3 triệu người, có bờ biển dài 137km. Đến nay sau 30 năm tách tỉnh, Hà Tĩnh đã từng bước phát triển kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2016 - 2020 đạt 4,55%, quy mô nền kinh tế gấp hơn 1,4 lần so với năm 2015; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người tăng từ 39,7 triệu đồng lên 62,1 triệu đồng, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 23 triệu đồng lên 38,8 triệu đồng.

Giải pháp quảng bá các đặc sản, sản phẩm truyền thống ở huyện Tân Kỳ, gắn với phát triển du lịch

  •   09/12/2021 04:36:27 AM
  •   Đã xem: 792
  •   Phản hồi: 0
Trong những năm lại đây du lịch nông thôn đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đa ngành và gắn chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cao cho người nông dân góp phần tiêu thụ và phát triển, nâng tầm các sản phẩm ngành nghề, sản phẩm OCOP. Nghệ An có diện tích vùng nông thôn miền núi chiếm hơn 83% và dân số sống ở nông thôn chiếm tỷ trọng trên 65% dân số, nên việc phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới có tiềm năng rất lớn, vai trò của du lịch nông thôn đã được thể hiện rõ trên các khía cạnh: góp phần đưa giá trị của nông nghiệp và nông thôn lên cao, góp phần phát triển ngành nghề nông thôn bằng các sản phẩm OCOP và phát huy giá trị văn hóa của các vùng miền.

Phòng và giám sát dịch bệnh động vật

  •   18/11/2021 11:33:40 PM
  •   Đã xem: 454
  •   Phản hồi: 0
Trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, phòng bệnh là vấn đề được quan tâm hàng đầu, khi phòng bệnh tốt, vật nuôi khỏe mạnh cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Phòng bệnh cho lươn

  •   18/11/2021 11:31:48 PM
  •   Đã xem: 511
  •   Phản hồi: 0
Nhận biết màu nước tốt, xấu trong ao nuôi thủy sản

Nhận biết màu nước tốt, xấu trong ao nuôi thủy sản

  •   18/11/2021 11:26:11 PM
  •   Đã xem: 1655
  •   Phản hồi: 0
Quan sát màu nước trong ao nuôi là phương pháp dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao trong nuôi thủy sản; nếu người nuôi có kiến thức về màu nước sẽ đánh giá chính xác được chất lượng nước, qua đó có biện pháp điều chỉnh kịp thời tạo điều kiện tốt nhất cho tôm, cá sinh trưởng và phát triển. Dưới đây là một số màu nước thường gặp trong nuôi thủy sản.

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HƯƠNG BÀI

  •   15/10/2021 12:22:52 AM
  •   Đã xem: 3496
  •   Phản hồi: 0
Cây hương bài là loại cây lâm sản ngoài gỗ mọc tự nhiện ở trong rừng ở nhiều nơi. Cây hương bài là cây có giá trị kinh tế cao, dễ sống, dễ trồng, ngắn ngày, có thể trồng thuần loài hay trồng xen với cây rừng, cây ăn quả khác theo mô hình nông lâm kết hợp (Vải, nhãn, keo...). Nhiều vùng đã gây trồng và cho thu nhập cao, giúp dân thoát khỏi đói nghèo, trở nên khá giả.

NGUY HẠI BỆNH LÙN SỌC ĐEN TRÊN LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

  •   15/10/2021 12:14:08 AM
  •   Đã xem: 764
  •   Phản hồi: 0
Bệnh lùn sọc đen (LSĐ) trên lúa là một loại bệnh rất nguy hiểm cho sản xuất nông nghiệp. Loại bệnh này xuất hiện ở đâu thì ở đó lúa gần như hoàn toàn mất khả năng thu hoạch. Nếu có thu hoạch được chút ít thì sản phẩm lúa gạo này người và cả chăn nuôi cũng khó mà ăn được do chất lượng hạt gạo quá kém: Vị đắng, màu sắc lem luốc, gạo xay ra nát vụn, khó nấu thành cơm…Bệnh LSĐ trên lúa thực sự là một loại bệnh vô cùng nguy hiểm và đáng lo ngại nhất là loại bệnh này cho đến bây giờ chưa có thuốc đặc trị để tiêu diệt loại bệnh này.
Xác định đúng giai đoạn để thu hoạch mía cho năng suất cao nhất

KỸ THUẬT THÂM CANH MÍA

  •   15/10/2021 12:09:49 AM
  •   Đã xem: 745
  •   Phản hồi: 0
Mía là cây công nghiệp lấy đường quan trọng của ngành công nghiệp đường, có thể ép lấy nước giải nhiệt rất tốt vào mùa hè. Hằng năm, ngành mía đường Nghệ An sản xuất khoảng từ 8 đến 10% sản lượng đường của cả nước, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội các huyện miền núi. Vì vậy, để tăng sản lượng mía cho toàn tỉnh, phấn đấu đưa cây mía đạt năng suất cao nhất bảo đảm phát triển bền vững, cần có kỹ thuật trồng cây mía đúng cách.
Biện pháp phòng trị hữu hiệu bệnh thối nõn dứa

Biện pháp phòng trị hữu hiệu bệnh thối nõn dứa

  •   15/10/2021 12:02:32 AM
  •   Đã xem: 1282
  •   Phản hồi: 0
Trong các bệnh gây hại trên cây dứa thì thối nõn do nấm Phytophthora nicotianae và Phytophthora cinamomi gây nên là một trong những bệnh nguy hiểm và gây thiệt hại nhiều nhất cho nghề trồng dứa ở nước ta. Theo báo cáo của ngành BVTV, trong những năm gần đây bệnh có xu hướng gia tăng và phát triển trên diện rộng vì chưa có những biện pháp phòng trị hữu hiệu.

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH TRÊN CÂY CÔNG NGHIỆP VÀ CÂY ĂN QUẢ

  •   22/09/2021 10:18:06 PM
  •   Đã xem: 3890
  •   Phản hồi: 0
  Vết nám (cạo gió) do nhện ghé     

NHỆN HẠI CÂY TRỒNG VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ

  •   16/09/2021 11:22:06 PM
  •   Đã xem: 2847
  •   Phản hồi: 0
Trong sản xuất Nông nghiệp hiện nay, Nhện là nhóm sinh vật gây hại đáng kể làm ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng, phát triển, năng xuất và phẩm chất nông sản phẩm. Tuy nhiên Nhện lại thuộc nhóm sinh vật có kích thước nhỏ khó nhìn thấy, khó phát hiện và đặc biệt nhện lại có tính kháng thuốc BVTV cao do vậy gây khó khăn cho công tác điều tra phát hiện và phòng trừ. Chúng tôi xin giới thiệu đặc điểm gây hại chính và biện pháp quản lý nhện hại cây trồng để người sản xuất và bà con nông dân áp dụng.

Một số biện pháp để tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản

  •   16/09/2021 11:19:57 PM
  •   Đã xem: 609
  •   Phản hồi: 0
Trong quá trình nuôi trồng thủy sản, người nuôi cần tăng cường sức đề kháng cho động vật thủy sản, để giúp giảm thiểu vật nuôi bị mắc bệnh.

Bệnh bạc lá hại lúa và biện pháp phòng trừ

  •   16/09/2021 11:13:14 PM
  •   Đã xem: 713
  •   Phản hồi: 0
Trong những năm gần đây, bệnh bạc lá lúa (cháy bìa lá) do vi khuẩn Xamthomonas campestris pv. Oryzae gây hại có xu hướng gia tăng nhanh trên diện rộng, đặc biệt trong vụ Hè thu - Mùa.

Các tin khác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây