PHÒNG TRỪ RỆP XƠ TRẮNG HẠI MÍA

Thứ bảy - 19/12/2020 22:58 1.726 0
Mía là một trong những cây trồng chính của Nghệ An, là cây nguyên liệu để chế biến đường cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Trong những năm qua cây mía đã khẳng định được vị trí quan trọng của nó, là cây trồng xóa đói giảm nghèo cho hàng vạn bà con nông dân vùng trung du miền núi của các huyện Tân Kỳ, Anh Sơn, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quỳ Châu,...và không ít hộ nông dân đã làm giàu từ cây mía.
Trong sản xuất mía những năm qua cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi hạn hán, giá vật tư đầu vào tăng, giá đường thế giới thấp kéo theo giá mua nguyên liệu trong nước thấp,...và vẫn đề sâu bệnh hại như Bệnh chồi cỏ, bệnh than đen, sâu đục thân, bọ hung, rệp xơ trắng,...Bài viết này chúng tôi giới thiệu về một số đặc điểm của rệp xơ trắng và biện pháp phòng trừ để người sản xuất mía biết và áp dụng.  
1. Tác hại của rệp
- Rệp non và trưởng thành sống tập trung từng đám ở mặt sau của lá, rệp chích hút dịch cây làm cho mía sinh trưởng kém, giảm năng suất và giảm độ đường, giảm sức nảy mầm. Rệp còn thải ra phân tạo điều kiện cho nấm bệnh muội than phát triển làm giảm khả năng quang hợp của mía.
- Ở Nghệ An hàng năm có đến hàng ngàn ha mía bị rệp gây hại, cao điểm năm 2006 toàn tỉnh có đến 11.189ha/25.261ha bị rệp gây hại. Trên những diện tích đã có rệp gây hại thì ít nhiều đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng xuất và chất lượng mía, đặc biệt trên diện tích nhiễm rệp nặng từ cấp 3 có rệp phân bố từ 1/3 số lá, cây trở lên. Tác hại của rệp rất rõ có thể giảm năng suất từ 30 đến 70% hoặc hơn, giảm lượng đường thương phẩm CCS xuống dưới 5% (trung bình 10%). Ngoài giảm năng xuất mía, còn làm tăng chi phí đầu tư do phải phòng trừ rệp và ảnh hưởng đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường.
          2. Đặc điểm hình thái
Rệp con màu vàng nhạt hoặc xanh thẫm, rệp cái có cách màu trong suốt, rệp cái không cánh mặt lưng phủ đầy lớp sáp bông trắng (nên gọi rệp xơ bông trắng).
          3. Đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh phát triển
          - Rệp cái đẻ ra con, loại có cánh có thể đẻ được 15 – 20 con, loại không có cách đẻ được 30 – 60 con, rệp lột xác 3 lần, rệp có sức sinh sản nhanh và mạnh, một năm có khoảng 20 lứa, trong điều kiện thuận lợi 1 lứa từ 14-16 ngày. Rệp phát triển mạnh ở điều kiện trời mưa ẩm xen kẽ và trời khô hanh nhiệt độ từ 20 – 230C.
          - Ở Nghệ An qua nhiều năm theo dõi thấy rệp bắt đầu phát sinh từ tháng 3 trên ruộng mía tái sinh từ gốc (ở những vùng có rệp gây hại từ năm trước), sang mùa hè các tháng 5-6-7 rệp phát sinh ít gây hại nhẹ (ở dạnh duy trì) và bắt đầu phát sinh mạnh có mật độ cao từ tháng 8 trở đi, rệp gây hại nặng nhất trong các tháng 9-10-11. Khi gặp thời tiết nắng nóng nhiệt độ cao, khô hạn hoặc mưa to mật độ rệp giảm rõ rệt.
          4. Biện pháp quản lý
          - Sử dụng giống: Không được sử dụng mía làm giống từ những ruộng bị nhiễm rệp từ vụ trước, nên sử dụng những giống mía có tích chống chịu rệp để đưa vào cơ cấu trồng (dựa vào kết quả theo dõi qua hàng năm từ các giống đang trồng ở địa phương để lựu chọn khuyến cáo cho nông dân dùng, trên thực tế thường nhóm giống mía ROC nhiễm rệp nhẹ hơn các giống MY55-14,...).
          - Vệ sinh đồng ruộng: Sau thu hoạch cần thu gom vệ sinh sạch sẽ ruộng mía đem chôn lấp hoặc tập trung thành đống để đốt, đặc biệt ở những vùng có rệp gây hại nặng, dọn sạch xung quanh bờ cỏ,...nhằm giảm bớt nơi cư trú của rệp.
          - Chăm sóc: Thực hiện trồng mía đúng quy trình kỹ thuật theo từng loại giống và từng vùng đất (theo quy trình của Sở NN&PTNT hoặc quy trình của các công ty mía đường) chú ý phải bón đủ lượng phân và cân đối N-P-K giúp mía sinh trưởng khỏe sẽ làm tăng khả năng chống chịu rệp. Thường xuyên làm sạch cỏ dại, bóc bỏ lá già, tỉa cây ổn định mật độ hợp lý,...tạo ruộng mía thông thoáng có tác dụng hạn chế rệp phát sinh phát triển.
          - Biện pháp thủ công: Khi rệp mới phát sinh ở diện hẹp có thể đeo gang tay để vuốt rệp hạn chế mật độ hoặc dùng dao, kéo,...cắt bớt những lá nhiễm rệp đem tiêu hủy.
          - Bảo vệ thiên địch: Rệp mía có rất nhiều loài thiên địch ăn rệp như bọ rùa, nhện, Sâu non vệt xanh, Bọ đuôi kìm (một ngày 1 con bọ đuôi kìm ăn từ 20-30con rệp – ta có thể nuôi bọ đuôi kìm để thả vào ruộng mía),...
          - Biện pháp dùng thuốc BVTV: Trong trường hợp rệp phát sinh với mật độ cao từ cấp 2-3 có khả năng ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng xuất mía cần phải sử dụng thuốc để phun trừ. Dùng bình bơm tay hoặc bình bơm động cơ loại vòi to hoặc nhỏ; Sử dụng một trong các loại thuốc: Anboom40EC, Bassa 50EC; Nibas 50EC, Goldra 250WG, USD Grago 595EC, Dragon 585EC,...pha với nước theo lều khuyến của nhà sản xuất.
* Chú ý:
- Vào giai đoạn đầu khi rệp mới phát sinh đang ở “dạng ổ” chỉ một vài khóm mía, mật độ còn thấp, cầp phát hiện sớm để phun trừ hạn chế rệp lây lan ra diện rộng. 
- Do rệp chủ yếu sinh sống ở mặt sau lá mía và các lá non phần ngọn, vì vậy khi phun thuốc đặc biệt các loại thuốc có tính tiếp xúc thì phải phun ướt đều cả 2 mặt lá mía và toàn bộ phần lá ngọn thì mới có hiệu quả.
- Sau phun thuốc phải tiếp tục theo dõi, trường hợp rệp tiếp tục phát sinh mạnh cần phun lại lần 2 cách lần 1 từ 7-10 ngày.
- Sau phun thuốc từ 6giờ trở lại nếu gặp mưa “thuốc sẽ bị rửa trôi làm giảm hiệu lực” nên phải phun lại thì mới bảo đảm diệt rệp.
                                                                            
        

Tác giả bài viết: Nguyễn Đình Hương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây