Nghệ An triển khai Đề án đưa các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030

Thứ hai - 29/11/2021 04:32 587 0
Nghệ An có 252 xã, 1.339 thôn, bản miền núi và dân tộc thiểu số, trong đó, 106 xã thuộc khu vực III, 100 xã thuộc khu vực II và 46 xã khu vực I; 1.182 thôn bản đặc biệt khó khăn.
Để từng bước nâng cao đời sống tinh thần của người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, thời gian qua, ngành Văn hóa và Thể thao Nghệ An đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực: Tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật như Đêm hội Sắc Xuân miền Tây, Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam luân phiên tại 11 huyện, thị miền núi. Ngoài ra, ngành đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức nhiều hoạt động văn hoá, nghệ thuật phục vụ đồng bào miền núi, vùng dân tộc thiểu số: Đoàn Ca múa nhạc dân tộc (nay là Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh) xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật mang bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện hơn 100 buổi biểu diễn phục vụ đồng bào mỗi năm; Thư viện tỉnh xây dựng các điểm đọc sách, tủ sách sách cơ sở, luân chuyển sách về vùng nông thôn, miền núi mỗi năm gần 200 lượt; Trung tâm Văn hóa tỉnh thực hiện 30 buổi tuyên truyền lưu động tại các huyện miền núi mỗi năm; Các đội chiếu phim lưu động - Công ty Điện ảnh 12/9 thực hiện hơn 200 buổi chiếu phim/năm; Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh trưng bày các chuyên đề trong các lễ hội của đồng bào.... Ánh sáng văn hóa nghệ thuật được đưa đến những làng, bản xa xôi, hẻo lánh đã tạo cơ hội để người dân được tham gia sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá nghệ thuật, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân nơi đây.
Để tiếp tục nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho đồng bào miền núi,ngành Văn hóa và Thể thao đang tập trung thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án đưa văn hóa, nghệ thuật phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2030. Mục tiêu của Đề án là: Tuyên truyền hiệu quả các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; Tổ chức hiệu quả các hoạt động văn hóa, nghệ thuật nhằm rút ngắn khoảng cách về hưởng thụ loại hình và sản phẩm văn hóa, nghệ thuật giữa vùng miền núi, dân tộc thiểu số với vùng đồng bằng, đô thị; nâng cao mức hưởng thụ và đời sống văn hóa cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; góp phần xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tăng cường quan hệ hợp tác, đoàn kết, hữu nghị giữa đồng bào các dân tộc vùng biên giới; phát huy vai trò làm chủ của đồng bào trong việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch.
Để đạt được mục tiêu đề ra, ngành Văn hoá và Thể thao sẽ tập trung triển khai thực hiện 11 nhiệm vụ trọng tâm:
1. Tổ chức khảo sát, điều tra thống kê, đánh giá về thực trạng hưởng thụ văn hóa, nghệ thuật của đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
2. Xây dựng, duy trì, nhân rộng hoạt động các mô hình điểm Câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật ở làng, bản, khu dân cư vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vùng dân tộc thiểu số; phấn đấu mỗi xã, phường, thị trấn có từ 20% đến 30% làng, bản, khu dân cư thành lập được Câu lạc bộ văn hóa, nghệ thuật hoạt động hiệu quả.
3. Tham mưu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
4. Tăng cường các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, ưu tiên biểu diễn loại hình văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương có nguy cơ bị mai một, thất truyền với chỉ tiêu từ 80 buổi đến 120 buổi/ năm; chiếu phim lưu động,lựa chọn các nguồn phim có nội dung phù hợp, đảm bảo phục vụ các xã vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng dân tộc thiểu số, từ 02 đến 04 buổi chiếu/xã/ năm; tăng cường các hoạt động biểu diễn của các Đội tuyên truyền văn hóa, văn nghệ; tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả mô hình “Điểm sáng văn hóa biên giới”.
5.Tổ chức các ngày hội, giao lưu, hội diễn văn hóa nghệ thuật quần chúng các dân tộc gắn kết chặt chẽ với hoạt động du lịch
6. Tổ chức các cuộc thi, sáng tác văn học nghệ thuật về đề tài dân tộc thiểu số
7. Tổ chức hoạt động thư viện và phát triển văn hóa đọc; hỗ trợ các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng tủ sách thư viện cấp xã, đặc biệt chú ý tăng cường các loại sách song ngữ tiếng dân tộc;tổ chức phục vụ và luân chuyển sách đến với bạn đọc tại các điểm trường phổ thông, các xã; đầu tư, trang bị, bổ sung sách, báo cho tủ sách xóm, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, biên giới, phấn đấu chỉ tiêu 10 tủ sách/năm, đến 2030 đạt 03 bản sách/người.
8.Tổ chức hoạt động trưng bày, triển lãm tranh, ảnh nghệ thuật, hiện vật, tư liệu, sách, báo, sản phẩm văn hóa vào các dịp lễ, tết và tại các sự kiện trọng đại của đất nước, địa phương nhằm tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo cơ hội để đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số được tiếp cận nhiều sản phẩm văn hóa, nghệ thuật.
9.Tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá văn hóa truyền thống, phát triển du lịch tạo nguồn thu từ du lịch, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và nâng cao đời sống kinh tế - văn hóa cho đồng bào trên địa bàn tỉnh; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động thông tin, tuyên truyền.
10. Xây dựng các chuyên mục văn hóa, nghệ thuật dân tộc thiểu số lồng ghép phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; giới thiệu, tuyên truyền các mô hình tốt, cách làm hay phát triển kinh tế,xã hội gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet, các mạng xã hội phục vụ vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030, phù hợp với thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0.
11.Nghiên cứu, sưu tầm các làn điệu dân ca, dân nhạc, dân vũ, nhạc cụ các dân tộc thiểu số có nguy cơ mai một, thất truyền để bảo tồn và phát huy; Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng triển khai các hoạt động, chương trình văn hóa nghệ thuật cho đội ngũ cán bộ văn hóa xã;bồi dưỡng nâng cao chất lượng hoạt động các câu lạc bộ trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy di sản văn hóa phi vật thể và nghệ thuật truyền thống ở cơ sở.
Với 11 nhiệm vụ trọng tâm trên đây cùng với việc tiếp tục đẩy mạnh phong trào trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với phong trào xây dựng Nông thôn mới và các phong trào thi đua khác chắc chắn diện mạo nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc hơn.
 

Tác giả bài viết: PV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây