Chia sẽ kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới hiện nay

Chủ nhật - 05/03/2023 21:50 865 0
Ngày 22/2/2022, Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số: 263/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025, trong đó Phát triển du lịch nông thôn nói chung, phát triển du lịch công đồng nói riêng là một trong những nội dung quan trọng. Xây dựng nông thôn mới (NTM) gắn với phát triển du lịch nông thôn, trọng tâm là phát triển du lịch cộng đồng là định hướng đúng đắn, đây là cơ hội, tiềm năng để phát triển du lịch, đồng thời việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững, hoàn thành mục tiêu kép trong xây dựng NTM.
Những năm gần đây, xu hướng du lịch cộng đồng đang nhận được sự quan tâm tích cực từ du khách cũng như các công ty du lịch. Các mô hình du lịch cộng đồng phát triển, đã góp phần gia tăng sức tiêu thụ của các sản phẩm nông nghiệp, đồng thời là công cụ xoá đói, giảm nghèo hiệu quả, bền vững, không những thế, mô hình du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn hiệu quả có thể mang lại kiến thức cho du khách về văn hóa, đời sống và sản xuất nông nghiệp, truyền thống canh tác của vùng nông thôn, quá trình sản xuất và phân phối nông sản, nâng cao nhận thức về sử dụng thực phẩm lành mạnh và bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa bản địa.
Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, đã làm cho việc giới thiệu sản phẩm đặc thù của vùng miền và địa phương thêm phong phú trong việc khai thác sản phẩm du lịch. Sản phẩm OCOP được phát triển đa dạng theo 6 nhóm bao gồm thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải-may mặc; lưu niệm-nội thất-trang trí; du lịch. Sản phẩm không chỉ là sinh kế của người dân mà còn là con đường phát triển kinh tế đa dạng, phát huy lợi thế, tính đặc sắc và văn hóa của mỗi một địa phương từ xã, đến huyện, đến tỉnh. Đây là cơ hội rất lớn trong xây dựng nền nông nghiệp bền vững gắn kết với khai thác phát triển du lịch. Qua đó hình thành hệ thống sản phẩm du lịch phong phú, đặc thù trải dài từ các huyện, xã đã xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới. Nhiều sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa sinh thái nông nghiệp vùng miền, độc đáo, chất lượng đã được khai thác một cách bài bản, có định hướng, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách theo các nhóm mục tiêu khác nhau.
1. Phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới, mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2021-2025
Mô hình du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa trên các giá trị văn hóa bản địa, do chính cộng đồng cư dân địa phương phối hợp cùng nhau xây dựng, phát triển, quản lý, hưởng lợi song song với bảo tồn thiên nhiên. Đây là mô hình mang lại nhiều giá trị vượt trội cho du khách khi được hòa cùng người dân trải nghiệm nét đặc sắc trong văn hóa vùng miền, đồng thời đảm bảo tính khai thác song song với bảo tồn thiên nhiên, hướng tới phát triển du lịch bền vững.
Việc đưa sản phẩm du lịch gắn với chương trình OCOP trong xây dựng NTM là hướng đi đúng đắn, nâng cao thu nhập cho người dân, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của cộng đồng nông thôn, phát triển sản phẩm nông nghiệp và nâng cao giá trị những sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề trở thành một sản phẩm của du lịch. Những làng chài ven biển, những làng chuyên canh rau, chuyên canh hoa, làng nghề truyền thống, làng văn hóa các đồng bào dân tộc… đều có thể trở thành điểm đến thu hút khách du lịch.
Mục tiêu là phát triển, chuẩn hóa các điểm đến du lịch nông thôn ít nhất 1 điểm đến du lịch nông thôn/tỉnh (thành phố) được công nhận; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt chuẩn. Đẩy mạnh chương trình chuyển đổi số, phát triển du lịch gắn với OCOP, có ít nhất 50% điểm du lịch nông thôn đạt chuẩn OCOP3 sao trở lên được số hóa và kết nối, quảng bá bằng công nghệ số; 100% điểm đến du lịch nông thôn được giới thiệu, quảng bá 50% điểm du lịch nông thôn áp dụng thương mại điện tử; 70% lực lượng lao động du lịch nông thôn được bồi dưỡng, tập huấn và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phục vụ khách du lịch; Xây dựng hệ thống dữ liệu và bản đồ số các điểm du lịch nông thôn trên toàn quốc.
 Chương trình phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021-2025 gồm 4 nhiệm vụ trọng tâm, đó là: Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; Phát triển sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền triển du lịch nông thôn: Đẩy mạnh phát triển du lịch nông thôn gắn với phát huy tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi trường sinh thái của các địa phương; nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị...; Nâng cấp, đầu tư các điểm đến du lịch gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; Nâng cấp, đầu tư các điểm đến du lịch gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; Điều tra, khảo sát thực trạng phát triển du lịch nông thôn trên phạm vi toàn quốc; xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống mạng lưới điểm đến du lịch nông thôn, đề xuất hỗ trợ đầu tư phát triển đồng bộ một số điểm đến, sản phẩm du lịch tiêu biểu tại khu vực nông thôn; điều tra chi tiêu của khách du lịch; Hỗ trợ đầu tư và xây dựng mô hình điểm về phát triển sản phẩm du lịch nông thôn tiêu biểu tại một số địa phương như du lịch cộng đồng gắn với khai thác giá trị văn hóa truyền thống, liên kết phát triển du lịch nông nghiệp chất lượng cao, du lịch làng nghề; xây dựng làng du lịch thông minh... 


2. Thực trạng phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã triển khai xây dựng, hỗ trợ các mô hình du lịch cộng đồng, do Trung tâm KHXH & NV; Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Nghệ An tổ chức thực hiện, như: “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo ở miền Tây Nghệ An, triển khai xây dựng mô hình tại Bản Khe Rạn – Xã Bồng Khê – Huyện Con Cuông và Bản Na Sai, xã Hạnh Dịch huyện Quế Phong, năm 2017-2019; Tuyên truyền, tập huấn và hỗ trợ xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo ở Huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An” tại Bản Long Thắng, xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong năm 2020; ‘‘Hỗ trợ xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với xóa đói giảm nghèo góp phần xây dựng nông thôn mới ở huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An” tại bản Cọoc, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, năm 2021-2022; ‘‘Hỗ trợ xây dựng mô hình du lịch cộng đồng, du lịch canh nông, du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới ở Huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An” tại Bản Bộng xã Thành Sơn năm 2022.
Ngoài ra còn có sự vào cuộc của các công ty du lịch trên bàn như: Công ty đầu tư thương mại và Du lịch Phuc Group; Công ty cổ phần xây dựng và Du lịch Lâm Khang, huyện Quế Phong; Trung tâm điều phối du lịch miền tây xứ Nghê TNT;  Khu du lịch Hòn mát – Nghĩa Đàn; Khu du lịch sinh thái Phà Lài  Con Cuông; điểm du lịch cộng đồng bản Cọ Muồng (xã Châu Kim) – Quế Phong; điểm du lịch cộng đồng bản Hoa Tiến (Qùy Châu); điểm du lịch cộng đồng Bản Nưa xã Yên Khê, huyện Con Cuông; ở Mường Lống – Kỳ Sơn; Tiên Kỳ - Tân Kỳ... và nhiều điểm du lịch cộng đồng được đầu tư triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.
Tại các điểm du lịch cộng đồng này đã được các chuyên gia tư vấn, hướng dẫn hình thành Ban quản lý du lịch cộng đồng thôn, bản, tổ dịch vụ ẩm thực chuyên phục vụ các món đặc trưng của người Thái. Tổ văn nghệ có thể phục vụ c du khách; Tổ an ninh...; xây dựng nội quy, quy chế hoạt động DLCĐ tại bản. Đồng thời người dân, chính quyền địa phương tham gia các mô hình được nhận hỗ trợ: kinh phí luyện tập, mua sắm trang phục, sửa chữa nhạc cụ truyền thống (Trống, Khèn, Khắc luống, sáo, Tăng pu, chiêng, Cây Pí...) của đội văn nghệ; Hỗ trợ bảng biển checkin, cảnh quan điểm checkin: trái tim, lồng chụp ảnh hình tròn, tờ rơi quảng bá; Biển homstay, phóng sự truyền hình quảng bá, hỗ trợ xây dựng tour, tuyến điểm đến...   Các hộ dân tham gia mô hình, được nhận hỗ trợ: mỗi hộ: 5 bộ chăn, gối, đệm của người thái tại địa phương; 01 bộ thiết bị vệ sinh (vòi sen tắm, Chậu rửa mặt chân lửng, ống nước, bồn nước, bình nóng lạnh ...); 01 khung dệt thổ cẩm; tp hun v kiến thc và phương pháp t chc hot đng du lch cng đng.
Thông qua các mô hình DLCĐ đã triển khai, một số kết quả bước đầu đã được ghi nhận, chính quyền tích cực vào cuộc và ủng hộ, người dân hăng hái, tâm huyết tham gia:
- Về nhận thức: Trước khi chưa thực hiện nhiệm vụ khoa học  các thành viên trong Ban quản lý bản cho đến người dân chưa nhận thức rõ về vị trí, chức năng và nhiệm vụ của DLCĐ. Nhưng sau thời gian triển khai dự án, thành lập được ban quản lý DLCĐ, xây dựng nội quy, quy chế hoạt động DLCĐ tại bản và được tập huấn nhận thức của Ban quản lý bản, ban điều hành tự quản DLCĐ bản đến người dân trong bản được nâng lên đầy đủ hơn toàn diện hơn về vị trí, chức năng, nhiêm vụ của DLCĐ. Nhận thức mới hơn về vai trò, vị trí của DLCĐ của các Ban quản lý và nhân dân là ở chỗ: huy động tất cả mọi lứa tuổi ai cũng được quyền tham gia hoạt động DLCĐ.
 - Về phương pháp tổ chức hoạt động: Đã thành lập ban quản lý DLCĐ bản. Ban quản lý bản, ban quản DLCĐ đã xây dựng mạng lưới hoạt động và kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong hoạt động DLCĐ tham gia tổ chức các đợt tập huấn; công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước ở địa phương về hoạt động di lịch cộng đồng. Người dân đã mạnh dạn hơn trong việc tiếp đón các đoàn khách, du khách đến với bản và giới thiệu về cảnh quan, mô hình kinh tế ở bản, từng bước thúc đẩy hoạt động du lịch cộng đồng hiệu quả hơn.
- Về quy chế hoạt động: người dân được hướng dẫn thảo luận và đã xây dựng được nội quy, quy chế và tổ chức hoạt động DLCĐ; cơ chế chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng thông qua các nguồn thu từ hoạt động du lịch. Sau khi có bộ quy chế, các mô hình đã triển khai hoạt động lồng ghép, phối hợp với các cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội, nhất là phối hợp, lồng ghép với các dự án, dự án về phát triển kinh tế, môi trường, dân sinh. Các kết quả hoạt động khẳng định DLCĐ đã tổ chức các hoạt động phối hợp phổ biến các chủ trương, chính sách pháp luật đến với người dân trên địa bàn một cách hiệu quả nhất.
- Người dân: đã mạnh dạn hơn trong việc giới thiệu các điểm đến, các điểm chụp ảnh cho du khách. Tự tay vẽ được sơ đồ giới thiệu các điểm đến, chụp ảnh… hay giới thiệu các món ăn, kỹ thuật đan lát, dệt thổ cẩm… đa số người dân phấn khởi và nhiệt tình tham gia. Người dân đã tiếp cận và nắm bắt được cơ bản các kỹ năng tiếp đón khách du lịch; bảo tồn, giữ gìn tài nguyên du lịch, nâng cao hiểu biết về khách du lịch; Các quy định liên quan đến hoạt động lưu trú của du khách: phòng cháy chữa cháy, Các nguyên tắc chủ yếu tham gia làm du lịch tại địa phương....; Người dân được hỗ trợ: kinh phí luyện tập. mua sắm trang phục, sửa chữa nhạc cụ truyền thống (Trống, Khèn, Khắc luống, sáo, Tăng pu, chiêng, Cây Pí...) của đội văn nghệ; Hỗ trợ bảng biển checkin, cảnh quan điểm checkin: trái tim, lồng chụp ảnh hình tròn, tờ rơi quảng bá; Biển homstay ... Các hộ dân tham gia mô hình, một số nội dung sau: mỗi hộ: 5 bộ chăn, gối, đệm của người thái tại địa phương; 01 bộ thiết bị vệ sinh (vòi sen tắm, Chậu rửa mặt chân lửng, ống nước, bồn nước, bình nóng lạnh ...); 01 khung dệt thổ cẩm.
Đội văn nghệ có được trang phục đẹp hơn, mới hơn, các tiết mục văn nghệ được luyện tập và đa dạng hơn, nhiều bài hát, điệu múa được sưu tầm phục dựng. Đội văn nghệ không chỉ phục vụ tại các điểm DLCCD của bản mà còn tham gia biểu diễn ở các sự kiện khác khi có đặt hàng, hay các dịch vụ: phục vụ đám cưới, khách sạn, các cuộc thi và hoạt động lẽ hội… góp phần khôi phục và lưu giữ các truyền thống văn hóa, văn nghệ và tăng thu nhập cho người dân.
- Về kinh tế - xã hội: Tăng thu nhập cho người dân: Chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng thông qua các nguồn thu từ hoạt động du lịch và tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương ; Chia sẻ lợi ích kinh tế trực tiếp là việc trích một phần doanh thu từ hoạt động du lịch để đầu tư cho cộng đồng người dân.  Chia sẻ lợi ích kinh tế gián tiếp bằng cách tạo ra cơ hội làm việc cho người dân thông qua việc đào tạo tay nghề để họ tham gia phục vụ khách du lịch. Người dân có thể tham gia làm một số công việc như: hướng dẫn viên du lịch địa phương; nấu nướng, đón tiếp phục vụ nhu cầu ăn uống và lưu trú của khách du lịch, ưu tiên cho người dân là nữ; nhân viên bán đồ lưu niệm, ưu tiên đối tượng nữ; biểu diễn văn nghệ, các loại hình nghệ thuật truyền thống; vận chuyển khách du lịch, khuân vác đồ đạc... Tất cả những yếu tố đó nhằm mục đích chia sẻ lợi ích kinh tế với cộng đồng địa phương, giúp người dân tăng thêm thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống của mình, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
           Kết nối được các nhóm cộng đồng cùng làm du lịch nhằm chia sẻ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và hỗ trợ nhau để phát triển. Tại mô hình DLCĐ đạt được những thành tựu đáng kể như: Xây dựng được mô hình phát triển DLCĐ tại một số điểm trong khu vực; Hình thành được một số tuyến điểm DLCĐ trên địa bàn vùng; Đội ngũ nhân lực bước đầu được tập huấn nghiệp vụ; Các làng nghề truyền thống và một số loại hình nghệ thuật truyền thống đã được chú trọng phục hồi khai thác phục vụ DLCĐ.
            Người dân đã hiểu và trân trọng những bản sắc văn hóa của chính cộng đồng mình bởi đó là vốn để phát triển du lịch. DLCĐ tạo điều kiện cho du khách được tăng cường sự trao đổi văn hóa của các dân tộc, các vùng miền, xây dựng tình đoàn kết; cộng đồng địa phương được bồi dưỡng lòng tự hào dân tộc mình, được phát huy và bồi dưỡng những giá trị đạo đức sâu sắc, các lễ hội truyền thống, các trò chơi dân gian được khôi phục và phát triển. Văn hóa giao tiếp của người dân không ngừng được nâng lên.
Hoạt động DLCĐ góp phần bảo vệ, tôn tạo nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của địa phương, bao gồm: sự đa dạng sinh thái, phong tục tập quán, di tích văn hóa- lịch sử, làng nghề truyền thống... nâng cao ý thức của mọi người trong việc bảo vệ môi trường xanh – sạch - đẹp.
Theo báo cáo của Sở Du lịch Nghệ An, dự ước năm 2022, toàn tỉnh đón và phục vụ 6.730.000 lượt khách du lịch, bằng 356% so với cùng kỳ năm 2021. Tại các huyện miền Tây Nghệ An, thì trong thời gian qua lượng du khách đến miền tây Nghệ An ngày càng tăng. Chính quyền các huyện miền Tây đã có nhiều sáng kiến trong phát triển DLCD cũng như thu thu thu khác du lịch đến miền tây như tổ chức các đoàn famrtrip, hội nghị, hội thảo, ký các liên kết hợp tác với các cơ quan và tổ chức: trường chính trị tỉnh, trường Đại học Vinh, các công ty du lịch.... đế đưa học viên đi trải nghiệm thực tế trong khóa học.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch cộng đồng thời gian qua vẫn chưa thật sự có chiều sâu, chưa chuyên nghiệp. Phần lớn sản phẩm du lịch cộng đồng mới chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi, ăn uống, trải nghiệm của du khách ở mức đơn giản. Hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch cộng đồng chưa được đầu tư hoàn chỉnh, hoặc đã được đầu tư nhưng chất lượng chưa cao. Tính liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành và các điểm đến cung cấp hoạt động du lịch còn yếu.
3. Một số kiến nghị đề xuất xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới
 Để thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trong giai đoạn 2012-2025 gắn với xây dựng NTM theo hướng bền vững, cần ưu tiên tập trung vào các nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất, rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn: cần hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ cho du lịch nông thôn, (đặc biệt là các chính sách về quản lý đất đai, hạ tầng, về quản lý DLNT, hỗ trợ DLNT, quản lý lưu trú, liên kết chuỗi giá trị du lịch nông thôn...).
Xây dựng và ban hành chính sách quản lý, hỗ trợ, ưu đãi cho từng loại hình du lịch nông thôn…; xây dựng bản đồ du lịch nông thôn, trong đó, chỉ ra các khu vực có khả năng phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng của từng vùng, miền, địa phương trên cơ sở liên kết hình thành tuyến. Sản phẩm du lịch được xây dựng cần đảm bảo 3 yếu tố: đa dạng, đặc sắc và gia tăng giá trị.
Thứ hai, huy động nguồn lực cho phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn: quan tâm đầu tư của nhà nước trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế làm nền tảng để huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào phát triển văn hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, phát huy được các nguồn lực tại địa phương vào việc phát triển DLNT, xây dựng nông thôn mới.
 Thứ ba, phát triển nguồn nhân lực cho du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn: Tổ chức các hội nghị, hội thảo, chương trình khảo sát kết nối điểm đến, sản phẩm du lịch nông thôn với các doanh nghiệp lữ hành quy mô cấp vùng, cấp quốc gia, hướng dẫn, khai thác, đánh giá sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp; Hỗ trợ kết nối các điểm trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các điểm du lịch; đẩy mạnh xúc tiến quảng bá sản phẩm du lịch cộng đồng và sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề, lễ hội văn hóa gắn với hình ảnh du lịch địa phương để tạo điểm nhấn thu hút du khách. Phát huy thế mạnh của các làng nghề truyền thống bởi làng nghề không đơn thuần là nơi chế tác các sản phẩm thủ công truyền thống mà còn là môi trường văn hóa lưu truyền qua nhiều thế hệ những tinh hoa nghệ thuật để tạo ra những sản phẩm độc đáo có tính nghệ thuật cao và kỹ thuật dân gian, những kinh nghiệm sản xuất và phong tục tập quán của cộng đồng, của các nghệ nhân.
Xây dựng, chuẩn hóa các chương trình bồi dưỡng, tập huấn về  phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới; Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo nghề du lịch cho người dân.
Thứ tư, thúc đẩy chuyển đổi số trong du lịch cộng đồng, các địa phương cần có những kiến nghị để có thể phát triển ngành du lịch cộng đồng bản địa. Các doanh nghiệp du lịch cần đầu tư chuyển đổi số, nâng cao tăng cường năng lực, kết nối cho người nông dân phát triển du lịch cộng đòng. Việc ứng dụng công nghệ số là công cụ, giải pháp kết nối nhanh nhất sản phẩm nông nghiệp, nông thôn với khách du lịch. Hỗ trợ nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển điểm đến, sản phẩm du lịch và tuyên truyền quảng bá du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp. Xây dựng chương trình đánh giá chất lượng điểm đến, chất lượng dịch vụ du lịch nông thôn; bộ tiêu chí về công nhận điểm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp; hướng dẫn địa phương, cơ sở kinh doanh dịch vụ triển khai thực hiện công nhận khu, điểm du lịch cọng đồng; dịch vụ đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Thứ năm, xúc tiến, quảng bá du lịch nông thôn và thứ sáu, tăng cường hợp tác về du lịch nông thôn. Gắn kết doanh nghiệp làm du lịch và các chủ thể sản xuất các sản phẩm OCOP thực hiện tuyên truyền, quảng bá du lịch cộng đồng gắn với chương trình OCOP của địa phương đến với du khách.
Để thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn trong giai đoạn tới theo hướng bền vững, cần có các định hướng giải pháp phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn phải đảm bảo các nguyên tắc về tôn trọng văn hóa địa phương, chia sẻ lợi ích, đảm bảo phát triển bền vững và có trách nhiệm. Các mô hình phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn phải phù hợp với thực tế của từng vùng, từng địa phương./. 

Tác giả bài viết: Đậu Quang Vinh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây