BÀI PHỎNG VẤN ĐỒNG CHÍ NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG: Phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở Nghệ An nói chung và huyện Tân Kỳ nói riêng
Chủ nhật - 12/12/2021 22:149240
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Nghệ An khóa VI, nhiệm kỳ 2019- 2024 và kế hoạch công tác năm 2021. Ngày 27/10/2021, Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Nghệ An phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện Tân Kỳ tổ chức Hội thảo khoa học: “Giải pháp phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An”.Để giúp độc giả nắm rõ hơn về các sản phẩm cây, con đặc sản chủ lực tại Nghệ An nói chung, huyện Tân kỳ nói riêng, phóng viên (P.V) Tạp san Khoa học và Ứng dụng có cuộc phỏng vấn đồng chí (Đ/C) Nguyễn Thị Thu Hường, UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy, Chủ tịch Liên hiệp các hội KH&KT Nghệ An về vấn đề này!
PV: Phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới là hướng đi bền vững tại tỉnh Nghệ An.Đồng chí có thể khái quát một số kết quả trong thời gian vừa qua? Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường: Nghệ An là một tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, cũng là một trong những tỉnh có tài nguyên thiên nhiên phong phú, tính đa sạng sinh học rất cao, nhiều dân tộc sinh sống; khí hậu, sông suối, thổ nhưỡng, rừng núi, kể cả truyền thống bản sắc các dân dộc, vùng miền phân bổ rất khác nhau, nên có rất nhiều cây con đặc sản, sản phẩm đặc sản, nhiều sản phẩm truyền thống đã tồn tại và phát triển từ nhiều đời nay, tập trung chủ yếu là sản phẩm từ nông nghiệp, sản phẩm được khai thác từ tự nhiên và sản phẩm do người xưa tự chế biến và truyền lại cho các thế hệ hôm nay, được người dân và các thực khách trong nước và quốc tế ưa chuộng, nhiều sản phẩm đã danh tiếng từ lâu đời, có thương hiệu trong dân gian. Việc phát triển đặc sản, sản phẩm hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đây là vấn đề trăn trở, quan tâm của các huyện trong tỉnh khi triển khai thực hiện NQ đại hội Đảng bộ các cấp, thực hiện chương trình xây dựng NTM “mỗi xã một sản phẩm”, thực hiện đề án 729/NQ/UBND ngày 12/3/2019 về “Mỗi xã một sản phẩn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2019 – 2020, định hướng đến 2030”. Sau 3 năm thực hiện đề án đã tập trung ở một số nội dung: xây dựng chỉ dẫn địa lý, xác lập, xây dựng và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề, phát triển thương hiệu gắn với khắc phục điểm yếu của chuỗi giá trị, quảng bá sản phẩm vấn đề gắn kết giữa doanh nghiệp và sản xuất, gắn kết những nơi sản xuất sản phẩm đặc sản với du lịch trải nghiệm. Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới nông thôn thông minh giai đoạn 2021 – 2025, cụ thể trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng ghị nhận, như: Về cây đặc sản, với những sản vật như: khoai sọ Kỳ Sơn; xoài Tương Dương; quế Quỳ; cây lùng Quỳ Châu; trám đen Thanh Chương; các loài dược liệu; các giống dưa rẫy, lúa nương… Về vật nuôi, những Dê Tân Kỳ; lợn đen; gà ác, vịt bầu Quỳ; cánh kiến… cũng nổi tiếng từ lâu. Bên cạnh đó, những sản phẩm qua bàn tay chế biến của con người như thổ cẩm, hương trầm, các bài thuốc nam bí truyền; sản phẩm nghề rèn của người Mông, nghề đan lát của người Thái… cũng là những sản phẩm đặc sắc, không chỉ được sử dụng trong đời sống hàng ngày của đồng bào các dân tộc, mà còn là những sản phẩm được ưa chuộng, thậm chí được săn lùng của những người ở nhiều nơi trong và ngoài nước. Về ẩm thực: Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, Chè Gay, Bánh đa Đô Lương hay cả cháo lươn Vinh..., ẩm thực của người Thái miền Tây Nghệ An cũng đang được đánh giá là những điểm nhấn cho sản phẩm Du lịch. Đến tháng 4/202,1 Nghệ An đã có 1.328 đối tượng được bảo hộ, trong đó có 1.252 nhãn hiệu, 56 kiểu dáng, 12 giải pháp hữu ích và 8 sáng chế và có hàng chục nhãn hiệu do doanh nghiệp, HTX hoặc hộ gia đình, cá nhân đăng ký bảo hộ (TH; Tương Nam Đàn; Vịt bầu Quỳ; Gạo Xứ Nghệ; Cam Kỳ Yến; nước mắm Cương Ngần; Trám đen Thanh Chương (Công ty Trọng Anh); … Các nhãn hiệu đã được bảo hộ và đang đăng kí bảo hộ đều là những sản phẩm đặc sản, hoặc sản phẩm truyền thống của các địa phương, như nước mắm, hải sản, rau củ quả, rượu, mật ong, tinh bột nghệ, hương trầm … PV: Tân Kỳ là huyện có tiềm năng và có thế mạnh, Đồng chí hãy cho biết một số kết quả trong việc phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua. Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường: Tân Kỳ là huyện miền núi thấp của tỉnh Nghệ An, Giai đoạn 2015 – 2020 tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân 5 năm ước đạt 11,5% với tổng giá trị sản xuất năm 2020 ước đạt 7.666 tỷ đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông lâm ngư nghiệp năm 2020 chiếm 28,8%, công nghiệp - xây dựng chiếm 32,8%, dịch vụ chiếm 38,4%. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả rất khả quan, đến hết năm 2020, huyện Tân Kỳ có 12/21 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (đạt 57,14%). Các sản phẩm cây, con đặc sản của huyện nhưDê Tân Kỳ: Là sản phẩm đã được Cục sở hữu trí tuệ công nhận và cấp “Nhãn hiệu chứng nhận” từ năm 2018. Trâu, bò: hầu hết các xã đã thành lập các HTX và tổ hợp tác chăn nuôi trâu, bò đàn tập trung với quy mô từ 50 con trở lên. Măng loi Tân Kỳ: Năm 2020, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt dự án “Xây dựng mô hình bảo vệ, khai thác và chế biến cây măng Loi tại huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An” ; Cam sông con: Nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý “Cam Vinh”, sản xuất đảm bảo quy trình, sản phẩm đạt chất lượng và được UBND tỉnh công nhận sản phẩm đạt hạng 3 sao OCOP năm 2019. Một số sản phẩm khác: Như gà, trứng gà, mật ong, tinh bột nghệ, sắn dây…hiện nay đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh. Đang từng bước xây dựng thương hiệu để ngày càng phát triển mạnh mẽ, cung ứng cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm từ nghề truyền thống:Dệt thổ cẩm:ở bản Thái Minh xã Tiên Kỳ. Năm 2015, bản Thái Minh được UBND tỉnh Nghệ An đã trao bằng công nhận Làng nghề dệt thổ cẩm. Dệt võng gai: Nghề đan võng gai không chỉ mang lại thu nhập cho bà con mà còn là một di sản văn hóa phi vật thể đáng quý của người Thổ tại xã Giai Xuân huyện Tân Kỳ. Trồng dâu nuôi tằm: Nghề trồng dâu nuôi tằm là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo trong nông nghiệp nông thôn.Với giá bán dao động 80-100 nghìn/kg kén vàng, bình quân thu nhập đem lại cho hộ gia đình 3-5 triệu mỗi tháng, nếu được mùa thì hơn 10 triệu/tháng. Làng chế biến miến gạo truyền thống:Làng Bích Thái xã Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ, Miến gạo Nghĩa Thái huyện Tân Kỳ đạt sản phẩm OCOP. Sản xuất Mật mía:Đây là nghề truyền thống của người dân xã Tân Hương, Phú Sơn của huyện Tân Kỳ mang lại nguồn thu nhập tốt cho người dân, sản phẩm mật mía được công nhận sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao năm 2020. Hiện nay sản phẩm Mật mía trên địa bàn huyện sản xuất bình quân 500.000 – 700.000 lít/năm. Trong những năm qua, nhờ sự nỗ lực của chính người dân địa phương, người dân ở làng nghề, cộng với sự quan tâm của Nhà nước trong việc quảng bá, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, chứng nhận bảo hộ, vì vậy nhiều sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống của tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Tân Kỳ nói riêng đã phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, việc biến đặc sản trở thành hàng hóa, góp phần phát triển sinh kế bền vững cho người dân vẫn đang dừng lại ở dạng tiềm năng và đang chỉ là những đặc sản, với sự khan hiếm và chưa trở thành hàng hóa. PV: Để các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống của huyện thành hàng hóa và đặc biệt được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh, thời gian theo đồng chí cần triển khai những giải pháp gì? Đồng chí Nguyễn Thị Thu Hường Thực tiễn từ các mô hình tại huyện Tân Kỳ, Tôi cho rằng: Để các sản phẩm đặc sản, sản phẩm truyền thống ở huyện Tân Kỳ nói riêng được giữ gìn, bảo tồn và phát triển; và sản xuất tập trung quy mô lớn thành hàng hóa và hình thành sản phẩmOcop..., tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người dân, góp phần đổi mới bức tranh nông thôn, thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ 19; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tân Kỳ lần thứ 21, cần thực hiện một số giải pháp như sau: Thứ nhất: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể và người dân việc xây dựng và phát triển đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao đời sống, thu nhập của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của huyện nhất là trong bối cảnh khó khăn do đại dịch covid, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong đó có vai trò của MTTQ, các đoàn thể, của các Hội, các làng nghề, các HTX... Thứ hai: Rà soát phát triển các làng nghề, làng có nghề, phân loại đặc sản, các sản phẩm truyền thống của huyện để phân loại sản phẩm nào bảo tồn, sản phẩm phát triển xây dựng thương hiệu, xác lập quyền sở hữu trí tuệ, gắn với khắc phục điểm yếu của chuỗi giá trị. Định hướng phát triển đặc sản của huyện và có chỉ dẫn địa lý, tập trung vào bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống mang đặc trưng của sản phẩm đặc sản của huyện. Thứ Ba: Đối với các sản phẩm phát triển mở rộng và quy mô thì cũng cần áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển thành hàng hóa gắn với đổi mới sản xuất theo hướng HTX, liên kết giữa doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và người dân trong việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nâng cao vai trò của doanh nghiệp gắn với việc bảo tồn văn hóa, sản phầm hàng hóa găn với phát triển du lịch, đẩy mạnh các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại, phát triển các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong và ngoài tỉnh trên các trang mạng xã hội, internet... Thứ 4, Cơ chế, chính sách hỗ trợ trực tiếp những sản phẩm đặc sản theo hướng sản xuất sạch, chế biến bảo quản sạch, có ứng dụng công nghệ cao, bảo tồn và giữ giống gen một số cây con đặc sản quý hiếm để duy trì, bảo tồn, phát triển. Thứ năm: Xây dựng hệ thống truy suất nguồn gốc QrCode gắn với chương trình chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới, hướng tới nông thôn thông minh giai đoạn 2021-2025. Thứ sáu: Vận dụng cơ chế, chính sách của Trung ương, của tỉnh, lồng ghép các chương trình. Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển các loại hình du lịch: du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn, làng nghề, tiếp cận các điểm sản xuất và giới thiệu, bán các sản phẩm OCOP cho khách du lịch, khuyến nông, xúc tiến thương mại… trên địa bàn huyện, đồng thời huy động hiệu quả nguồn lực từ cộng đồng (tiền, đất đai, sức lao động, nguyên vật liệu, công nghệ…) phù hợp với các qui định của pháp luật để phát triển các đặc sản, sản phẩm truyền thống thành hàng hóa.