Một số mô hình/sản phẩm tiêu biểu Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng năm 2024
Thứ năm - 15/08/2024 05:32990
Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Nghệ An năm 2024 là một sự kiện nổi bật được tổ chức nhằm khuyến khích và phát triển tài năng sáng tạo của các em học sinh trên địa bàn tỉnh. Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Nghệ An năm 2024 là một sự kiện nổi bật được tổ chức nhằm khuyến khích và phát triển tài năng sáng tạo của các em học sinh trên địa bàn tỉnh. Cuộc thi năm 2024, được UBND tỉnh Giao cho Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Nghệ An ( cơ quan chủ trì) phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Khoa học và Công Nghệ, Tỉnh Đoàn Nghệ An cùng các đơn vị liên quan tổ chức, cuộc thi không chỉ là nơi để các em thể hiện khả năng, mà còn là cơ hội để rèn luyện kỹ năng, khám phá và thúc đẩy sự sáng tạo. Cuộc thi năm nay, Ban tổ trao 1 giải Đặc biệt, 1 giải Nhất, 4 giải Nhì, 11 giải Ba, 25 giải Khuyến khích. Tạp san Khoa học và ứng dụng xin trân trọng giới thiệu đến độc giả một số mô hình/sản phẩm tiêu biểu của Cuộc thi sáng tạo dành cho thanh thiếu niên nhi đồng năm 2024: Giải đặc biệt: “Các sản phẩm tái chế từ bột đá thải loại” của nhóm học sinh trường THCS Quỳ Hợp. Huyện Quỳ Hợp được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều các khoáng sản như đá thiên nhiên, quặng thiếc, vàng, ….Trong các loại khoáng sản có trên địa bàn Huyện Quỳ Hợp thì đá tự nhiên chiếm phần lớn và rải khắp trên toàn Huyện, đa dạng về chủng loại và màu sắc. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến đá tự nhiên thì một lượng lớn bụi đá được hình thành đã theo dòng nước trôi ra môi trường xung quanh. Những lượng đá thải loại này không chỉ tạo ra bụi bẩn mà khi trời mưa còn bị cuốn trôi xuống các khe suối, cánh đồng, đường sá…gây ô nhiễm môi trường, vùi lấp các loại diện tích đất khác, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất của người dân. Vì vậy giải pháp: “Các sản phẩm tái chế từ bột đá thải loại” để tái sử dụng lại lượng bột đá thải loại nhằm mục đích cải thiện ô nhiễm môi trường và xa hơn nữa là có thể hình thành những mô hình sản xuất và kinh doanh từ những sản phẩm làm từ bột đá thải loại đó. Khi bột đá kết hợp với keo Epoxy AB có thể tạo ra dòng sản phẩm giả ngọc cao cấp như lọ đựng đồ trang trức, lọ hoa để bàn, phòng ngủ, đèn ngủ, bàn cờ vua, giá cắm nến, … có thể dùng trang trí phòng ngủ, phòng học tập và làm việc, phòng khách cho chính ngôi nhà của mình đang sống, làm sang trọng thêm không gian sống của chính bản thân và làm quà tặng trong các ngày đặc biệt cho những người mình yêu quý. Trong quá trình pha trộn hỗn hợp, ngoài hỗn hợp vữa bê tông thì tỉ lệ pha trộn nguyên vật liệu có thể tương đối: Với hỗn hợp vữa xi măng thì tỉ lệ đảm bảo để sản phẩm có độ bền và đẹp là trộn xi măng, cát, bột đá theo tỉ lệ 1:1:1,5. Thời gian đóng rắn của hỗn hợp khoảng từ 16 đến 24 giờ; Với hỗn hợp keo Epoxy AB thì tỉ lệ đảm bảo để sản phẩm có độ cứng và bóng đẹp là trộn keo AB Epoxy và bột đá theo tỉ lệ 1:1. Thời gian đóng rắn của hỗn hợp khoảng từ 8 đến 12 giờ; Với hỗn hợp keo Polyester thì tỉ lệ đảm bảo để sản phẩm có độ cứng và bóng đẹp là trộn keo Polyester và bột đá theo tỉ lệ 1:1. Kết hợp với chất xúc tác thì thời gian đóng rắn của hỗn hợp khoảng từ 1 giờ. Một số sản phẩm được làm từ bột đá thải loại Giải nhất thuộc về nhóm học sinh trường THPT Thái Hoà với sản phẩm “Tách sợi từ vỏ cuống lá dứa Dọc mùng colocasia gigantean để làm tóc và các sản phẩm thủ công khác an toàn với người sử dụng và thân thiện với môi trường. Có thể tách sợi từ vỏ cuống lá cây Dọc Mùng Colocasia gigantean với những ưu điểm như sợi dai và màu trắng xanh rất dễ nhuộm, có độ bền cao. Phương pháp tách sợi: Sử dụng phương pháp thủ công. Bước 1: Lấy cuống lá cây Dọc Mùng Colocasia gigantean. Chặt vứt ¼ phía trên và 1/5 phía dưới thu được đoạn cuống lá có sợi dai nhất. Đeo găng tay y tế để tách lấy vỏ. Bước 2: Từ vỏ Cuống lá cây Dọc Mùng Colocasia gigantean dùng kim hoặc tăm tre nhọn để lẩy tách từng sợi ra. Bước 3: Sợi thu được phơi ở nhiệt độ phòng ( khoảng 20-27 độ) Bước 4: Kiểm chứng về độ bền của vật liệu và độ an toàn với người sử dụng, thân thiện với môi trường. Các Phương pháp tạo màu cho sợi từ vỏ cuống lá cây Dọc Mùng Colocasia gigantean: Nhuộm sợi vàng bằng nghệ, Nhuộm sợi màu đỏ từ baking soda và bột nghệ, Nhuộm sợi màu đen từ bột cây lá móng, bồ kết, giấm trắng, nước cốt chanh. 4 giải Nhì gồm có:
Đề tài “Xây dựng lược đồ điện tử và trang web về Truông Bồn nhằm giáo dục truyền thống cách mạng cho thanh thiếu niên” của nhóm học sinh đến từ các trường THPT Nguyễn Sỹ Sách và THPT Phan Đăng Lưu được xây dựng với mong muốn nâng cao hiểu biết, nhận thức mọi người khi tìm hiểu về Truông Bồn một cách dễ dàng, lan tỏa và phát huy giá trị của Khu di tích lịch sử Quốc gia Truông Bồn. Qua đó, giáo dục truyền thống cách mạng trong thế hệ trẻ Nghệ An và cả nước, các bạn thêm biết ơn, tự hào về những người đã hy sinh vì quê hương và độc lập dân tộc.
Đề tài “Hỗ trợ học tốt Khoa học tự nhiên 8” của nhóm học sinh thuộc các trường THCS Quang Thành, THCS Đặng Thai Mai, THCS Hưng Dũng giúp các em học sinh học tập, củng cố kiến thức, ôn thi môn Khoa học tự nhiên 8 một cách hiệu quả. Tạo ứng dụng học tập hấp dẫn, lôi cuốn các bạn học sinh lớp 8 hứng thú học tập, rèn luyện, chinh phục kiến thức khoa học xoay quanh các chủ đề về các lĩnh vực Vật lý, Hoá học, Sinh học, kích thích nhu cầu tìm tòi và khám phá thế giới tự nhiên trong học sinh, kích thích sự yêu thích, niềm đam mê với môn học.
Đề tài “Website sức khỏe học đường tích hợp ứng dụng 3D khám phá cơ thể” của nhóm học sinh đến từ các trường THCS Hà Huy Tập, THCS thực hành sư phạm Đại học Vinh, THCS Lê Lợi, THCS Nghi Kim được thực hiện với mục tiêu tạo công cụ tiện ích giúp người dùng nhìn tổng quan các bộ phận trong cơ thể của mình thông qua hình ảnh 3D trực quan sinh động, tạo môi trường thuận lợi để học sinh hiểu rõ về chức năng của từng bộ phận trong cơ thể để từ đó có biện pháp chăm sóc, bảo vệ và luyện tập để luôn có một cơ thể khỏe mạnh ngay từ khi còn nhỏ.
Đề tài “Sức sống Điện biên – Vang vọng hào hùng” của nhóm học sinh từ các trường THCS Hưng Lộc, THCS Hưng Dũng, Tiểu học Hà Huy Tập 2, THCS Hà Huy Tập tái hiện sinh động những sự kiện, diễn biến chính của trận Điện Biên Phủ lịch sử năm 1954 – một chiến thắng vĩ đại, mang tính bước ngoặt trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam. Sức sống của Điện Biên thể hiện qua tinh thần kiên cường, bất khuất của nhân dân nơi đây, Họ đã dũng càm chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc, đánh bại những kẻ thù xâm lược. Chiến thắng Điện Biên Phủ là một mốc son chói lọi, khẳng định ý chí độc lập, tự do, khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam.
11 giải Ba gồm có:
Hệ thống cảnh báo giao thông trong ngõ nhỏ đến từ nhóm học sinh của Trường THCS, THPT Quỳ Hợp
Mô hình khu nhà tầng Quang trung – Thành phố Vinh (những năm 80 của thế kỉ XX) đến từ nhóm học sinh của các trường THPT chuyên Phan Bội Châu, THPT Hà Huy Tập, THCS Đặng Thai Mai
Website ôn thi đánh giá năng lực đến từ nhóm học sinh Trường THPT Yên Thành 3
Nhà tắm thông minh đến từ nhóm học sinh các trường THPT Hà Huy Tập, THPT chuyên Phan Bội Châu, THCS Hưng Bình
Hệ thống đóng, mở cửa cổng tự động bằng áp lực xe đên từ nhóm học sinh trường THCS Diễn Hải
Túi lọc dầu gội thảo dược đến từ nhóm học sinh trường THPT Nghi Lộc 3 và trường THCS Bến Thủy
Happy meal - hệ thống băng chuyền nhà hàng tự động tính tiền đến từ nhóm học sinh THPT Thanh Chương 3
Phần mềm gõ chữ Việt – Anh VNKey2024 đến từ học sinh trường THCS Lý Nhật Quang
Keo bẫy ruồi sinh học đến từ nhóm học sinh của các trường THPT Thái Hòa, THCS Tây Hiếu
Tăng pin hiệu suất mặt trời đến từ nhóm học sinh trường Hoa Quảng
Hệ thống cảnh báo bằng giọng nói đến từ nhóm học sinh trường THCS Hùng Mỹ