CÁC LOẠI BỆNH CÚM - CÁCH NHẬN BIẾT VÀ PHÒNG NGỪA

Thứ bảy - 19/12/2020 22:47 984 0
Có nhiều loại vi khuẩn gây nên bệnh cúm. Để tránh nhầm lẫn người dân cần được thông tin về 4 loại cúm thường được biết đến sau đây.
Cúm mùa là nhiễm trùng hô hấp do virus gây ra ở người. Bệnh cúm mùa thường không nặng, tuy nhiên có thể rất nghiêm trọng và gây tử vong ở người già và trẻ nhỏ. Các triệu chứng cúm mùa bao gồm có sốt, sổ mũi, ho, hắt hơi và đau đầu. Chủng virus lưu thông hàng năm có thể dự đoán được xảy ra theo mùa. Có thể tiêm chủng đều đặn.
Cúm gà là một loại virus cúm ở gia cầm – khác với một loại virus cúm ở người. Lây truyền từ gia cầm sang gia cầm. Đôi khi có thể lây nhiễm sang người và có thể biến thể thành một loại virus ở người.
Cúm lợn do một loại virus cúm ở lợn, khác với một loại virus cúm ở người. Hầu như chỉ lây lan từ lợn sang lợn. Đôi khi có thể lây nhiễm sang người, những ai có tiếp xúc gần với lợn và cũng có thể biến thể thành một loại virus ở người.
Cúm đại dịch có các triệu chứng tương tự như cúm mùa, tuy nhiên thường nặng và có các biến chứng nghiêm trọng hơn bởi vì cúm đại dịch do một loại virus mới gây ra, con người không thể miễn dịch để chống lại. Bùng phát dịch bệnh toàn cầu. Hiếm xảy ra nhưng tái diễn đều đặn (chu kỳ 10 – 42 năm) ảnh hưởng nhiều người và gây nhiều ca tử vong.
Những biện pháp đơn giản để phòng cúm ai cũng có thể làm được để bảo vệ mình và cộng đồng, đó là:
Rửa tay: Ngăn ngừa sự lây nhiễm bằng cách rửa tay nghiêm ngặt và thường xuyên tại tất cả các giai đoạn của một đại dịch. Cần phải rửa tay kỹ bằng xà phòng dưới vòi nước chảy để đảm bảo bàn tay sạch.
Vệ sinh hô hấp: Ngăn ngừa lây nhiễm bằng cách che miệng và mũi bằng khăn tay, hoặc khuỷu tay khi ho hoặc hắt hơi và hạn chế khạc nhổ. Đeo khẩu trang khi ra đường
Cách ly và chăm sóc người ốm tại nhà: Ngăn ngừa lây nhiễm bằng cách chọn một người chăm sóc những người ốm trong gia đình. Các thành viên trong gia đình cần dành một không gian riêng biệt cho những người ốm hoặc có triệu chứng mắc cúm hoặc ít nhất cách ly người ốm trong phòng riêng có cửa kính.
Cách ly giao tiếp xã hội: Ngăn ngừa lây nhiễm bằng cách tránh hoặc hạn chế tới các tụ điểm công cộng và đi lại du lịch, công tác… Chỉ bắt buộc đóng cửa các trường học và nơi làm việc khi có các vụ bùng phát dịch do virus tại địa phương để ngăn chặn lây lan trên diện rộng trong cộng đồng.
Những bệnh có thể lầm tưởng là bệnh cúm:
Triệu chứng của một số thông thường như viêm mũi dị ứng, viêm thận cấp tính khác gần giống với bệnh cụm. Nếu không chuẩn đoán và phát hiện kịp thời có thể gây cho bệnh thêm trầm trọng.
Đối với nhiều người thì ho, chảy nước mũi, hắt hơi… là triệu chứng cúm nhẹ, uống một loại thuốc sẽ khiến những triệu chứng biến mất. Nhưng đối với một số người, các triệu chứng này có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống của họ. Họ vô tình không biết rằng triệu chứng sớm của một số bệnh khác, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng, viêm thận cấp tính… cũng tương tự như bệnh cúm. Nếu không xác định cẩn thận thì những điều trị cho bệnh về sau sẽ chậm trễ. Bạn cần phải cảnh giác để xác định 6 loại bệnh có triệu chứng ban đầu gần tương tự bệnh cúm như dưới đây.
1. Viêm mũi dị ứng
Bệnh nhân viêm mũi dị ứng sẽ có các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi và các triệu chứng giống khác tương tự như cúm, kèm theo sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu. So với cảm lạnh, những bệnh nhân bị triệu chứng dị ứng ở mũi nặng hơn, chảy nước mũi và ngứa mũi cũng nghiêm trọng trong thời gian dài, đôi khi thậm chí kéo dài tới một hoặc hai tháng.
 Viêm mũi dị ứng và cảm cúm thông thường không phải là khó khăn để phân biệt. Nguyên nhân dẫn đến cả hai bệnh là khác nhau, cảm cúm là do virus, trong khi đó viêm mũi dị ứng lại do phấn hoa, bào tử nấm và chất gây dị ứng khác gây ra. Thứ hai, các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường không sốt, không đau nhức cơ thể và các triệu chứng khác mà chỉ hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi, nhiễm trùng đường hô hấp trên. Một số bệnh nhân sẽ xuất hiện thêm triệu chứng ngứa mắt, chảy nước mắt, tức ngực, thở khó… Phân biệt được điều này, tự bản thân người bệnh cũng có thể tự phán đoán dễ dàng để trao đổi với bác sỹ, từ đó giúp bác sỹ chẩn đoán bệnh chẩn xác hơn.
2. Viêm phổi thùy và tiểu thùy
Viêm phổi thùy và tiểu thùy chủ yếu là do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae (một “thành viên” phổ biến của hệ vi khuẩn vùng hầu họng). Người bệnh sẽ có sốt cao, ho, ớn lạnh và các triệu chứng giống như cúm khác. Bệnh thường xảy ở người trẻ, giai đoạn đầu của bệnh thường có ho, đờm và các triệu chứng sốt gần tương tự cảm lạnh.
Một đặc điểm quan trong của bệnh nhân viêm phổi thùy là sốt, và khi chụp X-quang sẽ nhìn thấy phổi có sự thay đổi rất rõ ràng. Ớn lạnh, mệt mỏi, say rượu, mưa là nguyên nhân gây cảm lạnh, đồng thời cũng có thể gây viêm phổi thùy. Vì vậy, cần tránh tiếp với lạnh và mệt mỏi là một biện pháp phòng ngừa rất hiệu quả.
3. Viêm thận cấp tính
Trước khi bị viêm đường hô hấp trên và bệnh viêm amidan, bệnh nhân thường có biểu hiện như đau họng, chảy nước mũi, nghẹt mũi và sốt. Những triệu chứng này dễ khiến cho người bệnh bị chẩn đoán nhầm là bệnh cúm. Thống kê cho thấy hầu hết bệnh nhân bị viêm thận cấp tính, đặc biệt là trẻ em, trong giai đoạn đầu về cơ bản không thể phân biệt với cảm lạnh.
Các chuyên gia sức khỏe nói rằng, một tỷ lệ đáng kể của viêm thận cấp tính gây ra bởi nhiễm trùng đường hô hấp trên, đó là một điều ít ai ngờ đến. Nhưng một vài ngày hoặc một tuần sau khi có các triệu chứng, bạn sẽ cảm thấy chán ăn, mệt mỏi, yếu, buồn nôn, phù nề trên cơ thể và khuôn mặt, thiểu năng niệu và các hiện tượng khác… tốt hơn hết, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra nước tiểu.
4. Preleukemia (Bệnh bạch cầu cấp tính)
Sốt kéo dài từ hai tuần đến một tháng mà không đỡ là biểu hiện mà nhiều bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu gặp phải. Tuy nhiên, nguy hiểm là triệu chứng này thường bị bỏ qua. Các chuyên gia lâm sàng nhận định, thực sự có nhiều bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu do sốt được phát hiện khi tìm đến điều trị. Khi các tế bào bạch cầu trong cơ thể gia tăng, sức đề kháng bị giảm nhiều lần sẽ khiến cơ thể bị sốt.
Nếu đó là bệnh bạch cầu cấp tính, thì ngoài sốt sẽ xuất hiện đau xương ức, chảy máu, nhiều người còn có triệu chứng xuất huyết và các hiện tượng nghiêm trọng khác nên dễ dàng xác định. Đối với bệnh bạch cầu mãn tính, kết quả của một thời gian dài sau khi khởi phát, khi kiểm tra phát hiện thấy độ cao bất thường của các tế bào lympho, hoặc sờ thấy hạch to thì bạn cần ngay lập tức đến bệnh viện huyết học.
5. Bệnh thấp khớp
Nhiều bệnh thấp khớp thường xảy ra sau khi bị cảm cúm thông thường, kèm theo sự xuất hiện của đau khớp và sưng kéo dài. Nếu thiếu sự điều trị thích hợp, nó có thể gây ra van tim thứ phát do bệnh thấp tim. Vì vậy, bạn cần phải đặc biệt chú ý. Khi bị lạnh chân tay, đau khớp và sưng kéo dài không rõ nguyên nhân, bạn cần nghĩ tới khả năng của bệnh thấp khớp cấp.
6. Nhóm bệnh đường hô hấp
Nhiều bệnh đường hô hấp trong giai đoạn đầu có biểu hiện cấp tính giống như cảm cúm. Ngoài viêm màng não, viêm não, sởi, quai bị, thủy đậu, sốt xuất huyết, 6 bệnh truyền nhiễm cấp tính đó có một đặc điểm chung, được truyền qua không khí do một loại virus hay vi khuẩn. Đầu tiên nó xâm nhập vào khoang mũi của con người, sau đó dọc theo cổ họng, khí quản và các bộ phận khác của các cơ quan hô hấp và sinh bệnh.
Mặc dù virus cũng gây cảm lạnh, nhưng thời gian ủ bệnh, hiệu suất của chúng là như nhau nên khởi đầu (trong 12 ngày đầu tiên) rất khó khăn để phân biệt. Vì vậy, bạn cần có sự trao đổi cặn kẽ, chi tiết với bác sỹ để họ có thể nắm bắt chính xác tình trạng bênh. Khi tìm thấy các triệu chứng khác biệt với cảm lạnh, bạn sẽ được điều trị y tế kịp thời.

Tác giả bài viết: TH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây