Giúp đồng bào phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 17/11/2023 03:36 197 0
Đó là chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao cho Vụ Văn hóa dân tộc phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức xây dựng, nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú gắn với xây dựng nông thôn mới.
Giúp đồng bào phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Trích đoạn nghi lễ "Tra hạt làm lễ Cầu mưa" của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Các hoạt động trong chương trình này sẽ góp phần xây dựng, nhân rộng các mô hình hiệu quả về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc gắn với phát triển du lịch cộng đồng nhằm tạo ra nguồn thu nhập cho người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Bên cạnh đó, mô hình cũng sẽ phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư của nhà nước, xã hội và cộng đồng vào bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, cộng đồng, dân tộc trong phong trào xây dựng nông thôn mới.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nêu rõ: Việc xây dựng mô hình về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống phải phù hợp với đời sống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương; gắn kết các hoạt động bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, du lịch địa phương. Các bên liên quan cần tiến hành khảo sát, đánh giá kết quả hoạt động các mô hình hiệu quả về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú trong phong trào xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Điện Biên.
Theo đó, cơ quan chức năng sẽ tiến hành tập huấn về nâng cao năng lực bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú gắn với xây dựng nông thôn mới, gồm 4 chuyên đề tại thành phố Điện Biên Phủ. Đó là: Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay; khái quát về văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên và nhiệm vụ trọng tâm trong công tác bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc thời gian tới; giá trị bộ trang phục truyền thống của người Khơ Mú trong đời sống tộc người; những thách thức trong việc giữ gìn trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số trong xu thế hội nhập và phát triển. Sẽ có 70 học viên người dân tộc Khơ Mú tham gia hoạt động này.
Cùng với đó là hoạt động hướng dẫn thực hành, truyền dạy kỹ thuật bung, se sợi, dệt, may, thêu, trang trí họa tiết trên trang phục truyền thống dân tộc Khơ Mú; tuyên tuyền, giới thiệu, quảng bá mô hình tiêu biểu về công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống,...
Kinh phí thực hiện chương trình trích từ nguồn kinh phí thường xuyên thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022 chuyển sang năm 2023 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch..

Tác giả bài viết: PVTH

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây