Bàn giải pháp phát triển liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP Nghệ An

Thứ bảy - 12/10/2024 11:16 64 0
Bàn giải pháp phát triển liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP Nghệ An
Sản phẩm OCOP của Nghệ An phải đáp ứng được các nhóm tiêu chí đánh giá gồm sức mạnh cộng đồng, khả năng tiếp thị, chất lượng sản phẩm.
Còn khó khăn trong tìm kiếm, mở rộng thị trường
Triển khai Quyết định số 919/QĐ-TTg ngày 01/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021- 2025, tính đến nay cả nước đã có gần 11.000 sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 sao trở lên. Đáng chú ý, trong đó có tới 42 sản phẩm đạt 5 sao, nhiều sản phẩm đã trở thành quà tặng cấp quốc gia, có chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước. 63/63 tỉnh, thành phố đã xây dựng và phê duyệt thành công đề án chương trình OCOP.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành sổ tay hướng dẫn, bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm OCOP, đồng thời tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn và hỗ trợ xây dựng mạng lưới tư vấn hỗ trợ tại 63 tỉnh, thành phố.
Đến nay, tỉnh Nghệ An đã có 567 sản phẩm OCOP đạt hạng 3 sao trở lên, trong đó có 1 sản phẩm đạt hạng 5 sao, 37 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 529 sản phẩm đạt hạng 3 sao (có 11 điểm du lịch nông thôn). Toàn tỉnh có 110 hợp tác xã, 59 công ty cổ phần, doanh nghiệp, 55 tổ hợp tác và 122 hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP.

Tuy nhiên, phát triển sản phẩm OCOP vẫn còn gặp không ít khó khăn. Nhiều sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh nhưng chưa được khai thác và đăng ký tham gia. Khá nhiều chủ thể và sản phẩm hết thời hạn công nhận OCOP không tham gia đánh giá, phân hạng lạiolume00:00/01:00[ TRUVID ] VIETNASTruvidfullScreen
Nhiều sản phẩm OCOP vẫn còn gặp khó khăn trong tìm kiếm, mở rộng thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu. Sản phẩm OCOP tham gia các chuỗi bán lẻ hiện đại, siêu thị còn ít, rất hiếm sản phẩm xuất khẩu được ra các thị trường lớn như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Bên cạnh đó, các địa phương chưa thực sự chú trọng trong việc hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu, truy xuất nguồn gốc... để đảm bảo số lượng, chất lượng đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Theo quy định, để nâng hạng sản phẩm từ 3 sao lên 4 sao, chủ thể cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn như xúc tiến thương mại gắn với chỉ dẫn địa lý, liên kết chuỗi, khả năng tiếp cận thị trường, nguồn gốc ý tưởng sản phẩm...
Những yêu cầu này không dễ thực hiện với các chủ thể, bởi phần lớn các sản phẩm OCOP của tỉnh có nét tương đồng, sản xuất theo quy mô nhỏ, chủ yếu là tiêu thụ tự do trên thị trường. Đối với các sản phẩm OCOP từ 4 sao muốn nâng lên chất lượng 5 sao lại càng khó khăn hơn, ngoài các tiêu chuẩn của 4 sao, còn phải có thị trường xuất khẩu thường xuyên.
Trên thực tế, hầu hết chủ thể sản xuất sản phẩm OCOP của tỉnh đều có quy mô nhỏ nên việc đầu tư, nâng cấp dây chuyền, máy móc mở rộng sản xuất theo chuẩn hàng hóa cần nguồn kinh phí tương đối lớn. Các hợp tác xã hiện nay đa phần là thực hiện các dịch vụ đầu vào cho thành viên, tổ chức sản xuất theo thời vụ, chưa có nhiều hợp tác xã tổ chức các hoạt động sản xuất, chế biến sản phẩm chuyên ngành. Việc phát triển liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP vẫn còn là một thách thức với tỉnh Nghệ An.
Đẩy mạnh liên kết chuỗi giá trị
Sáng 27/6, tại thành phố Vinh, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức hội thảo “Phát triển liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An năm 2024”.
Hội thảo được tổ chức nhằm bàn giải pháp nâng tầm sản phẩm OCOP theo liên kết chuỗi giá trị, các sản phẩm OCOP của Nghệ An phải đáp ứng được các nhóm tiêu chí đánh giá gồm sức mạnh cộng đồng, khả năng tiếp thị, chất lượng sản phẩm.
Tại hội thảo, các đại biểu, nhà khoa học, các chuyên gia và các thành viên trực tiếp là chủ thể trong chuỗi giá trị đã tham gia tham luận, thảo luận một cách cởi mở, thẳng thắn và trách nhiệm, từ đó đề ra phương hướng và các giải pháp phù hợp trong thời gian tới nhằm phát huy hết tiềm năng, lợi thế để phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Nghệ An bền vững và hiệu quả.
Có lợi thế là địa phương đứng đầu cả nước về diện tích, Nghệ An là một trong những tỉnh đi đầu cả nước về phát triển sản phẩm OCOP, đứng thứ 2 về số lượng sản phẩm OCOP.
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng: Tỉnh Nghệ An có đầy đủ các vùng miền, thuận lợi cho sự phát triển đa dạng sản phẩm, như vùng miền núi có thể phát triển các sản phẩm về lâm nghiệp, vùng trung du phát triển về sản phẩm trái cây và nguyên liệu, vùng đồng bằng với các sản phẩm cây trồng, vật nuôi đảm bảo an ninh lương thực, vùng biển nuôi trồng thuỷ sản và du lịch.
“Phải phát huy lợi thế, điều kiện cụ thể từng vùng, xác định vùng nào trồng cây gì, nuôi con gì phù hợp và hiệu quả để có giải pháp phát triển phù hợp và hiệu quả. Đồng thời làm tốt vấn đề liên kết, trong đó phải có liên kết từ từng lĩnh vực, từ đó sẽ tạo liên kết theo chuỗi giá trị. Cần nhận biết rõ sản phẩm OCOP là gì, có giá trị như thế nào để từ đó có giải pháp phát triển phù hợp, phát triển sản phẩm OCOP, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu phát triển kinh tế nông thôn”, đồng chí Trần Thanh Nam nhấn mạnh.
Phát biểu kết luận hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Đệ mong muốn tiếp tục nhận được các ý kiến từ phía các chuyên gia, các chủ thể tham gia trực tiếp nhằm tìm ra những giải pháp cụ thể, tầm nhìn đột phá mang tính chiến lược nhằm đưa các sản phẩm OCOP, các sản phẩm chủ lực của Nghệ An chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước một cách hiệu quả hơn.
Lãnh đạo UBND tỉnh cũng đề nghị các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ để tiếp tục tham mưu, đề xuất với tỉnh, các bộ ngành trung ương về các chủ trương, giải pháp phù hợp để tập trung tăng cường hoạt động phát triển liên kết chuỗi giá trị và tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Tác giả bài viết: Phú Hương -BNA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây